CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUYỀN CHỌN CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN
2.2.2 Kinh nghiệm của KRX cho Việt Nam
- Mơ hình tổ chức và quản lý giao dịch: KRX đã có bước chuẩn bị hết sức chu đáo, gần 10 năm chuẩn bị cho hạ tầng công nghệ thông tin và phổ biến kiến thức cho nhà đầu tư. Thành công của quyền chọn chỉ số KOSPI 200 là do sự tham gia của phần lớn nhà đầu tư cá nhân. Chính sách thuế thu nhập của Hàn Quốc cũng
không đánh vào giao dịch quyền chọn. Đây là những điểm mà Việt Nam cần lưu ý.
Về phương thức tổ chức và quản lý, cũng như hầu hết các TTCK có quy mơ nhỏ và chưa thực sự phát triển, để từng bước phát triển theo từng giai đoạn, SGDCK Việt Nam không thành lập một công ty con để tổ chức và quản lý thị trường quyền chọn mà nên thiết lập thêm một mảng cho giao dịch quyền chọn.
- SGDCK Việt Nam thống nhất tổ chức và quản lý giao dịch các quyền chọn niêm yết trên SGD quyền chọn phải thông qua hệ thống các CTCK là thành viên của Sở, hệ thống các CTCK thành viên thực hiện các chức năng cơ bản tư vấn và môi giới mua bán quyền chọn cho khách hàng. Đồng thời, một số công ty có thể đóng vai trị là nhà tạo lập thị trường khi đủ điều kiện của một nhà tạo lập thị trường.
- Mơ hình thanh tốn bù trừ: mơ hình của Hàn Quốc khơng có cơ quan lưu ký độc lập mà KRX kiêm luôn chức năng này thông qua hệ thống các thành viên thanh toán, cơ quan lưu ký và ngân hàng thanh toán. Tại Việt Nam, có thể nghiên cứu thành lập một bộ phận trực thuộc SGD để thực hiện thanh toán bù trừ và ký quỹ hoặc sử dụng TTLKCK độc lập hiện có.
- Quy định về thiết lập chỉ số KOSPI 200 của Hàn Quốc đơn giản hơn những quy định về chỉ số của Mỹ nhưng tính hiệu quả rất cao, thực sự là một tài sản cơ sở hấp dẫn góp phần làm nên thành công của hợp đồng quyền chọn chỉ số KOSPI 200.
Kết luận chương 2
Việc nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng kinh nghiệm về tổ chức giao dịch quyền chọn chỉ số tại một số nước trên thế giới như Mỹ và Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thị trường quyền chọn chỉ số tại Việt Nam. Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu cơ bản thị trường của hai quốc gia tiêu biểu về quyền chọn chỉ số, đó là thị trường Mỹ với bề dày lịch sử và sự phát triển khá hồn thiện mọi thứ, đó là thị trường Hàn Quốc tuy cịn đang phát triển nhưng đã có thành cơng lớn về quyền chọn chỉ số, để từ đó có được cái nhìn tổng thể về thị trường quyền chọn chỉ số và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG
QUYỀN CHỌN CHỈ SỐ Ở VIỆT NAM 3.1 Những rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3.1.1 Rủi ro từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động rất lớn đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp. Cụ thể, TTCK Việt Nam đã có những đợt tăng mạnh trong năm 2006 và năm 2007 một phần là do tình hình sản xuất kinh doanh của các cơng ty niêm yết rất khả quan. Nhìn chung, hầu hết các cơng ty niêm yết đều có kết quả tốt, trong đó dẫn đầu về chỉ tiêu thu nhập trên cổ phiếu (EPS) trong năm 2007 là các cổ phiếu như: SJS (12.442 đồng), NKD (5.805 đồng), AGF (5.791 đồng),…Ngược lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tồn cầu, tình hình sản xuất kinh doanh của các cơng ty trong năm 2008 suy giảm, thậm chí có những cơng ty thua lỗ như TRI (- 19.210), HAP (-4.350), REE (-2.210), SAM (-1.140) và làm cho giá cổ phiếu bị sụt giảm đáng kể.
