Đặc điểm thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình fama french 3 nhân tố vào thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40)

2.1.2.1 Qui mơ

Qui mơ thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Qui mơ thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007. Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán sụt giảm liên tục trong năm 2008 đã làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống cịn 18%. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II năm 2009, chỉ số giá chứng khoán

đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến 31/12/2010 đã đạt mức 591.345 tỷ đồng trên sàn HOSE và 131.817 tỷ đồng trên sàn HNX.

Qui mô phát triển của thị trường từng bước gắn liền với cơng tác cổ phần hố doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) theo tiến trình cải cách nền kinh tế của Chính phủ nhằm tạo nguồn hàng cho thị trường, phần lớn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường là DNNN cổ phần hóa, về sau khi thị trường phát triển mạnh thì một số doanh nghiệp tư nhân mới tham gia thị trường để huy động vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nhìn chung qui mơ của thị trường chứng khốn Việt Nam còn khá nhỏ so với các nước trên thế giới, qui mô thị trường tăng nhanh những năm qua không hẳn do số lượng hàng hóa nhiều mà một phần do giá cổ phiếu tăng mạnh trong các giai đoạn bùng nổ của thị trường.

2.1.2.2 Niêm yết và giao dịch chứng khoán

Năm 2000, với 2 công ty niêm yết khi đưa TTGDCK TP.HCM vào hoạt động, thị trường chứng khoán đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001. Sau đó, thị trường đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003. Năm 2005, sau khi TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động, tổng số các công ty niêm yết trên cả hai thị trường là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4,94 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung, giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn hoạt động trầm lắng của thị trường.

Kể từ năm 2006 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng cơng ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch. Tính đến cuối năm 2010, đã có 642 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai sàn và 5 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt 235,029 nghìn tỷ đồng.

Giai đoạn 2006-2009 cũng chứng kiến những kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tháng 3/2007, các chỉ số chứng khoán đạt được mức cao nhất.

VN-Index đạt mức 1,170.67 điểm và HASTC-Index đạt 459.36 điểm. Trong khi đó, xét về khối lượng giao dịch, tháng 5/2009 là tháng có khối lượng giao dịch lớn nhất, bình qn có 77 triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên, với giá trị đạt 2.270,57 tỷ đồng.

Mặc dù đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng thị trường giao dịch cổ phiếu còn nhiều biến động và hạn chế về tính thanh khoản đặc biệt khi thị trường có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh đó, hàng hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư (chưa có các sản phẩm phái sinh, các sản phẩm đầu tư tập thể). Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư trên thị trường cịn nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước ngày hồn tất giao dịch), tính minh bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư.

2.1.2.3 Nhà đầu tƣ

Số lượng các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khốn ngày càng đơng đảo. Số lượng nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, trong nước và nước ngoài đã gia tăng đáng kể. Từ khoảng gần 3000 tài khoản nhà đầu tư tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, đến cuối năm 2002 số lượng tài khoản giao dịch tăng lên 13.600 tài khoản, con số này tăng lên gấp hai lần vào cuối năm 2005, cuối năm 2007 số lượng tài khoản giao dịch đạt 308.000 tài khoản và tính đến cuối năm 2009 đã có khoảng 900.000 tài khoản giao dịch, trong đó số nhà đầu tư tổ chức trong nước là 2.662, số nhà đầu tư cá nhân trong nước là 807.558, số nhà đầu tư nước ngoài là hơn 13.000 nhà đầu tư.

Qua thống kê cho thấy đa số nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là nhà đầu tư cá nhân. Phần lớn nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, đầu tư theo phong trào và theo cảm tính. Ngồi ra, do bị hạn chế về kiến thức và kỹ năng đầu tư nên các nhà đầu tư cá nhân cũng dễ bị tác động bởi tâm lý bầy đàn và những thông tin sai lệch trên thị trường chứng khoán.

