Chọn lựa DMU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 59)

2.3. Áp dụng mơ hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam

2.3.2.1. Chọn lựa DMU

Dựa vào nguồn dữ liệu có thể thu thập được, tác giả chọn các DMU là 15 NHTMCP Việt Nam và thời gian nghiên cứu là 04 năm (từ năm 2008 đến 2011). Danh sách các NHTMCP Việt Nam được nghiên cứu như sau:

Bảng 2.6: Danh sách 15 NHTMCP nghiên cứu

2 .

3.2.2. Lựa chọn biến đầu ra và đầu vào

Trên quan điểm cho rằng ngân hàng là tổ chức tài chính huy động và phân bổ các nguồn vốn cho vay và các tài sản khác, các yếu tố đầu vào và đầu ra được chọn lựa bao gồm:

* Biến đầu ra:

Đầu ra gồm 2 biến phản ánh kết quả kinh doanh của một NHTMCP:

- Thu nhập lãi và các khoản tương tự (y1): Đây là một trong những biến số thể hiện đầu ra trong hoạt động của NHTMCP. Thu nhập lãi là các khoản thu nhập từ cho vay; các khoản thu tương tự gồm thu lãi từ tiền gửi, cho thuê tài chính và các khoản thu khác từ hoạt động tín dụng.

Stt Tên ngân hàng Mã ngân hàng

1 Ngân hàng TMCP An Bình ABB

2 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB

3 Ngân hàng TMCP Đông Á DAB

4 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu EIB

5 Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM HDB

6 Ngân hàng TMCP Quân đội MBB

7 Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông MDB

8 Ngân hàng TMCP Hàng Hải MSB

9 Ngân hàng TMCP Nam Việt NVB

10 Ngân hàng TMCP Đại Dương OCB

11 Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín SCB

12 Ngân hàng TMCP Phương Nam STB

13 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TCB 14 Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng VPB

- Thu nhập ngoài lãi (y2): Biến số này cũng thể hiện đầu ra của NHTMCP. Các khoản thu nhập khác của một NHTMCP bao gồm: thu nhập từ hoạt động dịch vụ, góp vốn, kinh doanh và các khoản thu nhập khác.

* Biến đầu vào:

Đầu vào gồm 03 biến đại diện cho các nguồn lực đầu vào của một NHTMCP như: lao động, cơ sở vật chất - trang thiết bị kỹ thuật và vốn.

- Chi phí tiền lương (x1): Thể hiện yếu tố lao động (L) trong đầu vào của hoạt động NHTMCP.

- Tài sản cố định (x2): Thể hiện yếu tố trang thiết bị - cơ sở vật chất kỹ thuật (T) trong đầu vào của hoạt động NHTMCP.

- Tiền gửi của khách hàng (x3): Thể hiện yếu tố vốn (K) trong đầu vào của hoạt động NHTMCP. Ngân hàng chủ yếu sử dụng tiền gửi của khách hàng để cho vay, tạo ra thu nhập. Tiền gửi của khách hàng bao gồm tiền tiết kiệm và các khoản tiền gửi khác.

Mối quan hệ giữa các nhân tố đầu vào, đầu ra và hiệu quả hoạt động của NHTMCP được thể hiện qua Sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các nhân tố đầu vào, đầu ra và hiệu quả của ngân hàng thương mại cổ phần

2.3.2.3. Mơ hình DEA * Mơ tả dữ liệu mẫu * Mơ tả dữ liệu mẫu Chi phí tiền lương (x1)

Tài sản cố định (x2)

Tiền gửi (x3)

Thu nhập lãi và các khoản tương tự (y1)

Thu nhập ngoài lãi (y2) Hiệu quả của

ngân hàng thương mại

Nguồn dữ liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 15 NHTMCP Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2011.

