THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NHTM CỔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 40)

PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.2.1 Quy trình thực hiện

2.2.1.1 Tại Hội Sở Chính

Bước 1: Xây dựng kế hoạch huy động vốn

HSC căn cứ vào chiến lược phát triển dài hạn của toàn hệ thống; mục tiêu

tăng trưởng, chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn; thị phần huy động vốn tiền

gửi trên địa bàn; kết quả hoạt động của kỳ trước, chu kỳ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi; những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng trong thời gian qua và sắp tới; dự

đoán xu hướng tăng trưởng trong năm… để xây dựng kế hoạch và biện pháp thực

hiện kế hoạch cho từng chi nhánh. Bước 2: Lập kế hoạch nguồn vốn

Đầu năm, HSC xây dựng kế hoạch nguồn vốn tiền gửi cho cả hệ thống đồng

thời đề ra các biện pháp thực hiện như: chính sách lãi suất, chính sách tín dụng,

chính sách khách hàng, mở rộng mạng lưới; nhân sự, công nghệ, cơ sở vật chất; tăng cường tiếp thị, quảng cáo…

Sau khi tổng hợp, phân tích kế hoạch của chi nhánh, HSC sẽ xây dựng chỉ

tiêu đến từng chi nhánh và các phòng tại HSC, lên kế hoạch cân đối nguồn vốn và

sử dụng vốn chung toàn ngành, chi tiết từng chi nhánh.

Bước 3: Thực hiện huy động gắn liền với điều hịa vốn trong tồn hệ thống: Triển khai thực hiện cơng tác điều hịa vốn đối với các chi nhánh, xác định hạn mức điều chuyển vốn đối với từng chi nhánh cụ thể.

Phân tích, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và tiến độ thực

hiện từng thời kỳ qua cân đối vốn. Kiểm tra việc thực hiện chính sách lãi suất, mức chênh lệch lãi suất bình quân giữa các chi nhánh.

Điều chỉnh chỉ tiêu huy động tiền gửi từng chi nhánh nếu cần thiết.

2.2.1.2 Tại các chi nhánh

Bước 1: Lập kế hoạch

Kế hoạch vốn huy động tiền gửi của chi nhánh phải dựa vào mục tiêu phát

triển của địa phương kết hợp với mục tiêu tăng trưởng của toàn hệ thống, mục tiêu

kinh doanh của chi nhánh, kết quả hoạt động của kỳ trước và dự đoán xu hướng

tăng trưởng trong năm kế hoạch.

Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch huy động có kèm theo các giải pháp thực hiện của các Phòng Ban và đơn vị trực thuộc, kết hợp phân tích mơi trường kinh doanh, mặt mạnh mặt yếu, chi nhánh tiến hành xây dựng kế hoạch huy động vốn tiền gửi toàn chi nhánh cũng như thực hiện giao chỉ tiêu cho các Phòng Ban trực thuộc.

Bước 2: Thực hiện cơng tác huy động và điều hịa vốn

Triển khai thực hiện huy động theo kế hoạch tại chi nhánh: các phòng ban và

đơn vị trực thuộc lập bảng ước tính nhu cầu chi trả hàng ngày, tuần, tháng, quý. Lập

bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày gửi Ban Giám Đốc, bảng cân đối tháng gửi HSC.

Bước 3: Điều chỉnh chỉ tiêu

Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch, dự kiến thực hiện kế hoạch cuối

năm, phân tích đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, chi nhánh sẽ trình HSC điều

chỉnh chỉ tiêu.

Sau khi nhận được báo cáo của Chi nhánh, HSC xem xét đề nghị điều chỉnh của Chi nhánh và ra quyết định.

Định kỳ, chi nhánh thực hiện đánh giá công tác thực hiện kế hoạch, so sánh

tiến độ thực hiện, phân tích thuận lợi khó khăn và đề xuất giải pháp nhằm hoàn

thành tốt kế hoạch được giao.

2.2.2 Tổ chức thực hiện

2.2.2.1 Khối Kinh doanh và Quản lý vốn tại HSC

Chịu trách nhiệm chính xây dựng kế hoạch huy động tiền gửi cho toàn hệ

thống bao gồm chiến lược huy động, chỉ tiêu huy động, cơ chế thực hiện và chịu

trách nhiệm tổ chức thực hiện. Sau đó, phân bổ chỉ tiêu đến từng Chi nhánh.

