ngân hàng cịn nhiều bất cập so với quy mơ và tốc độ tăng trưởng. Nợ xấu gia tăng, thanh khoản căng thẳng, đạo đức của một số nhân viên suy giảm là những biểu hiện bề nổi của năng lực quản trị yếu kém. Hệ thống quản trị, nhất là hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ chưa đạt hiệu quả cao.
Trong giai đoạn 2008-2011, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước phát triển khá mạnh. Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại liên tục tăng, dịch vụ thẻ ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, theo tác giả Quách Mạnh Hào (2012), tỷ lệ bao phủ của hệ thống ngân hàng vẫn cịn ở mức thấp (năm 2009 có 20% dân số có tài khoản ngân hàng và một nửa trong số đó sử dụng dịch vụ ngân hàng). Tỷ trọng dư nợ tín dụng so với tổng sản phẩm trong nước mặc dù đã tăng lên từ 70% năm 2007 lên mức 116% năm 2010 (năm 2012 là 130%) nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các quốc gia trên thế giới (khoảng 200%). Có thể nói vẫn cịn nhiều khoảng trống giữa khả năng đáp ứng và nhu cầu thực tế .
2.2. Một số điểm mạnh và yếu của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Nam
2.2.1. Một số điểm mạnh
Mặc dù ra đời sau các NHTMCP nhà nước nhưng các NHTMCP đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Trước hết, các NHTMCP có tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ suất lợi nhuận cao. Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ bình quân của các NHTMCP trong giai đoạn
2008-2011 là 38%, trong khi đó tỷ lệ này đối với ngân hàng thương mại nhà nước là 25%.
Số liệu vốn điều lệ của 15 NHTMCP thể hiện trong Phụ lục 1 cho thấy, đến cuối năm 2011, quy mô vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu và Sài Gịn Thương tín là lớn nhất với số vốn điều lệ hơn 10.000 tỷ đồng. Các ngân hàng có vốn điều lệ khoảng 3.000 tỷ đồng gồm NHTMCP Phát triển nhà TP.Hồ Chí Minh, NHTMCP Nam Việt và NHTMCP Phương Tây.
Về phương diện tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân của các NHTMCP rất cao. Số liệu Phụ lục 2 cho thấy Ngân hàng Phát triển Mê Kơng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân cao nhất giai đoạn 2008-2011 với 149% và thấp nhất là NHTMCP Sài Gịn Thương tín với 23,28%. Nếu xét quy mơ tổng tài sản thì đến năm 2011, 5 NHTMCP có quy mơ tổng tài sản lớn nhất là Á Châu (281.019 tỷ đồng), Xuất nhập khẩu (183.567 tỷ đồng), Kỹ thương (180.531 tỷ đồng), Sài gịn Thương tín (140.137 tỷ đồng) và Qn đội (138.831 tỷ đồng). Ngân hàng có quy mơ tổng tài sản thấp nhất dưới 20.000 tỷ đồng là NHTMCP Phát triển Mê Kông.
Về khả năng sinh lời, hầu hết các ngân hàng đều có tỷ suất sinh lời ROAA bình qn của cả giai đoạn hơn 1%. Các NHTMCP có ROAA hơn 2% bao gồm: Phát triển Mê Kơng, Kỹ thương và Phương Tây. Các NHTMCP có ROAA thấp hơn 1% bao gồm: Phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh, Nam Việt, Đại Dương và Phương Nam.
Trong khi đó, tỷ suất ROEA của các NHTMCP cao hơn nhiều lần so với ROAA. Ngân hàng TMCP Á châu và NHTMCP Kỹ thương có tỷ suất ROEA bình quân cao nhất hơn 26%. Các NHTMCP có tỷ suất ROEA bình qn thấp dưới 10% gồm: An Bình, Phát triển nhà TP.HCM, Nam Việt, Phương Nam và Phương Tây.
Một điểm mạnh khác của các NHTMCP là đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, tận tâm phục vụ khách hàng. Cơ chế tuyển dụng công khai, cơ chế trả lương phù hợp của các NHTMCP luôn tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực trong
trong giai đoạn 2008-2011. Số liệu từ Phụ lục 6 cho thấy đến năm 2011, 2 ngân hàng có số lượng nhân viên cao nhất là Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín với 9.596 nhân viên và Ngân hàng TMCP Á Châu với 8.613 nhân viên. Ngân hàng có số lượng nhân viên thấp nhất là Ngân hàng TMCP Phương Tây với 913 nhân viên. Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kơng có tốc độ tăng nhân viên cao nhất, tăng gần gấp 5 lần trong 4 năm (năm 2008 là 282 nhân viên, đến năm 2011 là 1.356 nhân viên).