Giả thuyết thị trường hiệu quả (hay lý thuyết thị trường hiệu quả) cho rằng một thị trường vốn hiệu quả là thị trường trong đó giá chứng khốn điều chỉnh nhanh chóng để nắm bắt được các thơng tin mới, vì thế giá hiện hành của các chứng khốn phản ánh tất cả các thơng tin có sẳn. Do đó nhà đầu tư khơng thể kiếm được lợi nhuận bằng cách căn cứ vào các thơng tin đã biết hay những hình thái biến động của giá cả trong quá khứ.

Thị trường hiệu quả có ba mức độ: dạng yếu, dạng vừa phải và dạng mạnh. Dạng yếu cho rằng: giá chứng khoán phản ánh đầy đủ các thông tin thị trường chứng khốn đã cơng bố trong quá khứ như: các mức giá, tỷ suất sinh lợi, khối lượng giao dịch … Dạng vừa phải cho rằng: giá chứng khoán đã chịu tác động đầy đủ của thông tin trong quá khứ cũng như thông tin vừa công bố xong (bao gồm cả các thông tin phi thị trường như: cổ tức, EPS, P/E, D/P, chia tách cổ phiếu, thông tin kinh tế, chính trị …). Nhà đầu cơ khơng thể dựa vào thông tin trong quá khứ cũng như thơng tin vừa được cơng bố để có thể mua rẻ bán đắt chứng khốn, vì ngay khi thơng tin được cơng bố, giá chứng khốn đã thay đổi phản ánh đầy đủ thông tin vừa công bố. Dạng mạnh khẳng định rằng giá của chứng khoán đã phản ánh tất cả thông tin công cộng (quá khứ và hiện tại) cũng như các thông tin nội bộ. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh dạng yếu và dạng vừa phải của lý thuyết có thể đúng và cho rằng thực tế thị trường tài chính khơng thể hiệu quả đến mức dạng mạnh.

Do đó một vấn đề cần đặt ra là mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang ở mức nào, từ đó đánh giá khả năng vận dụng các mơ hình đầu tư tài chính hiện đại vào thị trường. Một thị trường chứng khoán được cho là hiệu quả khi nó đảm bảo các tiêu chí cơ bản sau: thứ nhất, các thông tin luôn được cung cấp chính xác và kịp thời đến tất cả các nhà đầu tư bao gồm các thông tin tham chiếu trong quá khứ đến các thơng tin hiện tại và các dự đốn nhận định cho tương lai của giới phân tích. Nói cách khác tiêu chí này yêu cầu sự đa dạng, phong phú và minh bạch của các kênh cung cấp thơng tin cho thị trường. Tiêu chí này thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang khá yếu khi các nhà đầu tư chưa được tiếp cận với các thông tin cập nhật kịp thời về doanh nghiệp niêm yết do các doanh

nghiệp không chú trọng đến công bố thông tin. Hiện tượng các thông tin đưa ra muộn, sai lệch thường xuyên diễn ra. Ngồi ra các thơng tin q khứ nhằm tham khảo về thị trường và doanh nghiệp niêm yết hiện khơng đầy đủ và khó tiếp cận.

Thứ hai, khả năng thanh khoản cao của các chứng khoán được giao dịch trên thị

trường biểu thị qua khối lượng giao dịch lớn và đều đặn. Điều này khiến cho giá chứng khốn phản ánh chính xác quan hệ cung cầu của thị trường và loại bỏ hiện tượng làm giá. Tuy nhiên giao dịch trên thị trường Việt Nam hiện nay ngoại trừ một số mã cổ phiếu lớn cịn phần đơng có khối lượng giao dịch khá thấp, điều này khiến cho hiện tượng các mã khơng có giao dịch trong một phiên thường xuyên xảy ra.

