Công cụ quản trị vốn huy động tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 28 - 30)

1.2 QUẢN TRỊ VỐN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NHTM

1.2.7 Công cụ quản trị vốn huy động tiền gửi

1.2.7.1 Lãi suất

Lãi suất luôn được coi là một trong những cân nhắc quan trọng trong việc

giải thích hành vi gửi tiền của cá nhân bởi lãi chính là khoản thu nhập mà khách hàng sẽ có khi cho ngân hàng sử dụng vốn của họ, tuy nhiên đối với ngân hàng đây

lại là một phần chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để được sử dụng số vốn đó. Lãi

suất càng cao sẽ càng thu hút được nhiều vốn hơn. Nhưng vấn đề cần phải bàn đến

là lãi suất huy động của ngân hàng là cơ sở để định lãi cho vay, lãi suất cho vay

càng cao thì hoạt động tài trợ của ngân hàng sẽ bị hạn chế. Để đảm bảo hoạt động

kinh doanh của ngân hàng có lãi, các ngân hàng thường rất thận trọng trong việc

tính tốn giữa lãi suất huy động và cho vay đảm bảo một cách hợp lý. Mức lãi vừa

có thể cạnh tranh, vừa huy động được vốn mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến các

hoạt động khác của ngân hàng.

Ngoài ra, khi lãi suất tăng, người gửi tiền sẽ rút vốn để gửi vào những nơi có thu nhập cao. Nhiều người vay tiền có thể sẽ dừng các yêu cầu xin vay mới, tăng cường rút vốn từ hạn mức tín dụng lãi suất thấp. Như vậy, những thay đổi trong lãi

suất tác động đồng thời cả nhu cầu gửi tiền và nhu cầu vay vốn và cả hai điều này

đều gây ra những tác động rất lớn tới trạng thái thanh khoản của ngân hàng. (Peter S

Rose, trang 417)

1.2.7.2 Phí

Phí là một trong những cơng cụ khá quan trọng trong việc quản trị vốn huy

động tiền gửi. Phí thực hiện các giao dịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức lãi

suất cho vay và tiết kiệm của mỗi quốc gia, cũng như giá trị của giao dịch và số lượng các kênh tiếp cận nguồn tiền gửi mà tổ chức tài chính đó cung cấp.

Các khoản phí có thể được tính theo từng khoản mục giao dịch hoặc tính

theo tỷ lệ cố định cho một số lượng giao dịch nhất định nào đó.

Việc giảm hoặc miễn phí đối với một số khách hàng đặc biệt có ý nghĩa rất

quan trọng: khách sẽ cảm thấy mình được quan tâm hơn, ưu ái hơn làm tăng động

cơ gửi tiền nơi khách hàng.

1.2.7.3 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

Đây cũng là công cụ của chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu điều tiết, tăng

giảm lượng cung tiền cung ứng trong lưu thơng, đồng thời có tác dụng đảm bảo khả năng thanh toán nhất định cho tổ chức tín dụng. Trong cùng một thời kỳ cụ thể, tỷ lệ DTBB được phân định ở mức độ cao thấp khác nhau tùy thuộc vào loại kỳ hạn của tiền gửi. Nếu tỷ lệ này cao, ngân hàng sẽ khơng mở rộng loại hình tiền gửi vì chi phí rất cao.

1.2.7.4 Cơng nghệ kỹ thuật:

Trong thời buổi phát triển như hiện nay, cơng nghệ chính là cơng cụ cần thiết cho công tác quản trị ngân hàng. Công nghệ kỹ thuật tiên tiến giúp ngân hàng có thể kiểm sốt, phịng ngừa các rủi ro xảy ra. Ngồi ra, ngân hàng cần khơng ngừng thay

đổi phát triển: cải tiến, nâng cấp các thiết bị, phương tiện, thay thế máy móc thiết bị

cũ bằng các máy móc tiên tiến, hiện đại nhằm đảm bảo cho việc thanh tốn được

nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, hoàn thiện và phát triển mạng lưới huy động

gồm mạng lưới truyền thống (các phòng giao dịch, chi nhánh,…) và các mạng lưới hiện đại (ATM, thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng…) giúp tăng trưởng vốn huy động tiền gửi. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống công nghệ phải đi đôi với sự an toàn và tiện lợi của khách hàng.

1.2.7.5 Quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi:

Ngân hàng cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo. Sức mạnh của các bài viết, quảng cáo và tài trợ có thể giúp ngân hàng tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới. Các chương trình khuyến mãi cũng là một cơng cụ chính trong

bộ cơng cụ này. Việc tổ chức các chương trình khuyến mãi đơn giản, hấp dẫn, dễ

chia sẻ nhất và phù hợp với từng loại đối tượng khách hàng dễ tạo ra sự phấn khích cho người dùng xoay quanh thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)