Bảng 3.1 Giá CP của 10 doanh nghiệp trên HOSE có EPS nhỏ nhất năm 2008
STT Mã CK EPS Năm 2008 Giá Cổ phiếu 31/12/2007 Giá Cổ phiếu 31/12/2008 Tỷ lệ thay đổi 01 TRI -19.210 45,5 7,7 -83,08% 02 HAP -4.350 61,5 12 -80,49% 03 TYA -4.050 33 10,6 -67,88% 04 TPC -3.410 25,5 7,4 -70,98% 05 BHS -2.446 49,5 16,7 -66,26% 06 REE -2.210 98 20,8 -78,78% 07 FPC -1.350 52,5 19 -63,81% 08 VNE -1.160 52 7,7 -85,19% 09 SAM -1.140 109 13,9 -87,25% 10 GMD -790 133 30 -77,44% (Nguồn: tổng hợp từ báo ĐTCK)
Bên cạnh EPS thì chỉ số P/E bình quân trên TTCK năm 2006 khoảng 38,18 lần, trong khi P/E trung bình của các thị trường khác chỉ vào khoảng 10-17 lần. Chỉ số P/E cao một phần là do nhà đầu tư kỳ vọng quá lớn vào triển vọng của công ty trong tương lai cũng như tin tưởng vào sự phát triển đột biến của một số công ty, sự phát triển của các dự án đang triển khai, các doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thưởng với tỷ lệ cao,…khiến cho thị giá của cổ phiếu vượt quá xa so với giá trị thực. Điều này dẫn đến thị trường tăng trưởng nóng cuối năm 2006 đến quý I năm 2007 (VN-Index tăng kỷ lục 1170,67 điểm ngày 12/3/2007) nhưng lại giảm sâu đặc biệt năm 2008 (VN-Index giảm xuống còn 286 điểm) làm cho nhà đầu tư hoang mang, lo lắng thị trường sẽ xuống nữa nên đã bán tháo cổ phiếu, chấp nhận thua lỗ.
Trong thời gian qua, có một hiện tượng trên TTCK Việt Nam là việc các công ty niêm yết đua nhau tăng vốn, bằng phát hành cổ phiếu. Việc mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh bằng việc phát hành cổ phiếu không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc tự động mang lại những khoản lợi nhuận lớn như kỳ vọng của cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư. Đặc biệt, rủi ro sẽ càng cao nếu công ty phát hành cổ phiếu không chuẩn bị kỹ những phương án về nhân sự và tổ chức sản xuất kinh doanh thích ứng với phần vốn huy động thêm. Và khi đó, doanh nghiệp có khả năng gặp phải những khó khăn lớn về trả cổ tức, nhất là duy trì mức cổ tức cao như trước khi phát hành bổ sung. Điều này cũng có nghĩa sẽ rủi ro cho nhà đầu tư đang nắm giữ những cổ phiếu này.
3.1.2 Rủi ro đến từ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết
Trong hoạt động đầu tư chứng khốn, thơng tin là yếu tố rất quan trọng. Từ khi hoạt động đến nay, TTCK Việt Nam cịn nhiều bất cập trong việc cơng bố thông tin và quản lý công bố thông tin. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy khơng bình đẳng trong giao dịch.
Nhìn chung, tình hình cơng bố thơng tin của các công ty niêm yết trong thời gian qua chưa hoàn toàn đúng như quy định. Hầu hết các vi phạm thường thấy là do thiếu kinh nghiệm, cung cấp thông tin không theo định kỳ, không công bố thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa ra những nhận định khơng
chính xác, thiếu tin cậy. đối với các thông tin về nghị quyết đại hội đồng cổ đông hay hội đồng quản trị, các kế hoạch, dự án, hợp đồng kinh doanh, hợp tác làm ăn, thay đổi nhân sự cũng không được công bố kịp thời và thậm chí khơng cơng bố ra cơng chúng. Việc cơng bố thơng tin chậm và cố tình trì hỗn việc công bố thông tin của các công ty niêm yết đã ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 52/2012/TT-BTC hướng dẫn việc công bố thông tin trên TTCK theo Luật chứng khoán thay thế cho Thông tư 09/2010/TT-BTC nhằm giải quyết những bất cập. Trong đó có những quy định về việc nghĩa vụ công bố thông tin không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp niêm yết, mà mở rộng ra cả các công ty đại chúng lớn (quy mơ vốn điều lệ thực góp trên 120 tỷ đồng, quy mô đại chúng từ 300 cổ đông), rút ngắn thời gian công bố thông tin, tăng mức xử phạt hành chính lên đến gần 2 tỷ đồng...Mặc dù Thông tư 52 được đánh giá là mang tính đột phá, tăng cường tính minh bạch nhưng cũng chưa thể khắc phục được hết những hạn chế của thông tư cũ. Thực tế hiện nay thì hầu hết các cơng ty niêm yết cố gắng theo Thông tư 52 cũng gặp nhiều khó khăn và cần thêm thời gian sắp xếp lại bộ máy để đáp ứng được quy định.
