Đánh giá tình hình thu hút FDI ở Việt Nam * Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trên đị bàn tỉnh tây ninh giai đoạn 2012 2020 (Trang 28 - 31)

TÓM TẮT CHƯƠNG

2.1.2. Đánh giá tình hình thu hút FDI ở Việt Nam * Những thành tựu đạt được

* Những thành tựu đạt được

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính chung từ năm

1988 đến 20/02/2012, tổng vốn đăng ký còn hiệu lực của 13.530 dự án FDI

là 199,7 tỷ USD, vốn thực hiện là 88,2 tỷ USD, chiếm 43,2% vốn đăng ký. Có thể nói, FDI đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội 1991 - 2000 là 30%, 2001 - 2005 là 16%, 2006 - 2012 là 28%. Các DN FDI đóng góp vào GDP thời kỳ 2001 - 2005 là 14,5%, tăng lên

20% năm 2010; nộp ngân sách nhà nước năm 2010 là 3,1 tỷ USD gần bằng

cả 5 năm 2001 - 2005 (3,5 tỷ USD). FDI tạo ra khoảng 40% giá trị sản

lượng cơng nghiệp, có tốc độ tăng khá cao, 2001- 2010 tăng 17,4%/năm

trong khi tồn ngành cơng nghiệp tăng 16,3%/năm. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, 2001 - 2005 là 57,8 tỷ USD, 2006 - 2010 là

154,9 tỷ USD, bằng 2,67 lần, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu cả

nước.

Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng đối với các ngành như: khai thác, lọc hóa dầu, ơ tơ, xe máy, điện tử, xi măng, sắt thép, thực phẩm, thức ăn gia súc. FDI cịn góp phần hình thành một số khu đô thị hiện đại

như Phú Mỹ Hưng, Nam Thăng Long, nhiều khách sạn 4- 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, văn phòng cho thuê... Lĩnh vực dịch vụ tài chính, bảo hiểm,

ngân hàng, bán buôn, bán lẻ đã du nhập phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp dân

cư.

Một thành tựu khác, tính đến cuối năm 2012, khu vực FDI tạo ra hơn 2,3 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngày càng tăng, du nhập phương thức lao động, kinh doanh và quản lý tiên tiến (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

* Một số tồn tại, hạn chế

- Tốc độ thực hiện dự án, tốc độ giải ngân vốn FDI chậm, vốn thực

hiện trung bình trên 1 dự án cịn thấp, tỷ lệ giải ngân còn hạn chế

Thực tế là vốn giải ngân tăng dần trong từng năm nhưng rõ ràng so với các nước trong khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc có tỷ lệ giải ngân

giai đoạn 2000 – 2007 đạt mức trên 67%, thì tỷ lệ giải ngân vốn FDI ở Việt

Nam rõ ràng là thấp. Điều này đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, về sự lựa chọn đối tác đầu tư và vấn đề quy hoạch

thu hút đầu tư sao cho có hiệu quả... Đặc biệt, tỷ lệ giải ngân tính trung bình

trong cả giai đoạn từ năm 1988 – 2008 đạt mức thấp (34,4%) (Nguồn: Bộ

- Số vốn đăng ký của các dự án FDI bị giải thể trước thời hạn ngày

càng nhiều, chiếm tỷ lệ cao, khoảng 26% so với vốn đăng ký hàng năm

Tính đến hết năm 2007 có 1.359 dự án FDI bị giải thể trước thời hạn

với số vốn đăng ký giải thể khoảng 15,5 tỷ USD. Trong đó, vốn giải thể chủ yếu tập trung trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 50%, công nghiệp- xây dựng chiếm 42,3%. Điều này cho thấy các DN thuộc dịch vụ không vượt qua

được khó khăn, trở ngại trong hoạt động. Trong các dự án FDI bị giải thể, số

dự án hoạt động theo hình thức liên doanh chiếm đa số (56% về số dự án và 67,2% về tổng vốn đăng ký), tiếp theo là hình thức Hợp doanh (10,2% về số dự án và 15,5% về tổng vốn đăng ký). Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 13,1% về số dự án và 15,5% về tổng vốn đăng ký (Nguồn: Bộ Kế

hoạch và Đầu tư).

- Cơ cấu giải ngân không cân đối giữa các ngành, giữa các hình thức đầu tư , điều này hạn chế hiệu quả triển khai vốn thực hiện của các dự án FDI

Tỷ lệ giải ngân giữa các hình thức đầu tư có sự chênh lệch lớn. Nếu

như hình thức BCC có tỷ lệ giải ngân đạt mức cao nhất 132% và hình thức

BOT có tỷ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình cả nước; thì các hình thức DN liên doanh và DN có 100% vốn FDI có tỷ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình của cả nước. Đây thực sự là một động thái khơng tích cực trong khi số lượng dự án FDI đầu tư theo 2 hình thức này, chiếm đến 96% dự án có hiệu lực.

Ngành cơng nghiệp có tỷ lệ vốn giải ngân cao nhất đạt mức 69% và

cao hơn mức trung bình của cả nước. Trong ngành công nghiệp, FDI tập

chung chủ yếu vào các ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa còn cao, nhất là các dự án EU, Mỹ, Nhật Bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trên đị bàn tỉnh tây ninh giai đoạn 2012 2020 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)