- Xếp hạng tín dụng nội bộ:
8. Rủi ro tín dụng
3.3.2.3. Cải tiến mơ hình quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro ngân hàng là nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn. Các ngân hàng khi tham gia vào thị trường quốc tế phải hướng
tới việc xây dựng mơ hình đo lường và quản trị rủi ro hiện đại, phù hợp để cạnh tranh. Trên cơ sở những nguyên tắc Basel về quản trị nợ xấu và đặc thù hoạt động ngân hàng tại Việc Nam, các NHTM Việt Nam có thể xây dựng mơ hình quản trị rủi ro theo hướng sau:
- Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro từ Trụ sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng phòng/ban, đồng thời xây dựng các chính sách quản trị rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư…
- Chuyển đổi mơ hình quản lý theo chiều ngang sang mơ hình theo chiều dọc. Theo mơ hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó hoạt động cấp tín dụng được quản lý tập trung tại Trụ sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng tiếp thị và bán sản phẩm. Quy trình cấp tín dụng cần tách bạch chức năng bán hàng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.
- Chia tách các bộ phận tín dụng thành các bộ phận chun mơn khác nhau, như: bộ phận quan hệ khách hàng (tập trung vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng); bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và đề xuất các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng); bộ phận tác nghiệp hay cịn gọi là bộ phận hỗ trợ tín dụng (thực hiện việc soạn thảo các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, đi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm với khách hàng, quản lý hồ sơ, nhập liệu vào hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…).
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bộ phận sẽ bảo đảm tính cơng bằng trong việc đánh giá chất lượng cơng việc, là điều kiện để q trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời cũng như tạo ra sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của các bộ phận.
- Tiêu chuẩn hóa cán bộ trong cơng tác tín dụng để đáp ứng các chuẩn mực của Basel. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức, và khả năng thích ứng khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Bên
cạnh bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì vấn đề đạo đức cán bộ là vấn đề mấu chốt cần phải chú trọng, bởi tất cả các hoạt động đều phải do con người thực hiện, do vậy cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm, quán triệt tư tưởng đối với từng cán bộ trong ngân hàng nói chung và đặc biệt là cán bộ trong cơng tác tín dụng.
- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, bảo đảm sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng, Vấn đề cơ chế trao đổi thông tin cần được tổ chức khoa học, đảm bảo sự độc lập các bộ phận chức năng để thực hiện chun mơn hóa và nâng cao tính khách quan, không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm sốt thơng tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng.
Trong thời gian qua, một số các NHTM Việt Nam đã và đang tiến hành quá trình cơ cấu lại hệ thống hoạt động tín dụng theo mơ hình hiện đại điển hình, như: ACB, Vietinbank, Sacombank, Vietcombank…nhằm mục đích sớm hội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế.