Thảo luận kết quả bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính sách tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57)

tiền tệ tác động đến tăng trưởng tín dụng tại hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới đã trình bày trong chương 1 tạo cơ sở lý luận về sự tồn tại sự tác động của CSTT tới tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng. CSTT tác động đến nền kinh tế bằng cách tăng hoặc giảm cung tiền vào nền kinh tế thực và đặc điểm khác nhau của từng ngân hàng dẫn đến phản ứng khác nhau của cung tín dụng ngân hàng khi CSTT thay đổi. Kết quả phân tích thực nghiệm tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012 qua mơ hình GMM cũng cho kết quả tương tự:

- Có sự tồn tại tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam hay tốc độ tăng trưởng tín dụng biến động theo sự thay đổi CSTT. CSTT ổn định và mở rộng (giai đoạn từ năm 2005 đến 2007 và 2009) làm dư nợ tín dụng tăng trưởng với tốc độ cao (lên tới 53,89% trong năm 2007), CSTT thắt chặt (năm 2011,2012) làm dư nợ tăng trưởng chậm lại (còn 8.91% trong năm 2012).

Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012:

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) 31.04% 25.44% 53.89% 25.43% 37.53% 31.19% 14.45% 8.91%

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Tuy nhiên trong mơ hình, biến lãi suất chiết khấu (đại diện cho CSTT) lại có hệ số khá nhỏ, tức là lãi suất chiết khấu có tác động nhưng tác động khơng mạnh đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nguyên nhân là do đa phần các ngân hàng sử dụng khoản vay chiết khấu để giải quyết tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các NHTM ngồi việc phải duy trì tiền mặt khơng thể ảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh

cầu phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng, điều này khiến các NHTM sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay khơng vì buộc phải tính tốn giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan nếu bị thanh khoản bị giảm, từ đó làm giảm cung tín dụng. Tuy vậy, tại Việt Nam trừ giai đoạn lạm phát cao năm 2008, lãi suất chiết khấu luôn ở mức thấp hơn nhiều so với mức thấp hơn nhiều so với mức lãi suất huy động lẫn cho vay của hệ thống ngân hàng nên đã hình thành thực trạng một số ngân hàng tìm mọi cách tận dụng nguồn vốn vay từ phía NHNN để cho vay lại với nền kinh tế. Do thị trường vốn trung và dài hạn kém phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng từ phía các ngân hàng nên ngành Ngân hàng có vai trị quan trọng và vị thế hơn hẳn đối với các khách hàng. Vì vậy, khi NHNN tăng lãi suất chiết khấu để hạn chế mở rộng tín dụng thì các ngân hàng vẫn có khả năng tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng nhằm đảm bảo mức sinh lời yêu cầu.

- Mơ hình cho thấy quy mơ tài sản của NHTM có tác động đến sự ảnh hưởng của CSTT đến tăng trưởng tín dụng tại NHTM Việt Nam (mối tương quan dương), điều này có thể giải thích là do các ngân hàng lớn hơn có thể huy động vốn thông qua phát hành các công cụ khác nhau ra thị trường (như chứng chỉ tiền gửi) để bảo vệ cung tín dụng khỏi sự thắt chặt của CSTT. Tuy nhiên đặc điểm quy mơ khơng có ảnh hưởng nhiều vì trong giai đoạn từ năm 2005-2012 là giai đoạn phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam, quy mô của các Ngân hàng không ngừng mở rộng và tăng lên qua các năm. Nhưng NHNN Việt Nam khi thực thi CSTT luôn đặt ra giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các NHTM, do đó gần như tăng trưởng tín dụng và tổng tài sản như khơng có tương quan mạnh.

Bảng 2.7: Giới hạn tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam trong năm 2005-2012:

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Giới hạn tăng trưởng tín dụng

(%)

25 18-20 17-21 30 21-23 25 20 15-17

- Biến vốn (đại diện cho vốn chủ sở hữu) có tác động dương lên sự tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên ở mức ý nghĩa 10%. Có nghĩa là những NHTM có nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản càng cao sẽ càng có khả năng hấp thu sự thay đổi của CSTT nhưng trong giai đoạn nghiên cứu từ 2005-2012 tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu của các NHTM rất thấp so với tốc độ tăng trưởng của tín dụng, do đó dường như tăng trưởng tín dụng và vốn khơng có tương quan mạnh.