Tổng hợp báo cáo từ Chi nhánh để có kế hoạch phù hợp, kịp thời cho từng

giai đoạn.

Đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch và quy trình hoạt động của Chi nhánh.

Điều chuyển vốn nội bộ giữa các chi nhánh bằng phương pháp FTP.

2.2.2.2 Phòng Kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh

Thực hiện đúng quy trình huy động vốn tiền gửi.

Thực hiện đúng quy chế điều hành vốn trong nội bộ Chi nhánh và giữa Chi nhánh với HSC.

Các Phòng Ban liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện chỉ tiêu theo tiến độ hàng tháng, quý và báo cáo theo định kỳ cho phòng Nghiên cứu tổng hợp và phòng Kinh doanh ngoại tệ để kịp thời đưa ra biện pháp phù hợp nhằm đạt chỉ tiêu đề ra.

Báo cáo định kỳ cần nêu rõ những thuận lợi, khó khăn và phương hướng sắp tới để hồn thành chỉ tiêu.

Ngồi ra, cơng tác huy động vốn còn có sự phối hợp với nhiều phòng ban

liên quan như: phòng Kế tốn tài chính, phịng phát triển khách hàng, phịng kiểm tra giám sát và tuân thủ…

2.2.3 Tình hình thực hiện quản trị huy động tiền gửi tại VCB

2.2.3.1 Tăng trưởng về quy mô, cơ cấu

Từ sau cổ phần hóa năm 2008 đến nay, VCB đã xác định công tác huy động vốn là công tác trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong các năm.

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn từ 2008-2012 tại VCB Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng huy động từ nền kinh tế Số lượng (tỷ đồng) 159.989 169.457 208.320 241.700 303.942 tăng trưởng (%) 5.92 22.93 16.02 25.75 Huy động tiền gửi Số lượng (tỷ đồng) 157.067 169.072 204.756 227.017 284.414 tăng trưởng (%) 7.64 21.11 10.87 25.28 Tổ chức Số lượng (tỷ đồng) 99.825 92.107 105.876 105.430 122.334 tăng trưởng (%) -7.73 14.95 -0.42 16.03 Cá nhân Số lượng (tỷ đồng) 57.242 76.965 98.880 121.587 162.080 tăng trưởng (%) 34.46 28.47 22.96 33.30

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB các năm)

Trong năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, việc thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán

của NHNN đã tạo ra một cuộc đua về lãi suất huy động giữa các ngân hàng, đẩy

mặt bằng lãi suất chung lên cao làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, tổng huy động vốn của VCB năm 2008 đạt mức tăng trưởng 10,24% trong đó huy động tiền gửi tăng 10,93%.

Năm 2009, thị trường vốn diễn biến phức tạp và sự cạnh tranh gay gắt giữa

các NHTM, tổng huy động vốn cả hai thị trường (I và II) của VCB năm 2009 đạt

giảm 7,7%, trong khi huy động từ cá nhân lại tăng trưởng khá tốt đạt 34,5% nhờ

vào các chương trình huy động trải đều trong năm và sự cố gắng, nỗ lực chăm sóc

khách hàng của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống.

Năm 2010, trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trong hoạt

động huy động vốn, VCB đã tích cực đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn cùng với

lãi suất hợp lý, đi kèm với các chương trình khuyến mãi và đầu tư vào hệ thống

công nghệ thích đáng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn. Các chi

nhánh VCB đã chủ động trong việc xâm nhập thị trường, tích cực chăm sóc khách

hàng nhằm tăng vốn huy động tiền gửi từ TCKT và cá nhân. Nhờ vậy, nguồn vốn

của VCB tăng trưởng tốt, huy động từ nền kinh tế đạt 208.320 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2009. Số dư huy động từ TCKT đạt 106 nghìn tỷ, tăng 15%, từ dân cư

đạt gần 99 nghìn tỷ, tăng 28,47% so với năm trước.

Năm 2011 là năm đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, VCB một mặt tuân thủ các quy định của NHNN, mặt khác đã đưa ra các

giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn như tăng cường cơng tác chăm sóc

khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động. Tính đến 31/12/2011, huy động vốn

từ nền kinh tế đạt 241.700 tỷ đồng, tăng 16% cao hơn so với tăng trưởng trung bình của toàn ngành. Đặc biệt, huy động vốn từ cá nhân đạt gần 122 nghìn tỷ đồng, tăng 23%, chiếm tỷ trọng 50,4% huy động vốn từ nền kinh tế. Điều này thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với uy tín và thương hiệu VCB.

