TÓM TẮT CHƯƠNG
2.2.1. Điều kiện tự nhiên-xã hội, tiềm năng và lợi thế của tỉnh Tây Ninh
2.2.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội, tiềm năng và lợi thế của tỉnh Tây Ninh Ninh
Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.035,45 km2, dân số: 1.067.000
người, mật độ dân số: 264,4 người/km2, phía Tây và Bắc giáp Vương quốc
Campuchia với đường biên giới dài 240 km, có 2 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát), 4 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ; phía Đơng giáp tỉnh Bình
Dương và Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh
Long An. Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km và thủ đơ Phnơm Pênh - Campuchia 170 km. Tây Ninh có các trục giao thơng quan trọng như đường Xuyên Á, quốc lộ 22B; … Các dự án giao thông quan trọng đi qua tỉnh đã được khởi động như: đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh–Mộc Bài, đường Hồ Chí Minh, đường vành đai biên giới, … Tây Ninh kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các nước ASEAN và trục hành lang kinh tế quốc gia kết nối Tây Nguyên với Tây Nam bộ…đang mở ra những triển vọng lớn, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực. Tây Ninh có một thị xã là Thị xã Tây Ninh và 8 huyện, bao gồm: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hồ Thành, Bến Cầu, Gị Dầu, Trảng Bàng.
Tây Ninh có núi Bà Đen cao 986 m, đây là ngọn núi cao nhất vùng
Đông Nam Bộ. Tây Ninh có các nhóm đất chính: đất xám có diện tích
338.833 ha chiếm khoảng 84,13% diện tích tự nhiên của tồn tỉnh, địa hình bằng phẳng thuận tiện cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp, phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày.
Bên cạnh các thuận lợi về vị trí địa lý, khả năng kết nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với nước bạn Campuchia, Tây Ninh có đất đai rộng để phát triển cơng nghiệp, nơng nghiệp và du lịch. Với địa hình thuận
lợi, kết cấu địa chất vững, độ dốc thấp có thể giúp nhà đầu tư giảm chi phí
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà xưởng. Đặc biệt ở Tây Ninh hầu như
không bị ảnh hưởng của bão, lụt. Mặc dù khơng có hệ thống sơng ngịi rộng khắp như các tỉnh Đồng bằng sông Cữu Long, nhưng Tây Ninh cũng có 02 con sơng lớn chảy qua: Sông Vàm Cỏ Đông và sơng Sài Gịn là ranh giới giữa Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước. Hơn nữa, Tây Ninh cịn có một số tài nguyên đáng kể, đặc biệt là phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng.
Nhà máy xi măng Tây Ninh với công suất 1,5 triệu tấn/năm với tổng vốn
đầu tư 2.800 tỷ đồng đang vận hành tốt là một ví dụ điển hình cho sự phát
triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tây Ninh có nguồn lao động dồi dào, nhưng lực lượng lao động có
tay nghề khơng cao, chủ yếu là công nhân kỹ thuật làm cho các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Việc đầu tư mạnh cho các trường dạy nghề trên địa
bàn tỉnh cũng như phối hợp tốt với các DN trong công tác đào tạo nghề sẽ
giúp Tây Ninh có đội ngũ lao động ngày càng lành nghề.
Ngoài ra, Tây Ninh đã xây dựng được một số đường giao thơng ngồi hàng rào các KCN, tuy chất lượng không cao nhưng các trục lộ chính đã
được nhựa hóa. Ngồi ra, hiện nay đang thi cơng tuyến đường đường Hồ
Chí Minh ngang qua tỉnh Tây Ninh, trong tương lai sẽ tạo cho nhà đầu tư
thuận lợi hơn trong việc lưu thơng, vận chuyển hàng hóa.
Khí hậu tương đối ôn hòa, được chia làm 02 mùa rõ rệt, mùa mưa và
mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Cùng với chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
Hồ Dầu Tiếng được xây dựng trên thượng nguồn sông Sài Gịn, là một cơng trình thủy lợi lớn nhất nước với dung tích 1,5 tỷ m3 và tổng diện tích hồ là 27.000 ha. Trong đó, khoảng 20.000 ha nằm địa bàn huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Hồ Dầu Tiếng có tầm ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn nước mặt, nước ngầm và môi trường sinh thái của vùng
và là nơi tạo ra cảnh quan du lịch sinh thái hấp dẫn của Tây Ninh. Tỉnh Tây
Ninh cịn có tiềm năng rất thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản, một ngành chưa được khai thác đáng kể so với tiềm năng vốn có của địa phương, đặc biệt là tận dụng tốt nguồn nước mặt từ hồ Dầu Tiếng. Với nguồn nước mặt dồi dào, chất lượng tốt, tỉnh Tây Ninh có lợi thế trong phát triển nơng nghiệp nói chung, ngành thủy sản nói riêng. Ngồi ra, nguồn nước Tây Ninh đủ cung cấp cho sản xuất cơng nghiệp và sinh hoạt. Tây Ninh có nguồn nước ngầm phân bố rộng khắp trên địa bàn, lưu lượng
nước lớn, chất lượng tốt. Nguồn nước mặt từ hồ Dầu Tiếng với hệ thống
kênh dẫn rộng khắp.
Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến
tranh trước đây. Đến năm 2010, diện tích đất có rừng 44.150 ha (chưa kể
diện tích khoanh ni rừng tái sinh: 10.354 ha), trong đó: rừng tự nhiên 35.250 ha, rừng trồng 8.900 ha; nâng tỷ lệ độ che phủ tự nhiên đạt 40,5%
(KH: trên 40%), trong đó độ che phủ rừng (khơng tính cây cao su) là 11%.
Về phương diện lịch sử, Tây Ninh là địa phương giàu truyền thống cách mạng yêu nước, là thủ đơ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, là nơi đứng chân của các lực lượng vũ trang trong các cuộc kháng chiến cứu nước. Ngồi di tích Trung ương cục Miền Nam, ở Tây Ninh cịn nhiều di tích lịch sử khác gắn liền với cuộc kháng chiến giải phóng Miền Nam như di tích căn cứ Bời Lời, chiến khu Dương Minh Châu,
địa đạo An Thới và nhiều di tích khác.
Về tôn giáo: ở Tây Ninh có đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Công giáo,
đạo Tin Lành, đạo Hồi và một số tơn giáo khác.... Trong đó, phát triển nhất là tôn giáo Cao Đài.