- Đặc điểm thanh khoản cũng có tác động dương lên sự tăng trưởng tín dụng và là đặc điểm có vai trị quan trọng, có ảnh hưởng mạnh nhất tạo nên sự khác biệt giữa các NHTM trong quá trình tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng. Khi NHTM có nhiều tài sản thanh khoản hơn sẽ giúp ngân hàng giảm bớt sự cần thiết phải điều chỉnh danh mục tín dụng, giảm dư nợ nhờ vào nguồn tiền mặt và chứng khoán kinh doanh…nếu CSTT thắt chặt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân tích thực trạng về tác động của chính sách tiền tệ tác động đến tăng trưởng tín dụng các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2012 đã cho chúng ta thấy sự tác động của chính sách tiền tệ tới tăng trưởng tín dụng ngân hàng: giai đoạn từ năm 2005 đến đầu năm 2007, CSTT theo hướng ổn định để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng theo hướng an tồn hiệu quả; giai đoạn sau từ giữa năm 2007 đến cuối năm 2012 (trừ năm 2009), CSTT theo hướng thắt chặt nhằm giảm cung tiền để kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này bị siết chặt lại, NHNN thực hiện các giải pháp kiểm sốt tín dụng, khống chế dư nợ cho vay; riêng năm 2009, NHNN điều hành CSTT theo hướng nới lỏng thận trọng nhằm hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng tín dụng hiệu quả, khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới. Kết quả chạy mơ hình định lượng cũng cho chúng ta kết quả tương tự về tác động của CSTT tới tăng trưởng tín dụng trong thời gian này, tuy nhiên tác động của CSTT thơng qua cơng cụ lãi suất có tác động yếu tới dư nợ tín dụng ngân hàng do các hạn chế trong điều hành CSTT trong thời gian qua còn nặng về các biên pháp hành chính, chưa diễn ra đúng theo quy luật cung cầu. Ngoài ra kết quả phân tích định lượng cịn cho kết luận về tác động của CSTT tới tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng khác nhau do sự khác biệt về đặc điểm quy mơ, vốn, tính thanh khoản, trong đó đặc điểm thanh khoản là yếu tố quan trọng tạo nên phản ứng khác nhau của các ngân hàng khi bị CSTT tác động.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GỢI Ý HỒN THIỆN CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và định hướng trong năm 2014-2015:

Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng. Đây cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mơ kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay.

Hệ thống Ngân hàng Thương mại ngay từ quý IV/2011 lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh khoản của một nhóm Ngân hàng yếu. Nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng về bất động sản và cung cấp tín dụng tập trung vào một nhóm tập đồn kinh tế, kể cả khu vực tư nhân làm tăng tính rủi ro của tín dụng và sự kém hiệu quả trong việc phân bố nguồn lực tài chính. Năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp (DN) ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm. Từ quý II/2012 nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động, nhưng ngân hàng khơng tăng được tín dụng. Nợ xấu đã kiềm hãm tốc độ tăng trưởng tín dụng; niềm tin thị trường giảm sút; DN thiếu phương hướng hoạt động. Một bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa kéo dài cả năm 2012. Ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ đã chủ trương tiếp tục tập trung các giải pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, chính sách tiền tệ tập trung vào mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá; đồng thời tập trung xử lý thanh khoản của Ngân hàng Thương mại thông qua việc đưa thêm tiền cho hệ thống bằng các công cụ của Ngân hàng Nhà nước. Hệ thống Ngân hàng Thương mại đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết tín dụng cho DN trong một số lĩnh vực cơng

nghiệp, xuất khẩu, nông nghiệp…, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

Bước vào năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản nền kinh tế đang đối diện với 4 thách thức ngắn hạn như sau :

Thứ nhất,nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm.

Thứ hai, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dịng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế khơng hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn cịn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn cịn khó khăn, nhất là DN vừa và nhỏ.

Thứ ba, khả năng kéo giảm lãi suất cho vay khơng nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của DN, do hoạt động kém hiệu quả của DN lẫn hệ thống ngân hàng thương mại. Lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, đặc biệt là lãi suất vay trung - dài hạn, điều này sẽ khơng kích thích được các DN đang có thị trường mở rộng đầu tư và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với những DN đang nỗ lực phục hồi sản xuất.

Thứ tư, thanh khoản của thị trường bất động sản khó được cải thiện. Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết quả đáng kể. Một khi thanh khoản của thị trường bất động sản chưa cải thiện, thì việc xử lý nợ xấu của Ngân hàng Thương mại cũng sẽ khó khăn.

