2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt
động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam) ra đời từ Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 của Chính
Phủ. Vietcombank đảm nhận các nhiệm vụ chủ yếu như kinh doanh ngoại hối,
thanh tốn quốc tế, tín dụng quốc tế, cho vay ngoại thương, tham gia quản lý ngoại hối, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa với nước ngồi.
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực
hiện thí điểm cổ phần hóa, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một
Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ
phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày
30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khốn VCB) chính thức được niêm
yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
VCB ngày nay không chỉ phục vụ kinh tế đối ngoại mà đã trở thành một
ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính
trong lĩnh vực thương mại quốc tế; các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án cũng như các dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
VCB hiện có trên 13.560 cán bộ nhân viên với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngồi nước, gồm 1 Hội sở chính, 1 Sở Giao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 300 phịng giao dịch trên tồn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngồi, 1 văn
có hệ thống Autobank với 1.835 ATM, 32.178 điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên
toàn quốc và được hỗ trợ bởi hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia.
Hình 2.1: Mơ hình quản trị của VCB tại thời điểm 31/12/2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2012 của VCB)
Những dấu mốc phát triển
Ngày 26/12/2007 phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng với hơn 112
triệu cổ phiếu được bán cho gần 9000 nhà đầu tư với mức giá bình quân thực tế là 107,6 ngàn đồng.
Ngày 02/6/2008 VCB đã chính thức chuyển đổi thành NHTM cổ phần. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu VCB (mã chứng khốn VCB) đã chính thức được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Tháng 9/2011, VCB ký kết Hợp đồng cổ đông chiến lược với Mizuho
Corporate Bank thuộc Tập đồn Tài chính Mizuho – Tập đồn tài chính lớn thứ ba tại Nhật Bản và thứ 20 trên thế giới với giá trị lên tới gần 600 triệu USD.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB
Bảng 2.1: Một số chỉ số tài chính cơ bản của VCB từ 2008-2012
MỘT SỐ CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản (tỷ đồng) 222.090 255.496 307.621 366.722 414.475 Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 13.946 16.71 20.737 28.639 41.553 Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 112.80 141.62 176.81 209.42 241.16 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 2.728 3.945 4.303 4.217 4.427
CHỈ TIÊU AN TOÀN HIỆU QUẢ
NIM (%) 3,26 2,81 2,83 3,41 2,90 ROAE (%) (Return on Average Assets) 19,74 25,58 22,55 17,08 12,61 ROAA (%) (Return on Average Equity) 1,29 1,64 1,50 1,25 1,13
Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn (%) 70,50 83,57 84,88 86,68 79,34 Tỷ lệ nợ xấu (%) 4,61 2,47 2,83 2,03 2,40 Hệ số an toàn vốn CAR (%) 8,90 8,11 9,0 11,14 14,83
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2012 của VCB)
Tính đến hết tháng 12/2012, tổng tài sản của VCB đã đạt 414.475 tỷ đồng,
tăng 13% so với cuối năm 2011 và tăng hơn 2 lần so với năm 2007; vốn chủ sở hữu
đạt 41.553 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2011; dư nợ tín dụng đạt 241.163 tỷ đồng,
tăng 18%; huy động vốn từ nền kinh tế đạt 302.624 tỷ đồng, tăng 24,9%. Lợi nhuận sau thuế trên 4400 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 2,4%/tổng dư nợ. Hiện VCB là một trong các ngân hàng có quy mơ tích sản, vốn chủ sở hữu lớn nhất và quy mô lợi nhuận cao nhất Việt Nam.
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán VCB 31/12/2012
Số tiền (triệu đồng Tỷ lệ (%)
A TÀI SẢN 414,475,073
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 5,627,307 1.36 Tiền gửi tại NHNN Việt Nam 15,732,095 3.80 Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác 65,712,726 15.85 Chứng khoán kinh doanh 520,876 0.13 Cho vay và ứng trước khách hàng 235,869,977 56.91 Chứng khoán đầu tư 78,521,304 18.94 Góp vốn, đầu tư dài hạn 3,020,788 0.73 Tài sản cố định 3,659,582 0.88 Tài sản Có khác 5,810,418 1.40
B NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 414,475,073
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 24,806,433 5.99 Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 34,066,352 8.22 Tiền gửi của khách hàng 284,414,568 68.62 Các cơng cụ tài chính phái sinh và các khoản
nợ tài chính khác 5,461 0.00 Phát hành giấy tờ có giá 2,027,567 0.49 Các khoản nợ khác 27,449,714 6.62 Vốn và các quỹ 41,553,063 10.03 Lợi ích của cổ đơng thiểu số 151,915 0.04
Bảng 2.2 cho thấy quy mô hoạt động của VCB trong đó tiền gửi của khách
hàng chiếm hơn 60% tổng nguồn vốn.