Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thu hút FD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trên đị bàn tỉnh tây ninh giai đoạn 2012 2020 (Trang 56 - 58)

- Nguồn cung ứng lao động còn gặp nhiều khó khăn

8 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thu hút FD

Lãnh đạo địa phương cần khẩn trương rà soát lại các điều kiện đầu tư, kinh doanh nhằm kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi bổ sung

các điều kiện khơng cịn phù hợp với điều kiện cụ thể và tình hình thực hiện

của tỉnh Tây Ninh.

Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư để kịp thời phát hiện và xử lý những vướng mắc phát sinh; nghiêm túc thực hiện đầy đủ chức năng quản lý Nhà nuớc về FDI theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật chuyên ngành khác. Đồng thời tùy vào điều kiện và tình hình thực tế của địa phương, tỉnh cần chủ động vận dụng, tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến FDI sao cho đạt hiệu quả cao,

đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa nhà FDI với lợi ích của địa phương trong

khn khổ cho phép của pháp luật trong q trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững của địa phương, nhằm mục tiêu đưa tỉnh Tây Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nhiệp vào năm 2020. Khẩn trương công bố Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2012-2015 và định hướng

đến năm 2020 để đăng báo cơng khai kêu gọi đầu tư; xây dựng chương trình

vận động và xúc tiến FDI, cần chú trọng vào các ngành công nghiệp phụ trợ của một số ngành chế tạo, lắp ráp xe máy, ôtô, điện, điện tử, kết cấu hạ tầng xã hội; đồng thời cần chú trọng công tác cập nhật, rà soát và bổ sung vào Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh trong từng giai đoạn, phù hợp với nhu cầu, quy hoạch phát triển ngành và địa phương. Quan tâm hơn nữa hoạt động xúc tiến đầu tư, vì đây là cơng đoạn đầu tiên và quan trọng nhất để các nhà FDI xem xét, lựa chọn và quyết định đầu tư hay không. Mặc dù Tây Ninh đã chủ động thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư -thương mại và

chế nhiều mặt, chất lượng của công tác xúc tiến và kêu gọi FDI vào địa

phương chưa đạt yêu cầu, kinh nghiệm xúc tiến đầu tư còn hạn chế, kinh phí

xúc tiến đầu tư hàng năm cịn hạn hẹp, đặc biệt là cán bộ làm công tác xúc tiến và kêu gọi FDI cịn hạn chế về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, chưa am hiểu về văn hoá của các nước đầu tư.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình một cửa, công khai các loại hồ sơ, giấy tờ, thủ tục đăng ký thành lập DN,

đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhằm đảm bảo sự thống nhất các quy

trình, thủ tục tại các cơ quan cấp phép đầu tư.

Thực hiện tốt hơn nữa việc phân cấp quản lý FDI, đặc biệt trong việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhưng phải chú ý tăng cường phối hợp thực hiện kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư.

Tập trung chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng cho dự án đầu tư, nghĩa là phải tạo được quỹ đất đã được đền bù, giải tỏa; tăng khả năng cung ứng điện,

nước sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất, xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ

các nhà máy xử lý chất thải trong các KCN, các dịch vụ cung cấp thông tin, khả năng phát triển ngành công nghiệp dịch vụ phụ trợ như ngân hàng, bảo hiểm...

Thành lập đường dây nóng tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu

tư nhằm nắm bắt kịp thời, xử lý những vướng mắc của các nhà đầu tư và

khắc phục được tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với các nhà đầu tư của một bộ phận cán bộ công chức làm công việc có liên quan đến đầu tư trực tiếp nuớc ngoài. Đồng thời, cần phải đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong việc xử lý công việc liên quan đến FDI; đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm minh các hành vi nhũng nhiễu đối với các nhà đầu tư của một số cán bộ công chức trong các cơ quan

Lãnh đạo địa phương cần phải quyết đoán, năng động, sáng tạo của mình trong quá trình thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước, nhằm sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ các DN triển khai thực hiện dự án.

Mạnh dạn thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với những dự án không triển khai theo cam kết về tiến độ thực hiện dự án đã ghi trong giấy chứng nhận đầu tư.

Tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về chuyển nhượng

dự án giữa các nhà đầu tư nhằm mục đích chính là thu lợi nhuận từ việc kinh doanh bất động sản mà không chú ý đến việc đầu tư sản xuất kinh doanh.

Lãnh đạo địa phương phải chỉ đạo các ngành chức năng, đặc biệt là cơ quan thuế tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra thuế, truy thu

và có hình thức xử phạt thích đáng đối với một số dự án FDI có dấu hiệu trốn thuế, một số dự án báo cáo lỗ luỹ kế kéo dài nhiều năm.

Các Sở, ngành của địa phương cần phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong từng lĩnh vực được phân công, đồng thời cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết về pháp luật lao động cho người lao động và

người sử dụng lao động trong các DN FDI nhằm đảm bảo chính sách, pháp

luật về lao động và tiền lương được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc

hơn.

Tỉnh cần tập trung tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với các DN FDI trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người

lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trên đị bàn tỉnh tây ninh giai đoạn 2012 2020 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)