Các NHTMCP cũng rất quan tâm đến việc đổi mới, nâng cao cơng nghệ ngân hàng, tìm cách phát triển các dịch vụ mới đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
2.2.2. Một số điểm yếu
Mặc dù trong những năm gần đây, các NHTMCP ln tìm cách tăng vốn nhưng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP vẫn ở mức thấp so với các ngân hàng thương mại nhà nước. Tính đến năm 2011, tổng vốn chủ sở hữu của 4 NHTMCP hàng đầu là Á Châu, Kỹ Thương, Xuất nhập khẩu và Sài Gịn Thương tín đạt 54.711 tỷ đồng; kém hơn 2 lần so với tổng vốn chủ sở hữu của 4 ngân hàng thương mại nhà nước là Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngoại thương, Công thương, Đầu tư và phát triển (120.254 tỷ đồng).
Nhận thức rõ vai trị của cơng nghệ trong hoạt động của ngân hàng, nhiều ngân hàng đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, tốc độ phát triển công nghệ thơng tin cịn chậm, chưa đồng đều giữa các ngân hàng nên khó khăn trong việc liên kết các hệ thống với nhau nhằm hợp tác khai thác các dịch vụ lẫn nhau. Hạ tầng công nghệ thông tin của các NHTMCP Việt Nam chưa được khai thác triệt để. Chẳng hạn, các NHTMCP Việt Nam đang sử dụng nhiều hệ thống corebanking khác nhau như: T24, I-flex, TCBS… gây khó khăn trong việc tích hợp cơng nghệ.
Số liệu ở Phụ lục 5 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP có xu hướng tăng trong giai đoạn 2008-2011. Nợ xấu có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do yếu kém về năng lực quản trị.
Với mơ hình tổ chức và quản lý hiện tại với hai cơ cấu quyền lực là cấp quản trị và cấp quản lý kinh doanh. Cấp quản trị là hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý đối với mọi hoạt động của ngân hàng thương mại, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, ban hành điều lệ, các cơ chế, quy chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng. Cấp quản lý kinh doanh là ban điều hành gồm tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, kế tốn trưởng và các phịng ban tham mưu giúp việc tại hội sở chính. Trên thực tế, vai trò của hội đồng quản trị và ban điều hành ở một số NHTMCP chưa được phân tách rõ ràng. Do vậy, hội đồng quản trị có thể bị rơi vào trường hợp hoặc là không tập trung được các luồng thông tin chủ yếu về hoạt động của ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và các quyết định phòng ngừa rủi ro; hoặc lại tham gia quá sâu vào hoạt động thường ngày của các hoạt động quản lý.
Ngoài ra, việc liên kết giữa các bộ phận, các quyết định giữa các phòng ban nghiệp vụ còn chưa chặt chẽ. Các NHTMCP còn lúng túng trong việc hoạch định chiến lược phát triển dài hạn, chưa có một chiến lược phát triển và chiến lược sản phẩm cụ thể riêng biệt cho từng ngân hàng. Điều này dẫn đến các NHTMCP gần như giống nhau về chiến lược, cạnh tranh trên cùng địa bàn, cùng loại sản phẩm nên mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt và có thể dẫn đến những hành vi cạnh tranh không làmh mạnh.
Trong cơ cấu thu nhập, thu nhập lãi vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của các NHCMCP. Số liệu ở Phụ lục 7 cho thấy bình quân thu nhập lãi chiếm khoảng 90% tổng thu nhập của các NHTMCP.
Thêm vào đó, năng lực quản trị rủi ro của các NHTMCP Việt Nam được các chuyên gia đánh giá chỉ ở mức trung bình, trong khi tăng trưởng tín dụng nhanh dẫn đến nợ xấu gia tăng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP. Quản trị rủi ro tại các NHTMCP vẫn cịn đang trong q trình xây dựng nên bọc lộ nhiều hạn chế.
phát triển của NHTMCP. Số lượng nhân viên tăng nhanh nhưng chưa tương xứng với chất lượng.