CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG
3.2 Tình trạng thanh khoản của hệ thống NHTM
Trong giai đoạn 2008 – 2011, NHNN đã thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ với nhiều biện pháp mạnh để ngăn ngừa lạm phát, do đó điểm yếu về thanh khoản của các NHTM đã dần dần bộc lộ thơng qua tình trạng căng thẳng trên thị trường LNH và các cuộc đua lãi suất của nhiều NHTM để huy động vốn.
3.2.1 Các NHTM đua tăng lãi suất huy động vốn
Những cuộc đua lãi suất diễn ra trong giai đoạn 2008 – 2011 cho thấy thanh khoản của hệ thống NHTM căng thẳng đã ảnh hưởng xấu đến thị trường tiền tệ và các doanh nghiệp. Đầu năm 2008, NHNN đã thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các loại lãi suất chủ chốt, phát hành tín phiếu bắt buộc do đó làm tăng nhu cầu về tiền mặt đối với các NHTM. Để đảm bảo khả năng thanh khoản các NHTM đã phải liên tục tăng mức lãi suất tiền gửi để huy động vốn. Tháng 1/2008 lãi suất huy động trung bình ở mức 8,5%/năm, đã tăng cao nhất vào tháng 6/2008, nhiều NH đã công bố lãi suất huy động ở mức 18% –
20%/năm như NH SeAbank áp dụng lãi suất 19,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng13, NH Mỹ Xuyên (NH MDB hiện nay) đã tăng lãi suất lên 19,56%/năm cho kỳ hạn 24 tháng và lãi suất kỳ hạn 1 tháng là 17,76%/năm14. Cuộc đua lãi suất tiếp theo xảy ra vào năm 2010, do lạm phát đã tăng đến 9,58% vào tháng 11/2010 buộc NHNN điều chỉnh tăng lãi suất để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Để hạn chế việc các NHTM đua tăng lãi suất, NHNN đã yêu cầu các NH ký kết đồng thuận áp dụng lãi suất ở mức 12% vào tháng 11/2010 và tăng lên 14%/năm vào tháng 12/2010. Tuy nhiên, trên thực tế các NHTM vẫn đua tăng lãi suất huy động cao hơn mức lãi suất đồng thuận. Vào thời điểm tháng 12/2010 mức lãi suất cao nhất của NH SeAbank công bố mức 18%/năm, cao hơn nhiều so với mức lãi suất đồng thuận 14%15.
Để chấm dứt tình trạng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất năm 2011, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN ấn định mức trần lãi suất huy động bằng VND áp dụng cho các NHTM là 14%/năm. Mức lãi suất qui định thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường trước đó nên các NHTM gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì các khoản tiền gửi của khách hàng, dẫn đến việc qui định trần lãi suất đã không được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Nhiều NHTM đã dùng các biện pháp trả thưởng, khuyến mãi… để tăng lãi suất cho khách hàng, chi phí huy động tiền gửi thực tế cao hơn nhiều so với trần lãi suất qui định. Sau một thời gian áp dụng, NHNN đã phải sử dụng các biện pháp mạnh để chấn chỉnh việc thực hiện trần lãi suất tại các NHTM. Chỉ thị 02 và Thông tư 30/2011/TT-NHNN của NHNN ban hành sau 6 tháng qui định áp dụng trần lãi suất đã yêu cầu các NHTM chấn chỉnh lại mức lãi suất về 14% đồng thời kiểm tra việc thực hiện tại các NHTM và kiên quyết xử lý các vi phạm vượt trần lãi suất. Tại thời điểm tháng 9/2011, lãi suất được áp dụng chung cho tất cả các NHTM ở mức 6%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và 14%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn. Thực tế, một số NH vẫn huy động vượt trần lãi suất qui định do vốn huy động có xu hướng chuyển đến những NHTM lớn hơn làm cho việc đảm bảo thanh khoản đặc biệt khó khăn đối với các NHTM có qui mơ và mạng lưới nhỏ.
13 Trí Dũng (2010).
14 Minh Yến (2008)
Những cuộc đua tăng lãi suất huy động vốn trong các năm 2008, 2010 và 2011 là dấu hiệu cho thấy các NHTM phải huy động vốn bằng mọi cách để bù đắp thiếu hụt về thanh khoản, một số NH quản lý thanh khoản không tốt, khơng đối phó được với những thay đổi của chính sách do đó dẫn đến sự căng thẳng về thanh khoản.
3.2.2 Các ngân hàng khó đáp ứng nhu cầu vay vốn
Cạnh tranh để huy động vốn giữa các NHTM đã làm tăng lãi suất đầu vào, do đó mức lãi suất cho vay mà các NHTM áp dụng đối với các doanh nghiệp cũng tăng cao. Năm 2011 “lãi vay trên thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu là 18-20%, thậm chí cao hơn, trong khi Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore chỉ dao động 6-7%”16 (Vũ Thành Tự Anh, 2011).