Tóm tắt các biến của 15 NHTMCP Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2011 như sau:

Bảng 2.7: Tóm tắt dữ liệu của các biến trong mẫu nghiên cứu

Tên biến

Đầu ra Đầu vào

y1 y2 x1 x2 x3

Thu nhập lãi Thu nhập ngồi lãi Chi phí tiền lương Tài sản cố định Tiền gửi khách hàng Định nghĩa

Thu nhập hoạt động Lao động Cơ sở vật chất – trang thiết bị kỹ thuật Vốn Năm 2008 Average 3323227,28 274197,35 225329,78 469845,85 20523474,71 Max 10497846 969011 691319 1696288 64216949 Min 243470 4284 16403 27904 859372 Std. dev 2868031,23 317548,44 212091,25 425365,11 18719883,65 Obs 15 15 15 15 15 Năm 2009 Average 3472934,35 429703,5 301817,57 605425,28 30301219,14 Max 9613889 1369166 851469 2480890 86919196 Min 326033 8958 28815 32114 677246 Std. dev 2720240,50 441723,19 260705,69 602951,96 24617174,67 Obs 15 15 15 15 15 Năm 2010 Average 6012835,57 701150,28 400811,64 838458,64 42964806,64 Max 14960336 2511340 1021646 3707863 106936611 Min 619612 8616 42929 51000 5593260 Std. dev 4330890,65 748128,21 317769,38 902220,48 30700999,38 Obs 15 15 15 15 15 Năm 2011 Average 10848896,35 835959,07 695457,92 1054363,78 49766159,64 Max 25460938 2235333 1944550 3135519 142218091 Min 1332426 8224 115623 139943 1254258

Thu nhập ngoài lãi đã tăng lên trong giai đoạn 2008-2011 nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất thấp so với thu nhập lãi.

Đồ thị 2.2: Thu nhập lãi và thu nhập ngồi lãi trung bình của 15 NHTMCP * Xử lý dữ liệu

Đề tài sử dụng phần mềm DEAP 2.1 của tác giả Tim Coelli. Phần mềm này được sử dụng cho các trình biên tập văn bản (chẳng hạn như NOTEPAD hoặc EDIT, WORD hoặc WORD PERFECT) và có nhiều lựa chọn, trong đó có 03 lựa chọn chính là mơ hình DEACRS, mơ hình DEAVRS, ước lượng hiệu quả chi phí và hiệu quả phân bổ, ứng dụng dữ liệu dạng bảng để ước lượng chỉ số năng suất tổng hợp Malmquist. Phần mềm gồm 5 loại tệp dữ liệu tương ứng với các dạng tệp .exe, .000, .dta, .cmd, .out. Tương ứng với mỗi mơ hình cần nhập dữ liệu vào tệp .dta, lựa chọn các lệnh điều khiển trong tệp .cmd và xuất kết quả vào tệp dữ liệu .out. Ưu điểm của phần mềm này so với các phần mềm khác viết cho phương pháp DEA là ngắn gọn, dễ hiểu, sử dụng được trên phầm mền Windows và là công cụ xử lý mạnh.

Các mơ hình lựa chọn bao gồm: DEACRS, DEAVRS và đo lường chỉ số Malmquist với 15 NHTMCP, 2 biến đầu ra và 03 biến đầu vào cho 4 giai đoạn.

Kết luận Chương 2

Chương 2 trình bày tổng quan về hoạt động của NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2011 và giới thiệu quy trình nghiên cứu.

trầm. Mặc dù quy mô của các NHTMCP đang lớn dần thể hiện qua các số liệu ngày càng tăng lên của vốn điều lệ, tổng tài sản, các chi nhánh, số nhân viên nhưng các chỉ tiêu về hiệu quả lại có xu hướng chững lại thậm chí cịn sụt giảm. Trong giai đoạn 2008-2011, năm 2011 là năm đầy khó khăn đối với ngành ngân hàng khi tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và tín dụng chậm lại nhưng khơng đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng, huy động vốn khó khăn và thanh khoản trở nên xấu đi, khả năng sinh lời của các NHTMCP giảm. Bức tranh tổng thể thực tế cho thấy các NHTMCP chưa khai thác hết các nguồn lực. Vì vậy, việc nghiên cứu về hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP là cần thiết.

