Tài sản thanh khoản chiếm tỷ lệ thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN HÀNG

3.3 Hoạt động quản lý thanh khoản của các NHTM

3.3.1 Tài sản thanh khoản chiếm tỷ lệ thấp

Chỉ số thanh khoản được tính bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản so với tổng tài sản có cho biết khả năng thanh tốn tức thì của NH hay khả năng dễ dàng chuyển tài sản thành tiền mặt, các NH có tỷ lệ tài sản thanh khoản thấp sẽ khó đáp ứng được các nhu cầu bất thường về vốn, do đó rủi ro thanh khoản càng cao. Theo số liệu Báo cáo tài chính của các NHTMCP năm 2011, các NH thuộc nhóm 1 có tỷ lệ trung bình của tài sản thanh khoản so với tổng tài sản là 31,4%, các NH thuộc nhóm 2 có tỷ lệ trung bình là 26,3%, và các ngân hàng thuộc nhóm cịn lại có tỷ lệ trung bình là 19,2% (Bảng 3.2). Trong khi đó từ cuối năm 2010 hệ thống xếp hạng nội bộ theo nguyên tắc CAMELS đã được triển khai áp dụng cho toàn bộ hệ thống NH Trung Quốc, với tỷ lệ thanh khoản tối ưu theo quy định là 35%21.

Các NH thuộc nhóm 1 được đánh giá là hoạt động tốt trên thị trường cũng là các NH nắm giữ các tài sản thanh khoản cao nhất, trong đó bao gồm các NHTM của NN và các NHTMCP dẫn đầu có chất lượng quản lý thanh khoản tốt đảm bảo được mục tiêu hoạt động an toàn.

                                                            

Bảng 3.2: Chỉ số tài sản thanh khoản của các NHTM năm 2011

NHÓM NGÂN HÀNG Tỷ lệ tài sản thanh khoản trung bình Nhóm 1 31.4%

Nhóm 2 26.3%

Nhóm 3 & 4 19.2%

Nguồn:Tính tốn của tác giả từ Báo cáo tài chính năm 2011 

Mức tài sản thanh khoản mà các NHTM thuộc nhóm 3 và 4 nắm giữ thấp như vậy khiến cho một số NH khơng có đủ dự trữ thanh khoản do đó dễ gặp rủi ro khi chính sách tiền tệ của NHNN có thay đổi. Điều đó cũng giải thích việc các NH này phải tham gia vào những cuộc đua lãi suất để huy động bằng mọi cách, đáp ứng nhu cầu về vốn.

Trong danh mục tài sản của các NH được khảo sát cho thấy ở một số NHTM các loại chứng khốn do Chính phủ phát hành chiếm tỷ lệ thấp thậm chí khơng có trong danh mục các tài sản thanh khoản. (Hình 3.4).

Hình 3.4: Tỷ lệ nắm giữ TPCP so với Tổng tài sản có của các NHTM năm 2011

8.4% 6.2% 3.6% 7.5% 5.1% 3.3% 0.9% 2.7% 4.3% 3.3% 2.8% 0.7% 0.1% 0.0% 1.0% 2.0% 3.0% 4.0% 5.0% 6.0% 7.0% 8.0% 9.0% Vietin B BIDV VCB MB STB ACB Exim SHB Oce anB BVB Western NVB MDB

Các NH có tỷ lệ trái phiếu chính phủ (TPCP) cao hơn thường là các NH ở nhóm 1, hoạt động lành mạnh và chú trọng việc bảo đảm thanh khoản, Vietinbank có tỷ lệ TPCP năm 2011 là 7,9%, MB là 7,5%, VCB là 3,6% so với tổng tài sản có, trong khi đó các NH khác chỉ có một lượng TPCP thấp như NVB có 0,7%, MDB có 0,1% so với tổng tài sản. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc các NHTM không đủ tài sản làm đảm bảo để vay tái cấp vốn, tái chiết khấu từ NHNN, do đó khơng đủ điều kiện tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ của NHNN để bù đắp thanh khoản khi cần thiết. Như vậy do đặt cao mục tiêu lợi nhuận và những lợi ích trong ngắn hạn, các NHTM đã khơng lựa chọn đầu tư vào các loại trái phiếu Chính phủ là các loại tài sản có lợi nhuận thấp, do đó khơng xây dựng được một danh mục tài sản an toàn để đảm bảo thanh khoản một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)