3.1.3 Rủi ro từ thông tin thị trường và các báo cáo nghiên cứu thị trường
Sự thành bại của các nhà đầu tư gắn liền với sự toàn diện, cập nhật và chính xác của các thơng tin. Nói cách khác, rủi ro trong đầu tư có nguồn gốc từ số lượng và chất lượng thông tin mà nhà đầu tư cần làm cơ sở đưa ra các quyết định.
Nắm được thông tin luôn là lợi thế kinh doanh trên TTCK. Hiện nay, khơng ít nhà đầu tư vẫn thiếu kỹ năng tìm kiếm và phân tích thông tin. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn là các kênh cung cấp thơng tin liên quan đến thị trường vẫn rất thiếu và việc công bố thông tin chưa được chú trọng đúng mức khi các đối tượng liên quan mới chỉ nhìn nhận ở góc độ nghĩa vụ.
TTCK rất nhạy cảm với thông tin, việc mua bán phụ thuộc và yếu tố tâm lý. Như vậy, có thể một tổ chức hay cá nhân nào đó khai thác điều này bất chấp vi phạm pháp luật để kiếm lời trước mắt. Ở một khía cạnh khác, những báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức danh tiếng như IMF, HSBC, Merrill Lynch,SSI, TSC
có những tác động nhất định đến thị trường. Các báo cáo nước ngoài nêu lên những thống kê và những cảnh báo về TTCK Việt Nam, nhất là những kiến nghị mang tính nhạy cảm, khiến cho các nhà đầu tư trong nước hoang mang và có những dự đốn tiêu cực và đẩy mạnh việc bán ra cổ phiếu, khiến giá cổ phiếu giảm, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại đẩy mạnh mua vào.
3.1.4 Rủi ro về cơ chế chính sách của cơ quan quản lý
TTCK là thị trường nhạy cảm chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Trong 10 năm qua, rất nhiều văn bản pháp lý về chứng khoán và TTCK đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới cho phù hợp với sự phát triển của thị trường, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý này chỉ dừng lại ở mức Nghị định nên tính pháp lý chưa cao, chưa điều chỉnh được toàn diện hoạt động của TTCK. Ngồi ra, các nhà đầu tư cịn phải chịu các rủi ro liên quan đến các chính sách của Chính phủ, như: những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lãi suất, lạm phát, tỷ lệ nắm giữa cổ phần trong các công ty cổ phần của nhà đầu tư chiến lược, chính sách xuất nhập khẩu, độc quyền hoặc các quan hệ quốc tế song phương, đa phương…
Trong giai đoạn đầu của TTCK, các cơ quan chức năng chưa có kinh nghiệm điều hành, giám sát khi đưa ra các quyết định như tăng giảm biên độ dao động từ 5% xuống 3% hay lên 7%, hoặc khống chế lệnh đặt mua ở mức 3.000 cổ phiếu đã gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng vào năm 2003 và phải mất gần 3 năm sau thị trường mới sôi động trở lại và những ngày cuối tháng 5/2007, các biện pháp điều tiết hành chính của NHNN một lần nữa lại ảnh hưởng đến thị trường.