Theo khuynh hướng tiếp cận đầu vào, đề tài sử dụng mơ hình DEACRS, mơ hình DEAVRS và chỉ số Malmquist đo lường thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp TFP. Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 5 bước cụ thể. Đầu tiên là lựa chọn DMU, tiếp đến là lựa chọn biến đầu vào và đầu ra, xử lý dữ liệu bằng phần mềm DEAP 2.1 với những lựa chọn mơ hình phù hợp, tổng hợp dữ liệu, phân tích kết quả và cuối cùng là đưa ra các gợi ý giải pháp.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

3.1. Kết quả nghiên cứu

3.1.1. Hiệu quả kỹ thuật theo hai mơ hình DEACRS và DEAVRS

Sau khi lựa chọn các biến đại diện đầu vào, đầu ra cho mẫu nghiên cứu gồm 15 NHTMCP thời kỳ 2008-2011, theo cách tiếp cận phi tham số với sự hỗ trợ của phần mềm DEAP 2.1; kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật theo hai mơ hình DEACRS và DEAVRS và hiệu quả quy mô cho từng ngân hàng được thể hiện trong Phụ lục 9.

Hiệu quả kỹ thuật xác định trong mơ hình DEACRS là hiệu quả kỹ thuật toàn bộ trong điều kiện sản lượng không đổi theo quy mơ. Cịn hiệu quả kỹ thuật xác định trong mơ hình DEAVRS là hiệu quả kỹ thuật thuần trong điều kiện sản lượng thay đổi theo quy mơ. Hiệu quả kỹ thuật tồn bộ, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô trung bình giai đoạn 2008-2011 cho từng ngân hàng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mơ trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011

Stt Mã ngân hàng TE (CRS) PE (VRS) SE 1 ABB 0,830 0,857 0,972 2 ACB 0,925 1,000 0,925 3 DAB 0,840 0,859 0,977 4 EIB 0,795 0,894 0,883 5 HDB 0,978 0,981 0,998 6 MBB 0,821 0,856 0,964 7 MDB 0,898 1,000 0,898 8 MSB 0,951 0,991 0,959

9 NVB 0,908 0,977 0,929 10 OCB 1,000 1,000 1,000 11 SCB 0,966 1,000 0,966 12 STB 0,931 0,987 0,943 13 TCB 0,964 1,000 0,964 14 VPB 0,897 0,989 0,906 15 WTB 0,848 1,000 0,848

(Nguồn: Tác giả tính tốn từ kết quả của phần mềm DEAP 2.1)

Hiệu quả trung bình chung của các NHTMCP qua từng năm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2: Hiệu quả trung bình chung của các NHTMCP giai đoạn 2008-2011 Năm Hiệu quả 2008 2009 2010 2011 Trung bình giai đoạn 2008-2011 TE (CRS) 0,906 0,900 0,927 0,881 0,903 PE(VRS) 0,973 0,956 0,962 0,946 0,959 SE 0,929 0,941 0,965 0,933 0,942

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm DEAP 2.1)

Trong mơ hình DEACRS, hiệu quả kỹ thuật bình quân của cả mẫu thời kỳ 2008-2011 đạt 90,3%. Điều này cho thấy các NHTPCP Việt Nam đã sử dụng tương đối có hiệu quả các nguồn lực đầu vào để tạo ra các đầu ra. Lượng đầu vào trung bình có thể giảm bớt để các NHTMCP đạt đến trạng thái tối ưu hoàn toàn (TE=1) là

9,7%.

Số lượng NHCMCP đạt hiệu quả tối ưu trong từng năm khác nhau. Số liệu ở Bảng 3.3 cho thấy số lượng các NHTMCP đạt được hiệu quả tối ưu là cao nhất vào năm 2011 với 8 ngân hàng và thấp nhất vào năm 2009 với 5 ngân hàng. Có 2 NHTMCP khơng đạt hiệu quả tối ưu trong cả 4 năm là NHTMCP An Bình và NHTMCP Quân đội.

