2.3 THỰC TRẠNG KẾ TỐN PHỊNG NGỪA TẠI VIỆT NAM
2.3.3 Công cụ phòng ngừa
9 Theo văn bản pháp lý
Theo đoạn 19 thông tư 210/2009TT-BTC–hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế qui đinh Cơng cụ phịng ngừa rủi ro:Là một cơng cụ tài chính phái sinh
được xác định hoặc là một tài sản tài chính hay nợ phải trảtài chính phi phái sinh được xác định (chỉ nhằm phòng ngừa các rủi ro do thay đổi tỷ giá) có giá trị hợp lý hoặc luồng tiền dự kiến bù trừ với các thay đổi trong giá trị hợp lý hoặc luồng tiền của đối tượng được phòng ngừa rủi ro.
Theo thông tư dự thảo kế tốn cơng cụ tài chính phái sinh cho rằng: Các cơng cụ phòng ngừa rủi ro phải được ký kết với một tổ chức độc lập bên ngoài doanh nghiệp báo cáo và tổ chức độc lập bên ngồi đó chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất theo hợp đồng khi rủi ro phát sinh đối với đối tượng đã được phòng ngừa rủi ro. Trường hợp các doanh nghiệp độc lập trong tập đoàn tham gia vào các giao dịch phịng ngừa rủi ro với nhau thì giao dịch phịng ngừa rủi ro đó phải được loại trừ trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Doanh nghiệp phải căn cứ vào hợp đồng gốc để xác định tính chất của rủi ro và đối tượng được phòng ngừa rủi ro để lựa chọn giao dịch phái sinh một cách phù hợp, cụ thể:
− Nếu hợp đồng gốc là các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ hoặc khoản đầu tư thuần ở cơ sở nước ngồi thì rủi ro là tỷ giá hối đối; Đối tượng được phòng ngừa rủi ro là khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đối có thể phát sinh trong tương lai. Doanh nghiệp có thể sử dụng giao dịch phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro cho khoản lỗ tỷ giá hối đoái trong tương lai.
− Nếu hợp đồng gốc là các khoản vay hoặc cho vay bằng đồng tiền ghi sổ kế tốn, thì rủi ro là lãi suất đi vay hoặc cho vay, đối tượng được phịng ngừa rủi ro là khoản thanh tốn lãi suất trong tương lai. Doanh nghiệp có thể sử dụng giao dịch phái sinh lãi suất để phòng ngừa rủi ro do sự biến động của lãi suất thị trường;
− Nếu hợp đồng gốc là các khoản vay hoặc cho vay bằng ngoại tệ, thì rủi ro là lãi suất đi vay, cho vay hoặc tỷ giá hối đối; Đối tượng được phịng ngừa rủi ro là khoản thanh toán lãi suất hoặc khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đối có thể phát sinh trong tương lai. Doanh nghiệp có thể sử dụng giao dịch phái sinh lãi suất để phòng ngừa rủi ro cho khoản thanh toán lãi suất trong tương lai hoặc sử dụng giao dịch phái sinh tiền tệ để phòng ngừa rủi ro cho khoản lỗ tỷ giá hối đoái trong tương lai hoặc sử dụng đồng thời cả hai giao dịch nói trên;
− Nếu hợp đồng gốc là các hợp đồng mua, bán hàng hố, thì rủi ro là là giá cả hàng hố, đối tượng được phịng ngừa rủi ro là khoản thanh toán tiền mua bán hàng hố trong tương lai. Doanh nghiệp có thể sử dụng giao dịch phái sinh hàng hố để phịng ngừa rủi ro cho khoản thanh toán khi mua, bán hàng hoá trong tương lai;
toán tiền mua, bán chứng khoán trong tương lai. Doanh nghiệp có thể sử dụng giao dịch phái sinh chứng khốn để phịng ngừa rủi ro cho khoản thanh toán khi mua, bán chứng khoán trong tương lai.
9 Theo thực tế thực hành kế toán khảo sát
Trong tất cả ngân hàng và các doanh nghiệp thuộc VN30 thì chỉ có duy nhất cơng ty cổ phần tập đồn MaSan chỉ định cơng cụ tài chính phái sinh (hợp đồng kỳ hạn) để phịng ngừa rủi ro tỷ giá.