Để ổn định nguồn vốn từ dân cư, VCB đã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn linh hoạt, phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau như: sản phẩm tiết

kiệm kỳ hạn linh hoạt hỗ trợ nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn đột xuất; tiền gửi trực tuyến hỗ trợ khách hàng tiết kiệm thời gian; sản phẩm Bancasuarance huy động vốn khuyến khích khách hàng để dành tiền đều đặn từ nguồn thu nhập hạn chế, ổn định… Bên cạnh đó, VCB triển khai chính sách chăm sóc khách hàng doanh nghiệp, tư vấn nhiều gói sản phẩm có chi phí tối ưu. Tính đến 31/12/2012, huy động

vốn từ nền kinh tế của VCB tăng 25,8% so với cuối năm 2011. Thị phần huy động

vốn của VCB đứng thứ 4 trong tồn ngành. Trong đó, huy động vốn từ TCKT đạt

122 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011, huy động từ cá nhân đạt 162,1 nghìn tỷ đồng, tăng 33,3% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 54% trong huy động vốn từ

nền kinh tế, thể hiện được uy tín, thương hiệu cũng như khẳng định được định

hướng chiến lược bán lẻ đúng đắn của VCB nhằm duy trì nguồn vốn ổn định, bền

vững.

Nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn

trong tổng vốn huy động tiền gửi. Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ cùng với nguồn

vốn KKH. Do đó, việc tăng trưởng 2 loại hình nguồn vốn này chính là vấn đề cần quan tâm của nhà quản trị.

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động tiền gửi phân chia theo kỳ hạn

2008 2009 2010 2011 2012 KKH (tỷ đồng) 55,603 52,010 53,623 61,058 70,293 Ngắn hạn (tỷ đồng) 97,917 101,111 132,000 151,238 195,085 Trung dài hạn (tỷ đồng) 3,547 15,951 19,132 14,721 19,037 Tỷ lệ vốn KKH (%) 0.35 0.31 0.26 0.27 0.25 Tỷ lệ vốn ngắn hạn (%) 0.62 0.60 0.64 0.67 0.69 Tỷ lệ vốn trung dài hạn (%) 0.02 0.09 0.09 0.06 0.07 Tổng (tỷ đồng) 157,067 169,072 204,756 227,017 284,415

2.2.3.2 Kiểm sốt chi phí huy Hình 2.2: Chi phí tr

Chi phí huy động v của các loại tiền gửi li

tạo động lực khuyến khích khách h

chủng loại sản phẩm.

Lãi suất huy độ

VCB và chỉ đạo của NHNN trong t Chi phí huy động ti

quản trị vốn huy động ti

2.2.3.3 Kiểm soát rủi ro trong qu

a. Kiểm soát thanh kho

Rủi ro trong công tác huy Chênh lệch thanh kho (Bảng 2.5). 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000

m sốt chi phí huy động vốn tiền gửi

Chi phí trả lãi tiền gửi qua các năm của VCB

(Nguồn: Báo cáo thường niên

ộng vốn từ tiền gửi chủ yếu là lãi suất chi tr ửi liên tục được điều chỉnh phù hợp với quy đị

ến khích khách hàng gia tăng tiền gửi cũng nh

t huy động vốn tiền gửi được xác định trên cơ s

ủa NHNN trong từng thời kỳ.

ộng tiền gửi là một trong hai mục tiêu quan tr động tiền gửi: chi phí thấp đồng thời phải đảm b

i ro trong quản trị huy động vốn tiền gửi

m sốt thanh khoản

i ro trong cơng tác huy động vốn tiền gửi chủ yếu là rủ ch thanh khoản ròng của VCB dương và tăng

2008 2009 2010 2011 2012

a VCB

ng niên của VCB các năm)

t chi trả tiền gửi. Lãi suất i quy định của NHNN và

ũng như đa dạng hóa

ơ sở nhu cầu vốn của

êu quan trọng của công tác

đảm bảo rủi ro thấp nhất.

ủi ro thanh khoản. ăng đều qua các năm

Huy động tiền gửi (tỷ đồng)

Chi phí trả lãi tiền gửi (tỷ

Bảng 2.4 cho thấy, về tổng thể, tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động (trên 60%), tiền gửi KKH là nguồn vốn có chi phí rẻ nhất nhưng rủi ro cao nhất trong các loại, có xu hướng gia tăng qua từng năm tuy nhiên lại giảm

so với tổng thể nguồn vốn huy động tiền gửi. Tiền gửi dài hạn có tính thanh khoản

cao cũng giảm so với tổng vốn huy động tiền gửi do tần suất thay đổi lãi suất.