Bảng 3.3: Số lượng các NHTMCP đạt hiệu quả tối ưu giai đoạn 2008 - 2011 Stt Mã ngân hàng 2008 2009 2010 2011 1 ABB 2 ACB X 3 DAB X

5 HDB X X 6 MBB 7 MDB X X 8 MSB X X X 9 NVB X X 10 OCB X X X X 11 SCB X X X 12 STB X 13 TCB X X X 14 VPB X X 15 WTB X Tổng cộng 7 5 6 8

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm DEAP 2.1)

Số liệu ở Bảng 3.1 cho thấy, trong cả giai đoạn 2008-2011, có 1 ngân hàng đạt hiệu quả tối ưu đó là Ngân hàng TMCP Đại Dương, chiếm tỷ lệ 6,7%; 7 ngân hàng đạt hiệu quả từ 90 đến 100%, chiếm tỷ lệ 46,67%; 7 ngân hàng còn lại đạt hiệu quả dưới 90% và thấp hơn hệ số trung bình chung của mẫu, chiếm tỷ lệ 46,7%. Trong mơ hình này, ngân hàng có hiệu quả thấp nhất là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu với 79,5%.

Năm 2008, hiệu quả kỹ thuật trung bình chung của 15 ngân hàng TMCP là 90,6%. Nhưng sang năm 2009, do tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008 nên hiệu quả giảm còn 90%. Năm 2010, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các ngân hàng này được cải thiện hơn nhiều, tăng lên 92,7% nhưng lại giảm xuống còn 88,1% vào năm 2011. Đây là năm mà hiệu quả kỹ thuật trung bình của các NHTMCP đạt thấp nhất trong 4 năm nghiên cứu vì các NHTMCP gặp nhiều khó khăn trong năm 2011. Điều này là phù hợp với nhận định khi đánh giá thực trạng hoạt động của NHTMCP trên đây. Chênh lệch về hiệu quả kỹ thuật trung bình giữa điểm hiệu quả cao nhất và điểm hiệu quả thấp nhất là tương đối lớn 20,5%.

Trái với mơ hình DEACRS, mơ hình DEAVRS cho thấy một sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu. Hiệu quả kỹ thuật thuần trung bình trong mơ hình DEAVRS cao hơn nhiều so với mơ hình DEACRS, đạt ở mức 95,9%. Số lượng NHTMCP đạt hiệu quả tối ưu cũng tăng lên. Có 6 ngân hàng đạt hiệu quả tối ưu nhờ quy mô (ACB,

MDB, OCB, SCB, TCB và WTB), chiếm tỷ lệ 40%; 1 ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật thuần xấp xỉ tối ưu là MSB (99,1%); chiếm tỷ lệ 6,7%; 4 ngân hàng đạt hiệu quả kỹ thuật thuần từ 90% đến 99%, chiếm tỷ lệ 26,6% và 4 ngân hàng đạt hiệu quả dưới 90% (chiếm tỷ lệ 26,6%), thấp hơn nhiều so với hiệu quả trung bình chung. Trong mơ hình này, Ngân hàng TMCP Qn đội (MBB) có hiệu quả kỹ thuật thuần thấp nhất (85,6%). Chênh lệch về hiệu quả kỹ thuật thuần trung bình giữa điểm hiệu quả cao nhất và điểm hiệu quả thấp nhất là 14,4%.

Trong năm 2008, hiệu quả kỹ thuật thuần trung bình đạt cao nhất, sau đó giảm trong năm 2009, tăng lên năm 2010 và tiếp tục giảm vào năm 2011 còn 94,6% tuy vẫn ở mức cao. Điều này một lần nữa chứng tỏ các ngân hàng hoạt động không ổn định trong giai đoạn 2008-2011 và đạt hiệu quả thấp nhất vào năm 2011.

