Kiểm soát chặt chẽ các phƣơng án tăng vốn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 92 - 94)

- Xếp hạng tín dụng nội bộ:

8. Rủi ro tín dụng

3.3.1.7. Kiểm soát chặt chẽ các phƣơng án tăng vốn mớ

Khi phê duyệt các phương án tăng vốn mới từ các NHTMCP, các ngân hàng phải công bố rõ hiệu quả kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ mới, dự kiến mức lợi nhuận

trước thuế, kết quả xếp loại, cổ tức. NHNN sẽ xem xét những chỉ tiêu quan trọng khi duyệt phương án tăng vốn, như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có, mức tăng trưởng tín dụng và mức tăng tiền gửi từ dân cư. Một nhấn mạnh khác là các ngân hàng phải cơng khai thơng tin về lộ trình tăng vốn, nhất là các nội dung như tổng mức vốn dự định tăng thêm, các đợt dự kiến phát hành, phương án phát hành từng đợt (những đối tượng được mua, giá bán cho từng loại đối tượng, thời điểm bán, nghĩa vụ - quyền lợi đi kèm).

Cùng với việc tăng vốn, các ngân hàng phải chứng minh có đủ trình độ năng lực và nhân sự cần thiết để quản trị, điều hành, kiểm sốt quy mơ hoạt động tăng lên. Bộ phận Thanh tra ngành ngân hàng sẽ vào cuộc và hồ sơ tăng vốn chỉ được xem xét sau khi có ý kiến của Thanh tra. Ngồi ra, phương án phải chứng minh ngân hàng có đủ trình độ, năng lực, số lượng nhân sự cần thiết để quản trị, điều hành và kiểm sốt được quy mơ hoạt động tăng lên (thể hiện qua mức tăng tổng tài sản có dự kiến, đặc biệt là mức tăng tổng dư nợ), đảm bảo các quy định về an toàn hoạt động.

Phương hướng phát triển cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Trước hết, đặt ra yêu cầu tái cơ cấu tổ chức và chuẩn mực quản lý đối với các NHTMCP, tạo điều kiện cho những ngân hàng này hiện đại hố cơng nghệ và

đào tạo nâng cao trình độ quản lý, tham gia có hiệu quả vào thị trường tiền tệ thứ cấp, nghiệp vụ tái cấp vốn và hệ thống thanh toán của NHNN.

Bước tiếp theo, sắp xếp lại hệ thống NHTMCP, giải thể hoặc sáp nhập một

số NHTMCP yếu kém. Lành mạnh hố tài chính của các NHTMCP trên cơ sở cơ cấu lại nợ quá hạn. Cơ cấu lại tổ chức, đặt biệt là các bộ phận quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ, tài sản có, giám sát và kiểm toán nội bộ, quản lý đầu tư vốn.

Bước cuối cùng, đặc biệt quan tâm đến hiệu quả kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ mới. Căn cứ tốc độ tăng trưởng và kết quả hoạt động của ngân hàng

trong khoảng thời gian trước, đặc biệt là năm liền kề để xây dựng kế hoạch tăng vốn phù hợp với quy mô tăng trưởng của ngân hàng, đảm bảo tính khả thi của hiệu quả kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ mới.

Ngoài ra, trước khi tiến hành việc tăng vốn, các ngân hàng phải công khai thông tin về kế hoạch tăng vốn theo đúng thời điểm và hình thức mà NHNN đã yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)