Nhóm giải pháp nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 67)

3.3. Một số giải pháp

3.3.1.1. Nhóm giải pháp nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi

- Việc hoạch định CSTT cũng như các cơng cụ của CSTT cần đặt nó trong một chỉnh thể thống nhất có tính đến sự linh hoạt của thị trường. CSTT cần được độc lập với các chính sách tài chính và đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mơ của nhà nước.

- Hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất, làm biến dạng sự vận động của lãi suất để đảm bảo lãi suất trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường, giúp cho các chủ thể tham gia thị trường có thể dự báo, đưa ra các giải pháp phù hợp.

- NHNN cần tăng cường năng lực dự báo kinh tế và sớm đưa ra các giải pháp điều tiết mang tính đón đầu để tránh các cú sốc về lãi suất, gây tổn thương cho các chủ thể trong nền kinh tế. tăng cường cơ chế thông tin đại chúng về các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ. Thực tế cho thấy, những biến động của thị trường tiền tệ, đặc biệt là diễn biến tỷ giá ngoại tệ chịu sự tác động khá lớn của yếu tố tâm lý. Vì vậy, thời gian tới NHNN cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin đại chúng, định hướng dư luận,… Nên xem xét chủ động và định kỳ công bố thông tin về dự trữ ngoại hối như các quốc gia khác vẫn làm.

- NHNN cần tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm các sai phạm trong việc thực hiện các quy định liên quan đến chính sách tiền tệ: vi phạm về biên độ tỷ giá, về trần lãi suất, trong cho vay hỗ trợ lãi suất, vi phạm của các đại lý thu đổi ngoại tệ,…Thời gian qua công tác này đã được NHNN hết sức chú trọng. Tuy nhiên để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các NHTM và đặc biệt là để các cơng cụ của chính sách tiền tệ thực sự phát huy tác dụng tích cực, cần phải xiết chặt hơn các chế tài đi đôi với tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng cũng như phát huy cơ chế giám sát chéo, cơ chế giám sát của cộng đồng, công luận,…

- NHNN nên theo dõi phân chia các nhóm NHTM theo tiêu chí: vốn, quy mơ, thanh khoản để xác định các công cụ thực thi CSTT phù hợp. NHNN có thể xác định lãi suất huy động bình qn cho các nhóm ngân hàng này dựa trên cơ cấu nguồn tiền của các ngân hàng đại diện mỗi nhóm, với nguồn thu chính là tiền gửi tiết kiệm dài hạn và tiền gửi thanh toán. Điều hành lãi suất cho vay dựa trên lãi suất huy động bình quân sẽ hạn chế tình trạng các ngân hàng cho vay khơng dựa trên lãi suất huy động và tình trạng lãi suất cho vay bị đẩy lên cao.

- NHNN với vai trò là cơ quan quản lý và thực thi CSTT, việc xác định khả năng hấp thụ và phản ứng của từng nhóm ngân hàng là rất cần thiết, NHNN cần xác định đặc điểm, khả năng của từng nhóm ngân hàng mà áp dụng các công cụ CSTT sao cho phù hợp nhất. Không nên áp dụng một biện pháp của CSTT cho tất cả các NHTM, vì

như vậy sẽ gây khó khăn cho các NHTM nhỏ, vốn ít, tài sản có tính thanh khoản thấp sẽ khó có khả năng phản ứng tốt trước các cú sốc của CSTT.

- NHNN nên tiếp tục quá trình nâng cao năng lực tài chính của các NHTM để đảm bảo yếu tố vốn đủ lớn, điều này sẽ giúp các NHTM giảm bớt thiệt hại khi gặp các cú sốc vĩ mô hơn trong hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến tăng trưởng tín dụng các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)