Ngồi ra, tính thanh khoản cịn xem xét đến sự phù hợp giữa vốn huy động và vốn sử dụng thông qua chỉ tiêu huy động và cho vay vì các khoản vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong sử dụng nguồn vốn của ngân hàng và là các khoản mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Rõ ràng, VCB thừa thanh khoản trong ngắn hạn nhưng lại thiếu thanh khoản trong kỳ hạn dài tuy nhiên xét về tổng thể VCB đã

đạt được trạng thái thừa thanh khoản ở mức độ vừa phải.

Bảng 2.5: Chênh lệch thanh khoản ròng

Năm Tài sản Nợ Chênh lệch thanh khoản ròng

2008 224,060,519 208,057,011 16,003,508

2009 249,154,439 238,676,242 10,478,197

2010 308,922,376 286,706,579 22,215,797

2011 366,125,130 337,940,349 28,184,781

2012 408,941,389 372,770,095 36,171,294

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB các năm)

Với chính sách lãi suất linh hoạt, công tác huy động vốn tiền gửi của VCB đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh

toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ DTBB tại NHNN. Đặc biệt,

trong giai đoạn căng thẳng thanh khoản 6 tháng đầu năm 2008 và 3 tháng cuối năm 2009, VCB không những đã duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định mà còn giữ

thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho chính VCB.

Hoạt động huy động vốn năm 2012 không chịu sức ép cạnh tranh quá lớn

trên thị trường do NHNN có chính sách điều hịa thanh khoản cho tồn hệ thống.

Ngồi ra, tăng trưởng tín dụng ở mức thấp cùng với việc thực hiện chính sách trần

lãi suất huy động VND đã khơng cịn gây sức ép đến huy động vốn. Tuy nhiên,

nguồn tiền gửi vẫn đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động của mỗi ngân hàng,

vì nó giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài đồng thời nâng cao

nguồn dự trữ cho thanh khoản của ngân hàng.

Hình 2.3: Sự phù hợp giữa vốn huy động tiền gửi và cho vay

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của VCB)

b. Khe hở nhạy cảm lãi suất

Tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng liên tục tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm.

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 2008 2009 2010 2011 2012 T ỷ đ ồ n g Tổng dư nợ

Tổng huy động tiền gửi Dư nợ ngắn hạn

Huy động tiền gửi ngắn hạn Dư nợ dài hạn

Hình 2.4: Tình hình tài sản, nợ nhạy lãi và chênh lệch nhạy cảm lãi suất (isgap) của VCB

(Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của VCB)

Năm 2008: Ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm nợ nhưng do tình hình

kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng cao làm lãi suất cũng được đẩy lên đến

mức cao kỷ lục vì thế thu nhập của ngân hàng giảm đáng kể. Kết quả là NIM của VCB chỉ đạt 3,26% thấp hơn mức trung bình 3,5% - 4%.

Năm 2009: VCB tiếp tục ở trạng thái nhạy cảm nợ, lãi suất đã giảm nhưng

do ảnh hưởng của trạng thái nhạy tài sản của kỳ hạn dài. Mặc dù đã tăng quy mô tài sản nhạy lãi lên gần 31% nhưng do lãi suất tăng quá cao, NIM 2009 thấp hơn NIM 2008 và chỉ đạt 2,81%.

Năm 2010: tương tự như 2009, VCB vẫn duy trì trạng thái nhạy cảm nợ

nhưng độ lệch khe hở nhạy cảm lãi suất đã được thu hẹp đáng kể. Lãi suất 2010

tăng cao nên VCB vẫn phải chịu thiệt hại về thu nhập do tác động của rủi ro lãi suất. NIM 2010 có cải thiện hơn năm 2009 nhưng vẫn còn ở mức thấp (2,83%).

-1,000,000 -500,000 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 T ỷ đ ồ n g Ngắn hạn Dài hạn

Tài sản nhạy lãi Nợ nhạy lãi Isgap

Năm 2011 được coi là một năm khá thành công của VCB trong công tác

quản trị rủi ro lãi suất. Với gói hỗ trợ kích cầu 18 nghìn tỷ của NHNN, VCB đã tận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)