Thứ ba, thơng tin được phản ánh hiệu quả, điều này có nghĩa là tất cả các thông tin

được phản ánh ngay lập tức vào giá của chứng khoán do tất cả các đối tượng đều có khả năng tiếp cận thơng tin như nhau và đưa ra các nhận định giống nhau. Tiêu chí này thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay đang khá yếu khi sự bất công trong việc tiếp cận thông tin là thường thấy. Thứ tư, tâm lý bầy đàn và mua bán cổ phiếu theo phong trào đã tạo ra sự khác thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam những năm qua, đó là khi thị trường tăng thì chỉ có người mua mà khơng có người bán, khi thị trường giảm thì chỉ có người bán mà khơng có người mua. Trong giai đoạn từ tháng 06/2005 đến tháng 10/2007 thị trường thăng hoa với sự gia tăng của VN-Index từ 250 điểm tăng lên mốc kỷ lục 1.170 điểm vào tháng 03/2007 và trụ lại ở mức 1.060 điểm vào tháng 10/2007. Trong giai đoạn này nhà đầu tư tranh nhau mua cổ phiếu làm cho tất cả cổ phiếu lớn nhỏ cùng tăng giá bất kể kết quả kinh doanh như thế nào, thậm chí có cơng ty lỗ lớn đang trong diện chưa biết xử lý thế nào mà giá cũng tăng. Khi thị trường vào giai đoạn tuột dốc từ tháng 11/2007 đến tháng 02/2009 với sự sụt giảm của VN-Index từ 1.060 điểm xuống còn 245 điểm. Trong giai đoạn này nhà đầu tư tranh nhau bán tháo cổ phiếu làm cho bất kỳ cổ phiếu nào cũng giảm kể cả những công ty kinh doanh rất hiệu quả. Thứ năm, hiện tượng thao túng giá cả tạo ra cung cầu giả tạo để trục lợi đã xảy ra trên thị trường những năm qua. Lợi dụng tâm lý đám đông và sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư, một số nhà đầu tư có tiềm lực tài chính đã cấu kết với nhau làm giá một số cổ phiếu

trên thị trường thông qua việc đặt các lệnh mua số lượng lớn với giá trần hoặc bán số lượng lớn với mức giá sàn. Hành vi thao túng giá cả đã làm biến dạng cung cầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá chứng khốn và làm mất lịng tin của các nhà đầu tư trên thị trường.

Qua phân tích trên cho thấy thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay mức hiệu quả cịn khá thấp, do đó khả năng áp dụng các mơ hình đầu tư tài chính hiện đại vào thị trường chứng khốn Việt Nam cịn hạn chế. Ngồi ra, một kiểm định về tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam theo từng thời kỳ cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không hiệu quả về mặt thông tin (dạng yếu) ở cả hai sàn giao dịch chứng khoán trong mọi thời kỳ xem xét. Tại HAX, dường như sự không hiệu quả rõ nét hơn HOSE. Sự không hiệu quả ở mức độ yếu trong thời kỳ đầu có thể là do khi tổ chức này mới đi vào hoạt động, nhà đầu tư theo phong trào hoặc chưa hiểu biết về thị trường còn chiếm quá nhiều. Khi đã tham gia thị trường nhiều hơn và kiến thức tích luỹ cũng như kinh nghiệm thực tế cho thấy nhà đầu tư đã chuyên nghiệp hơn trong quá trình ra quyết định của mình.

2.1.2.5 Thị trƣờng bất ổn hàm chứa rủi ro cao

Thị trường chứng khoán Việt Nam một thời gian dài sau khi thành lập được rất ít nhà đầu tư quan tâm. Với thực trạng đó, Nhà nước có chủ trương khuyến khích mở rộng thị trường bằng việc ban hành chính sách và tạo cơ chế cho thị trường này hoạt động tốt hơn. Các quỹ đầu tư chứng khốn đã được hình thành và tham gia thị trường. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng được giao dịch chứng khốn thuận lợi. Điều đó đã làm nhu cầu cổ phiếu thường xuyên tăng lên. Mặt khác về phía cung, mới có một số ít doanh nghiệp có cổ phiếu trên sàn giao dịch và giai đoạn đầu giao dịch gặp khó khăn. Số cổ phiếu bán ra cơng chúng có mức độ, phần lớn số cổ phiếu được phân phối trong nội bộ công ty. Với tư tưởng đó các doanh nghiệp đã xác định mệnh giá thấp hơn giá trị thực của nó, người sở hữu chứng khốn sẽ có lợi. Từ thực tế đó đã làm quan hệ cung cầu dần thay đổi, nhất là khi các quỹ đầu tư chứng khoán và những nhà kinh doanh chứng khoán lớn tham gia thị trường. Nhu cầu tăng lên

nhanh còn cung chậm hơn do phụ thuộc vào lộ trình cổ phần hố doanh nghiệp của Nhà nước. Khi cầu vượt cung thì giá cổ phiếu trên thị trường cũng vượt xa giá trị thực của nó. Những người kinh doanh cổ phiếu thu lợi nhuận cao đã thu hút các nhà đầu tư khác lao vào thị trường này. Người ta vay ngân hàng, lấy quỹ tiền mặt ở cơ quan đơn vị, bán bất động sản... để có tiền kinh doanh chứng khoán. Hàng trăm ngàn tỷ đồng đã được huy động tung vào thị trường chứng khoán. Cầu đã vượt cung nhiều lần làm cho giá cổ phiếu tăng liên tục, thị trường chứng khoán bùng phát. Chỉ số Vn-Index lên tới 1.170 điểm (12/3/2007), HASTC Index đạt trên 450 điểm.

Chính sự tăng trưởng đột biến này đã xuất hiện những yếu tố gây nguy cơ dưới đây cho thị trường chứng khoán: thứ nhất, nạn đầu cơ chứng khoán. Thực tế những năm qua cho thấy đã xuất hiện những nhà đầu cơ trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Những nhà đầu cơ này lao vào chứng khoán chủ yếu để hưởng chênh lệch giá khi thị trường biến động bất thường, chính điều này đã làm nhu cầu chứng khốn tăng giảm giả tạo. Thứ hai, nạn lạm phát chứng khoán. Khi giá cổ phiếu liên tục

tăng lên, cổ phiếu các doanh nghiệp được giao dịch hết. Doanh nghiệp huy động vốn một cách nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời cũng là cơ hội tìm kiếm lợi nhuận chênh lệch giá phát hành. Thực trạng này đã thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục phát hành cổ phiếu nhiều hơn, mở rộng việc huy động vốn. Thực tế trên thị trường chứng khoán nước ta trong thời gian qua có rất nhiều cơng ty phát hành cổ phiếu đợt 2, đợt 3 ... không phải để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh mà để tìm kiếm thặng dư vốn qua các đợt phát hành. Một hoạt động khác cũng được coi là lạm phát chứng khốn. Đó là các cơng ty trả cổ tức bằng cổ phiếu. Nhiều công ty không trả cổ tức cho nhà đầu tư bằng tiền mà bằng cổ phiếu, nhờ đó mà hàng triệu cổ phiếu được phát hành thêm một cách mặc nhiên và doanh nghiệp thu được khoản tiền đáng kể cịn cổ đơng cũng phấn khởi vì sở hữu được nhiều cổ phiếu hơn trong khi giá cổ phiếu đang tăng mỗi ngày. Cũng vì thế mà lạm phát chứng khốn trầm trọng hơn và giá trị tài sản mà chứng khoán đại diện thấp hơn rất nhiều so với trước và so với mệnh giá. Khi cung đã vượt cầu. Khi các nhà đầu tư nhận thấy giá trị cổ phiếu bị giảm đi liên tục, cổ tức mà cổ phiếu mang lại rất thấp hoặc khơng có, mệnh giá

cổ phiếu chỉ cịn là cái vỏ bề ngồi và giá cổ phiếu giảm liên tục theo giá trị thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình fama french 3 nhân tố vào thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40)