- Nguồn cung ứng lao động còn gặp nhiều khó khăn
8 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch thu hút FD
FDI
Thời gian qua, việc ra đời của Luật Đầu tư chung và các nghị định
hướng dẫn thi hành đã góp phần tạo ra mơi trường đầu tư thơng thống hơn,
thủ tục hành chính được cơng khai, minh bạch. Theo đó, việc phân cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận FDI cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, giúp cho các nhà FDI khơng phải mất nhiều thời gian trong việc hồn
chỉnh hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án. Đây là một trong những nỗ lực lớn của các Bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc thu hút và kêu gọi FDI.
Tuy nhiên, thời gian qua hầu như ở mỗi địa phương đều có cách làm
riêng, điều này làm cho cơng tác quản lý Nhà nước về FDI thêm nhiều khó khăn. Thậm chí, có trường hợp một số địa phương muốn thu hút mạnh các
dự án FDI vào địa phương mình nên đã tự ý “xé rào” bằng cách đưa ra
nhiều ưu đãi cho dự án. Nghĩa là ngoài những ưu đãi chung do Trung ương
quy định thì nhà FDI khi đầu tư vào địa phương đó cịn được hưởng thêm
những ưu đãi khác về miễn giảm tiền thuê đất, tiền thuế…vv. Điều này tạo ra một tiền lệ rất nguy hiểm trong việc không tuân thủ các quy định chung của Nhà nước, dẫn đến tình trạng chạy đua giữa các địa phương trong cả
nước về thu hút FDI.
Do đó, Trung ương cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 nhằm giúp cho
các địa phương hiểu, vận dụng và thực thi văn bản một cách rõ ràng, chính
xác, tránh tình trạng mỗi địa phương hiểu và thực hiện theo cách riêng của mình. Mặc dù nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ ban hành đến nay đã hơn 4 năm, nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
vẫn chưa ban hành thông tư hướng dẫn. Điều này cho thấy công tác xây dựng luật và các văn bản dưới luật của chúng ta còn lúng túng, chưa thống nhất và chưa đồng bộ, làm cho văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành ra khó triển khai thực hiện, nếu có thực thi thì hiệu quả đạt được khơng cao.
Sớm sửa đổi bổ sung về chế độ tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp.v.v mà lực lượng lao động đang làm việc trong các DN FDI được
hưởng, nhằm ngày càng hoàn thiện khung pháp lý về sử dụng lao động,
không để cho các DN FDI lợi dụng sức lao động của cơng nhân như tình
trạng đã và đang diễn ra trên cả nước nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng. Cụ thể là các Bộ, ngành Trung ương sớm tham mưu trình Chính phủ sửa
đổi, bổ sung các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động,
bảo vệ môi trường, pháp luật đất đai theo hướng tăng các mức phạt nặng đối với các hành vi vi phạm này, trong một số trường hợp cố tình vi phạm hoặc vi phạm mang tính chất tinh vi thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Có
như vậy, cơng tác quản lý Nhà nước về FDI mới có thể đi vào nề nếp, đảm
bảo được tính răn đe và tính thống nhất cao trong công tác quản lý Nhà
nước, nhằm nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của các DN FDI trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như góp phần nâng cao đạo đức kinh doanh của chủ DN.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với Cơng
đồn các KCN, khu chế xuất, Khu công nghệ cao trên cả nước để kịp thời
hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn trong vấn đề đình cơng, lãn cơng của
công nhân một cách tự phát, trực tiếp hoặc gián tiếp đối thoại với chủ DN FDI để tìm ra những giải pháp thích hợp, hài hịa lợi ích giữa chủ DN và cơng nhân, nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người lao động,
có như vậy mới có thể kéo giảm tình trạng đình cơng, lãn cơng tự phát.
Tóm lại, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến FDI cần phải sớm được xây dựng và ban hành đồng bộ, thống nhất và kịp thời.
nhất và đồng bộ hơn, làm cho công tác quản lý Nhà nước về FDI ngày càng nề nếp và ổn định hơn.