Trong khi đó NHNN ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN năm 2011 đã đưa ra các qui định hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NH đồng thời kiểm sốt dịng vốn vào các lĩnh vực rủi ro cao như chứng khoán và bất động sản. Hoạt động cho vay của các NH ngày càng siết chặt, các NHTM đều phải cắt giảm các khoản cho vay mới, đồng thời thu hồi nợ cũ để đưa tốc độ tăng trưởng tín dụng xuống 20% vào cuối năm 2011. Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê TPHCM cho thấy, trong số gần 2.000 doanh nghiệp được hỏi có 41,5% các DN có vốn vay đáp ứng từ 25% - 50% nhu cầu, và 32,5% các DN được đáp ứng dưới 25% nhu cầu vay vốn17. Các DN khó vay được vốn từ hệ thống NH, do đó dẫn đến tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, buộc phải ngưng sản xuất hoặc đóng cửa. Theo điều tra của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến cuối năm 2011 đã có đến khoảng 79.000 DN giải thể, tổng số DN thành lập trong năm 2011 là 77.548 DN, nhưng đã có đến 7.611 DN phải sớm dừng hoạt động18. Ngoài ra những vụ đổ vỡ tín dụng cuối năm 2011 đã cho thấy tình trạng khó khăn của các DN trong việc tiếp cận vốn tín dụng từ các NH.
16 Thủy Triều (2012)
17 Thanh Hương (2012)
18 Nguyễn Việt Phong, Bùi Trinh, Phạm Đỗ Chí (2012)
Như vậy, các DN trong nền kinh tế phải gánh chịu mức chi phí lãi vay cao, thậm chí khơng vay được vốn NH. Điều đó cho thấy các NHTM đã khơng đáp ứng được nhu cầu vốn vay của nền kinh tế.
3.2.3 Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng cao
Thị trường hoạt động giữa các NH được xem như là thước đo thanh khoản của hệ thống. Khi NHNN thực hiện các qui định chặt chẽ đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM, một số NHTM thiếu hụt về thanh khoản đã phải tham gia vào thị trường LNH vay vốn để bù đắp, làm thị trường tăng cao cả về lãi suất và doanh số hoạt động.
Do căng thẳng về thanh khoản, các NHTM chạy đua tăng lãi suất huy động đã làm cho lãi suất trên thị trường LNH tăng cao. Tháng 2/2008, lãi suất vay qua đêm giữa các NHTM lên đến 43%/năm, trong khi đó mức lãi suất cao nhất trong năm 2007 là 17%/năm.
Hình 3.3: Lãi suất trên thị trường LNH năm 2011 Lãi suât (%/năm)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 Jan- 11 Feb- 11 Mar -11 Apr- 11 May- 11 Jun- 11 Jul-1 1 Aug- 11 Sep- 11 Oct-1 1 Nov- 11 Dec- 11 Qua đêm 1 tháng 3 tháng 12 tháng
Năm 2011, lãi suất thị trường LNH đã tăng mạnh trong tháng 10 và tháng 11, sau khi NHNN ban hành qui định áp dụng lãi suất huy động tối đa cho tất cả các NHTM là 14%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn và 6%/năm đối với tiền gửi khơng kỳ hạn (Hình 3.2). Lãi suất ngày 17/10 có thời điểm đến 30%/năm cho kỳ hạn 1 tháng19, và ngày 7/11 tăng đến 37%/năm cho kỳ hạn một năm 20. Nguyên nhân là do những NHTM khó thu hút tiền gửi từ khu vực dân cư (trên thị
trường 1), mặt khác lại không đủ điều kiện vay NHNN do đó phải huy động, vay vốn từ các NH khác (trên thị trường 2) để bù đắp thiếu hụt về thanh khoản. Tình trạng khó khăn về thanh khoản cũng được biểu hiện thông qua các điều kiện vay vốn LNH, một số ngân hàng mất uy tín do không trả nợ hoặc khơng thanh tốn được các khoản trái phiếu đến hạn, nên phải có tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Trong khi đó, các NH có dư thanh khoản hạn chế cho vay làm cho dịng vốn LNH bị ách tắc, các NN khó khăn về thanh khoản càng khó tiếp cận được vốn.
Diễn biến trên thị trường tiền tệ đã cho thấy những bất cập của hệ thống NH. Trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt, một số NH đã bộc lộ những yếu kém về thanh khoản như khó khăn trong việc huy động vốn và cung cấp các khoản tín dụng đáp ứng các nhu cầu vốn của nền kinh tế, thị trường LNH có nhiều bất ổn, do đó làm tăng rủi ro thanh khoản đối với cả hệ thống. Để giải quyết vấn đề thanh khoản của hệ thống NH cần đánh giá một cách đầy đủ chính sách quản lý thanh khoản của các NHTM và vai trò quản lý giám sát của NHNN.