Cộng với đó là, trong năm 2013 tình hình kinh tế thế giới cịn diễn biến phúc tạp, có tác động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế Việt Nam. Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ chậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn cịn tiếp tục khó khăn: Khu vực FDI giữ được lợi thế tăng trưởng, nhưng khơng có sự đột biến trong năm 2014; Nông nghiệp đã đạt đến đỉnh tăng trưởng do chưa thay đổi về cơ cấu, nên khó có khả năng tăng trưởng cao hơn

năm 2013; Khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng khá hơn năm 2013, nhưng chưa có khả năng thúc đẩy cả nền kinh tế. Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế năm 2014 vẫn tốt hơn hai năm 2012-2013. Do đó, có thể dự báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%. Nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mơ, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin của thị trường.

3.2. Định hướng điều hành CSTT năm 2014 - 2015

Mặc dù đã đạt được kết quả tích cực trên nhiều mặt, song trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và khó lường; kinh tế trong nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn. Do đó, cơng tác điều hành CSTT năm 2014-2015 vẫn tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức cần phải được xử lý trong thời gian tới.

Trước tiên là những thách thức đến từ diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới: Trong năm 2014, mặc dù kinh tế thế giới dự báo đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt là sự hồi phục của các nền kinh tế đầu tàu. Tuy nhiên, những thách thức lớn của kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng chưa được giải quyết một cách bền vững, cụ thể như tỷ lệ thất nghiệp vẫn cịn cao, chính sách nợ cơng tại một số quốc gia vẫn chưa được thống nhất, các gói nới lỏng định lượng vẫn tiếp tục được duy trì, rủi ro vẫn cịn tiềm ẩn trên phần lớn các thị trường, bất ổn chính trị - xã hội và tình hình thiên tai diễn biến phức tạp... Điều đó có thể tác động bất lợi đến hoạt động thương mại trong nước, đến sự dịch chuyển của các dịng vốn đầu tư... nên vẫn có thể tạo ra những áp lực đối với cơng tác quản lý ngoại hối, đặc biệt khi các nền kinh tế mới nổi tập trung phát triển với cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiếp tục hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác quốc tế song phương và đa phương mà trước mắt là Hiệp định đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), có thể dẫn đến những thay đổi cần thiết trong quan điểm, nguyên tắc điều hành các chính sách quản lý kinh tế.

Tiếp đến là những thách thức đến từ diễn biến kinh tế trong nước: Kinh tế vĩ mơ có những dấu hiệu tích cực, song chuyển biến còn chậm, chưa ổn định, vững chắc. Tăng trưởng tiềm năng của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần, tăng trưởng kinh tế trong hai năm trở lại đây chủ yếu dựa vào xuất khẩu trong khi nhu cầu trong nước phục hồi chậm, sức mua cịn yếu, lạm phát tuy đã được kiểm sốt nhưng còn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao trở lại… Bên cạnh đó, dịng vốn tín dụng cịn chưa thơng suốt, nợ xấu cịn ở mức cao (biểu đồ 2.6), khó khăn của thị trường bất động sản chưa thể giải quyết và đặc biệt là áp lực bội chi ngân sách ngày càng lớn,… đã trở thành những thách thức lớn cho công tác điều hành CSTT trong năm 2014-2015 nói chung và đặc biệt là sẽ tạo ra áp lực trong cơng tác quản lý tín dụng của NHNN. Những thách thức này sẽ buộc NHNN phải theo đuổi cùng một lúc nhiều mục tiêu trong q trình điều hành chính sách, đặc biệt là việc phải tập trung theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong khi khả năng hỗ trợ của chính sách tài khóa ngày càng yếu đã tạo ra nhiều khó khăn cho NHNN trong việc theo đuổi mục tiêu quan trọng nhất của CSTT là ổn định giá cả, thể hiện ở mức lạm phát thấp và ổn định trong trung và dài hạn.

Biểu đồ 2.6:Tình hình nợ xấu các TCTD giai đoạn 2005 - T9/2013

Nguồn: NHNN Việt Nam

Cuối cùng là những thách thức của quá trình tái cấu trúc: Trong hai năm vừa qua, mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu trong việc thực hiện chương trình tái cấu

0.00% 0.70% 1.40% 2.10% 2.80% 3.50% 4.20% 4.90% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 T9/ 2013 Nợ xấu/Tổng dư nợ (%)

khăn trước mắt. Còn những vấn đề cốt lõi của chương trình tái cấu trúc như giải quyết triệt để nợ xấu, tăng cường năng lực quản trị điều hành sau tái cơ cấu, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là khắc phục vấn đề sở hữu chéo vẫn đang trong thời gian khởi động… chưa thật sự dẫn đễn những thay đổi về chất. Bên cạnh đó, khn khổ pháp lý cho việc tái cơ cấu các TCTD chưa được hoàn thiện, đặc biệt là cơ chế mua bán nợ xấu, quy chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)