CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
5.2 Khuyến nghị chính sách
5.2.1 Đối với chính phủ và NHNN
Phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để tăng cường hiệu quả của chính sách trong việc điều tiết thị trường tiền tệ.
Để có thể ngăn ngừa được lạm phát, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cần được phối hợp nhất quán. Kế hoạch phát hành trái phiếu về khối lượng và lãi suất của chính sách tài khóa cần được cung cấp đầy đủ và minh bạch thông tin để làm cơ sở dự báo cho chính sách tiền tệ. Để đảm bảo hiệu quả của chính sách tiền tệ thắt chặt, chính sách tài khóa cũng cần thực hiện giảm thâm hụt ngân sách và cắt giảm đầu tư công để tập trung vốn cho khu vực doanh nghiệp, giảm bớt căng thẳng về nhu cầu vốn của nền kinh tế, trên cơ sở đó để giảm áp lực thanh khoản cho thị trường tiền tệ và cả hệ thống NH.
Giảm bớt các công cụ hành chính, sử dụng có hiệu quả các cơng cụ thị trường trong việc điều hành chính sách tiền tệ và giám sát hoạt động của các NHTM.
NHNN phải giảm bớt các cơng cụ hành chính, sử dụng linh hoạt các cơng cụ mang tính thị trường đảm bảo sự can thiệp của NHNN phù hợp với các qui luật của thị trường như lãi suất tái cấp vốn hoặc phát hành tín phiếu NHNN với lãi suất phù hợp để điều hịa vốn trên thị trường LNH, xóa bỏ trần lãi suất để các NHTM có thể tăng thêm huy động vốn. Các quy định giám sát hệ thống NH cần phải giảm bớt các biện pháp giải quyết tình thế mang tính đối phó phụ thuộc vào mục tiêu của chính phủ để tránh việc can thiệp một cách đột ngột, gây ra những tác động ngược và áp lực đối với hoạt động của hệ thống NH. Đồng thời, NHNN cần có các biện pháp chế tài đủ mạnh đối với các NHTM trong việc tuân thủ các qui định giám sát.
Định kỳ đánh giá xếp loại các NH trong hệ thống sẽ giúp cho các cơ quan quản lý của NHNN
có được giải pháp chính sách phù hợp với từng NH. Trên cơ sở đánh giá các NH, NHNN cũng cần phân tách các NH thiếu thanh khoản tạm thời với các NH mất khả năng chi trả, để từ đó thực hiện các biện pháp kiểm soát kịp thời, thay đổi nguyên tắc “không để ngân hàng đổ vỡ”28
mà NHNN đã đưa ra, tránh tình trạng cứu trợ tất cả các NH nhằm giảm thiểu rủi ro do tâm lý ỷ lại, nhờ đó, thúc đẩy các NH phải tuân thủ quy trình về quản trị rủi ro. Kinh nghiệm trong việc đối mặt với sự đổ vỡ NH năm 1992 của Thụy Điển được đánh giá là thành cơng đó là thực hiện nguyên tắc “các chủ NH phải chịu lỗ và mất vốn trước khi chính phủ rót tiền cứu trợ”. Chính phủ Thụy Điển đã tuyên bố “bảo đảm toàn bộ số vốn của người dân và doanh nghiệp gửi hoặc đầu tư trong hệ thống NH ngoại trừ vốn của giới chủ NH”29
NHNN cần đảm bảo môi trường minh bạch thông tin
Minh bạch thơng tin giúp cho NHNN có thể tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng như cơng bố xếp hạng tín nhiệm các NH thông qua các tổ chức độc lập, công bố đầy đủ các thơng tin về tình trạng hoạt động của từng NHTM để từ đó giúp cho người gửi tiền có thể nhìn nhận một NH lành mạnh, đảm bảo việc lựa chọn NH không chỉ dựa vào mức lãi suất cơng bố. Việc loại bỏ tình trạng sở hữu chồng chéo về vốn giữa các NH cũng là yêu cầu cần thiết để NHNN có thể xóa bỏ rào cản đối với hoạt động giám sát của NHNN, minh bạch trong hoạt động của các NHTM để từ đó có thể can thiệp một cách hiệu quả vào hệ thống NH, tạo ra một hệ thống NH lành mạnh, và hạn chế việc xảy ra rủi ro với cả hệ thống.