3.1.2. Quy mô tổng tài sản và hiệu quả kỹ thuật

Để đánh giá chi tiết hơn, chúng ta có thể sắp xếp các NHTMCP theo thứ tự giảm dần tổng tài sản12 và xem xét thứ tự sắp xếp theo quy mô tổng tài sản và hiệu quả kỹ thuật của các NHTMCP theo từng năm (Phụ lục 10) và theo giá trị bình quân cho cả giai đoạn.

Bảng 3.4: So sánh thứ tự xếp hạng theo quy mô tổng tài sản bình quân và hiệu quả kỹ thuật bình quân giai đoạn 2008-2011

Mã ngân hàng Thứ tự xếp theo tổng tài bình quân 2008-2011 Tổng tài sản bình quân 2008-2011 (triệu đồng) Thứ tự xếp hạng theo hiệu quả kỹ thuật trung bình Hiệu quả kỹ thuật trung bình 2008-2011 ACB 1 189.827.361 7 0,925 TCB 2 120.625.711 4 0,964 SCB 3 116.578.341 3 0,966 EIB 4 107.093.522 15 0,795 MBB 5 90.452.270 14 0,821 MSB 6 81.554.794 5 0,951 DAB 7 49.663.814 12 0,840 VPB 8 47.203.901 10 0,897 12

STB 9 46.616.150 6 0,931 OCB 10 41.413.628 1 1,000 ABB 11 29.892.464 13 0,830 HDB 12 27.024.998 2 0,978 NVB 13 18.026.916 8 0,908 WTB 14 10.715.376 11 0,848 MDB 15 8.004.920 9 0,898

(Nguồn: Tác giả sắp xếp dựa vào số liệu từ Báo cáo tài chính của các NHTMCP và kết quả từ phần mềm DEAP 2.1)

Bảng so sánh trên và Bảng xếp hạng theo từng năm ở Phụ lục 10 cho chúng ta thấy các ngân hàng có quy mơ tổng tài sản lớn chưa hẳn đã hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng có quy mơ tổng tài sản nhỏ. Chẳng hạn như NHTMCP đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu và xếp hạng cao nhất là Ngân hàng TMCP Đại Dương có tổng tài sản bình qn 41.413 tỷ, xếp hạng 10 theo tổng tài sản bình qn. Vị trí xếp hạng hiệu quả kỹ thuật số 2 lại thuộc về Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP. HCM có tổng tài sản bình quân là 27.024 tỷ, xếp hạng 12 theo tổng tài sản bình qn. 2 vị trí xếp hạng hiệu quả kỹ thuật thấp nhất (vị trí 14 và 15) lại thuộc về 2 ngân hàng có tổng tài sản bình quân tương đối cao (Ngân hàng TMCP Quân đội với tổng tài sản bình quân 81.554 tỷ và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu với tổng tài sản bình quân 107.093 tỷ). Hai ngân hàng có tổng tài sản bình qn nhỏ nhất là Ngân hàng TMCP Phương Tây và Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông lại xếp hạng hiệu quả kỹ thuật ở mức trung bình.

Trong một nghiên cứu khác, tác giả Lê Thị Lợi (2011) cũng kết luận các ngân hàng có tổng tài sản lớn (thể hiện quy mô) chưa hẳn đạt được tỷ số lợi nhuận ROE cao (thể hiện hiệu quả hoạt động).

Kết quả này cho thấy các NHTMCP kể cả các ngân hàng có quy mơ lớn cần tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động.

3.1.3. Hiệu quả quy mô

Theo lý thuyết về phương pháp DEA, khi có sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật giữa 2 mơ hình thì tồn tại hiệu quả quy mô. Kết quả ước lượng từ mơ hình DEAVRS cho thấy có 14 ngân hàng tồn tại hiệu quả quy mô trong giai đoạn 2008-

2011, ngoại trừ Ngân hàng TMCP Đại Dương đã đạt hiệu quả tối ưu hồn tồn nên khơng tồn tại hiệu quả quy mô.

Hiệu quả kỹ thuật tồn bộ là tích của hiệu quả kỹ thuật thuần với hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 59)