3.1.5 Rủi ro về các quy định của Sở giao dịch chứng khoán
Các quy định của SGD chứng khoán liên quan đến việc tổ chức khớp lệnh và phân lô giao dịch cổ phiếu sẽ tạo ra những rủi ro cho các nhà đầu tư. Việc khớp lệnh định kỳ gây rủi ro cho nhà đầu tư vì họ không thể hủy ngang lệnh đã đặt trước khi kết thúc phiên khớp lệnh, bất chấp những biến động mới bất lợi trên thị trường, nếu họ không muốn chịu phạt vì sự thay đổi quyết định này. Khớp lệnh định kỳ có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư vì dễ gây tình trạng cung - cầu ảo trên thị trường và cả
tình trạng nghẽn mạch, quá tải hoặc phân biệt đối xử đối với các nhà đầu tư nhỏ như ở một số sàn giao dịch khi thị trường đang ở giai đoạn tăng trưởng vào cuối năm 2006 và những tháng đầu năm 2007. Tuy vậy, khớp lệnh định kỳ cũng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư giảm bớt thiệt hại khi hủy lệnh đã đặt sau khi khớp lệnh đối với các nhà đầu tư còn dư thừa chưa xử lý hết trong phiên giao dịch gần nhất.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên TTCK cịn có thể phải đối diện với các rủi ro gắn với sự điều chỉnh quy định về số lượng giao dịch cổ phiếu thực hiện, cụ thể từ mức 10 cổ phiếu trước đây, nâng lên tối thiểu 100 cổ phiếu mỗi lơ giao dịch trong q trình khớp lệnh liên tục ở HOSE. Các rủi ro đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ có thể gồm:
- Khơng có cơ hội mua các cổ phiếu tốt vì chúng chỉ được giao dịch theo lô lớn.
- Chịu thiệt hại do phải là người bán lẻ với giá thấp hơn so với các nhà đầu tư có số lượng cổ phiếu đủ lơ quy định, trong khi đó họ cũng khơng có cơ hội mua lẻ thêm cổ phiếu để làm trịn 100 cổ phiếu cho đủ lơ theo quy định.
3.1.6 Rủi ro về chất lượng dịch vụ của CTCK
Một vấn đề cũng được coi là không kém quan trọng, đó là sự thiệt hại của nhà đầu tư xuất phát từ năng lực yếu kém của chính các CTCK.
Bên cạnh vấn đề nhân sự, yêu cầu về hệ thống CNTT ngày càng trở nên quan trọng hơn, tình trạng bị nghẽn lệnh giao dịch đã xảy ra nhiều lần với hầu hết CTCK. Do đó, nhiệm vụ hết sức quan trọng của CTCK là phải cung cấp dịch vụ tốt nhất cho nhà đầu tư.
Liên tiếp trong thời gian gần đây, hoạt động tự doanh của các CTCK ngày càng lấn lướt các giao dịch trên thị trường và gây nên sự cạnh tranh khơng bình đẳng giữa các chủ thể tham gia đầu tư. Hơn 10 năm tham gia trên TTCK, nhà đầu tư không nhận được bất cứ thông tin nào về hoạt động tự doanh của các CTCK, trong khi hàng ngày vẫn giao dịch cạnh tranh trên một sân chơi khơng bình đẳng.
Trong quá trình kinh doanh, các CTCK có lợi thế hơn hẳn các nhà đầu tư khác, do đây là đối tượng nắm được quy trình nhận lệnh, có nhân viên ngồi tại SGD
nên biết thông tin đầy đủ về quan hệ cung cầu đối với từng cổ phiếu; khơng phải tính tốn phí giao dịch khi tự doanh. Những lợi thế này cho phép các CTCK biết trước được xu hướng giao dịch trong mọi hoàn cảnh để tìm lợi nhuận. Trong khi khâu giám sát thị trường của cơ quản lý còn hạn chế.
3.1.7 Rủi ro khác
Bên cạnh những rủi ro trên thì các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro liên quan đến các biến động thị trường trong nước và nước ngoài gây ra, bởi: các trào lưu mua, bán cổ phiếu theo tâm lý đám đông làm phá vỡ các quy luật vận động bình thường của thị trường. Chủ yếu là do các nhà đầu tư cá nhân nhỏ, thiếu kinh nghiệm và năng lực đầu tư. Một TTCK bền vững và phát triển phải dựa trên đa số nhà đầu tư tổ chức chứ không phải đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ.
3.2 Sự cần thiết của việc xây dựng quyền chọn chỉ số trên thị trường chứng
khoán Việt Nam
Với những phân tích về rủi ro trên TTCK Việt Nam như trên, có thể thấy rằng thời điểm này là thời điểm TTCK rất cần phải có các cơng cụ phái sinh để nhà đầu tư có thể lựa chọn nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng thời tạo đòn bẩy, giúp gia tăng tỷ suất sinh lợi cho nhà đầu tư.
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã thực hiện Phiếu khảo sát được