Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 100 - 103)

- Xếp hạng tín dụng nội bộ:

8. Rủi ro tín dụng

3.3.2.5. Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, các NHTM cần tăng cường năng lực tài chính và hoạt động. Đây được xem là yếu tố then chốt để các NHTM vững bước với những thách thức trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên việc tăng vốn của các NHTM phải lựa chọn phù hợp từng thời điểm và phương thức tăng vốn. Các ngân hàng có thể tăng vốn theo các hướng sau đây:

- Tăng vốn tự có từ lợi nhuận giữ lại; phát hành cổ phần, gọi thêm vốn từ nhà đầu tư chiến lược … để gia tăng nguồn vốn tự có cấp 1. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán xuống thấp như hiện nay việc phát hành thêm cổ phần cho các cổ đông mới là một vấn đề hết sức khó khăn, trước hết có thể phát hành thêm cổ phần cho các cổ đông hiện hữu. Phát hành trái phiếu huy động vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán sơ cấp, phát hành kỳ phiếu dài hạn trên thị trường huy động tiền gửi… để tăng vốn tự có cấp 2.

- Các ngân hàng nhỏ thiếu tính thanh khoản, hoạt động khơng hiệu quả có thể tiến hành sáp nhập, mua bán, hợp nhất với nhau để hình thành nên ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh hơn.

- Các ngân hàng thương mại lớn có thể tiến hành sáp nhập để trở thành một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và thế giới, tạo trụ cột vững mạnh cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế trên cơ sở đó vừa nâng cao năng lực tài chính vừa tiếp cận học hỏi kinh nghiệm quản trị, điều hành, công nghệ, công tác tổ chức, tác phong làm việc chuẩn mực.

- Tiến hành rà soát việc phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro theo đúng qui định để đưa ra các giải pháp hợp lý xử lý dứt điểm nợ xấu, làm sạch bảng cân đối kế toán. Kiểm tra và giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến của dư nợ tín dụng, ngăn chặn sự gia tăng nợ xấu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Như vậy, nhằm để thúc đẩy hiệu quả dụng Hiệp ước Basel vào quản trị rủi ro tín dụng thực tiễn Việt Nam thì các giải pháp phải được đặt ra từ nhiều phía. Trước hết, đó là vai trị vơ cùng quan trọng của NHNN và các cơ quan giám sát ngành ngân hàng trong việc đưa ra các chính sách phù hợp và kịp thời nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi để áp dụng các chuẩn mực quốc tế, công tác thanh tra, giám sát đào tạo nguồn nhân lực, bên cạnh những biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ để thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng đi đúng hướng trong việc tăng vốn tự có và đáp ứng tỷ lệ đảm bảo an tồn vốn tối thiểu.

Về phía, các NHTM nên thực hiện một số giải pháp như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị điều hành, quản trị rủi ro tín dụng, xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở tình hình thực tế và sử dụng vốn tăng thêm có hiệu quả vào hoạt động của ngân hàng đồng thời các ngân hàng cũng nên xem xét một cách thận trọng chiến lược và các tiêu chí cụ thể cho vấn đề tăng vốn tự có. Xây dựng mơ hình quản trị rủi ro hiệu quả, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa các NHTMCP quy mơ nhỏ có thể giúp cho ngân hàng có vị thế cao hơn trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hiệp ước basel vào quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)