Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 78 - 105)

3.2. Kết luận và gợi ý giải pháp

3.2.2.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Hoạt động của NHTMCP không chỉ ảnh hưởng đến các ngân hàng mà còn tác động mạnh đến nền kinh tế. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTMCP rất cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là trong việc thực hiện các giải pháp ảnh hưởng chung đến toàn hệ thống ngân hàng, vừa bảo đảm NHTMCP hoạt động theo đúng định hướng của Nhà nước, vừa góp phần xây dựng hệ thống tài chính Việt Nam. Các giải pháp hỗ trợ bao gồm:

* Các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu của các NHTMCP

- Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm các NHTMCP tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và quy định về an tồn hoạt động tín dụng.

- Thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển thông qua ban hành và triển khai có hiệu quả các quy định, chính sách về mua bán nợ. Hình thành cơng ty mua bán nợ xấu quốc gia, có chức năng, nhiệm vụ xử lý nợ xấu thông qua hoạt động mua bán tài sản xấu của các doanh nghiệp.

- Các Bộ, ngành cần phối hợp triển khai đồng bộ các biện pháp hỗ trợ giải quyết nợ xấu của các NHTMCP như: thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường như miễn, giảm thuế, giãn thời hạn nộp thuế; hỗ trợ cho vay các dự án nhà ở dành cho người có thu nhập thấp nhằm khơi phục thị trường bất động sản, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh.

* Giải pháp nhằm hạn chế sở hữu chéo

Sở hữu chéo có mặt tích cực là góp phần làm tăng hiểu biết giữa ngân hàng và doanh nghiệp nhưng cũng có những mặt trái và rủi ro, nhất là việc các NHTMCP dùng sở hữu chéo để lách các quy định bảo đảm an toàn hoạt động do NHNN ban hành. Luật các tổ chức tín dụng hiện hành có quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với cổ đông cá nhân và đối với cổ đông tổ chức. Tuy nhiên, một cá nhân hoặc một doanh nghiệp có thể có ảnh hưởng rất lớn đến đến các hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thơng qua các cơng ty con. Vì vậy, việc khống chế tỷ lệ sở hữu tại các NHTMCP bởi cá nhân hay doanh nghiệp cũng phải tính đến cả những sở hữu gián tiếp này.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, đồng thời quy định hợp lý các chế tài làm cho hoạt động của NHTMCP trở nên minh bạch hơn.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và NHNN cần liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành ngân hàng và đào tạo theo yêu cầu của ngành ngân hàng, phối hợp với một số ngân hàng lớn xây dựng trang web về đào tạo theo nhu cầu ngành.

- Phối hợp xây dựng ngân hàng thực hành để tạo điều kiện cho học viên tiếp cận thực tế từ sớm và liên tục. Hiện nay, các học viên ngành ngân hàng hầu hết chỉ tiếp cận môi trường làm việc thực tế qua việc đi thực tập ba tháng cuối khóa học nên khó có thể nâng cao kỹ năng thực hành.

Bên cạnh những giải pháp trên đây, hiện nay, Việt Nam đang thực hiện Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng trong đó có các NHTMCP. Đây cũng là một giải pháp để tăng hiệu quả, hướng đến sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam.

Kết luận Chương 3

Chương 3 phân tích kết quả ước lượng từ phần mềm DEAP 2.1 và đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam. Mặc dù hiệu quả kinh doanh trung bình chung đạt được của các NHTMCP là tương đối cao nhưng chưa đồng đều giữa các NHTMCP, có sự chênh lệch giữa khả năng sử dụng các nguồn lực giữa các NHTMCP. Nguồn gây ra phi hiệu quả từ các nhân tố quy mô và cả yếu tố năng lực quản trị, điều hành. Xu hướng tăng năng suất thể hiện rất rõ khi phân tích chỉ số năng suất tổng hợp và nguyên nhân chính là do thay đổi cơng nghệ.

Để tăng hiệu quả hoạt động, các NHTMCP cần tăng quy mơ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực quản trị điều hành, tận dụng triệt để hạ tầng công nghệ và không ngừng đổi mới công nghệ. Các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, đồng thời tổ chức đào tạo nhân lực cao cấp cho ngành ngân hàng.

KẾT LUẬN

Luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu là ước lượng và phân tích hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam kết hợp phân tích thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp.

Theo đó, thơng qua phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA, luận văn đã xác định hiệu quả kỹ thuật trung bình chung của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2011 đạt mức 90,3%. Mặc dù vậy, các NHTMCP Việt Nam vẫn còn chưa sử dụng tối ưu các nguồn lực và cịn có thể giảm đầu vào trung bình 9,7%. Có sự mất cân bằng tương đối giữa các ngân hàng trong việc sử dụng các nguồn lực. Luận văn cũng xác định nguồn gây ra phi hiệu quả là từ các nhân tố quy mô (5,8%) và các nhân tố quản trị, điều hành (4,1%). Kết hợp xử lý cùng một bộ dữ liệu để phân tích thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp, kết quả cho thấy năng suất của các NHTMCP Việt Nam có xu hướng tăng dần do sự thay đổi của tiến bộ công nghệ.

Bằng phương pháp định lượng, luận văn cho thấy các NHTMCP có quy mơ lớn hơn chưa hẳn hoạt động có hiệu quả hơn các ngân hàng nhỏ. Và vì vậy, các NHTMCP nhỏ vẫn có thể tồn tại trong môi trường hiện nay và có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Cuối cùng, luận văn đã gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam. Đối với các NHTMCP, cần tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường quản trị nội bộ, khai thác triệt để hạ tầng công nghệ và chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, cần thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu ở các NHTMCP và phối hợp đào tạo đội ngũ chuyên gia cao cấp cho ngành ngân hàng. Việt Nam cũng cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường năng lực cạnh tranh của các NHTMCP. Tuy nhiên, Việt Nam không nhất thiết phải xóa bỏ các ngân hàng nhỏ mà Nhà nước cần điều chỉnh phạm vi và lĩnh vực phù hợp để một số NHTMCP nhỏ

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn còn một số hạn chế nhất định: - Do nguồn số liệu hạn chế, đề tài chưa đánh giá hiệu quả hoạt động của tất cả các NHTMCP Việt Nam mà chỉ chọn 15 NHTMCP có thể tập hợp được dữ liệu. Nguồn số liệu từ 15 NHTMCP cũng làm giới hạn cách chọn biến đầu vào và đầu ra của mơ hình nghiên cứu. Một nghiên cứu với số lượng mẫu đầy đủ hơn với nhiều biến đầu vào, đầu ra sẽ phân tích sâu và rõ ràng hơn hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

- Thông tin về NHTMCP Việt Nam còn hạn chế nên phần đánh giá thực trạng hoạt động của NHTMCP chưa sâu, chưa thật chi tiết.

- Luận văn chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP bằng phương pháp DEA mà chưa kèm theo các phương pháp kiểm định khác, cũng như chưa kết hợp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng một mơ hình hồi quy. Cần có thêm các phép kiểm định kết hợp đánh giá bằng phương pháp DEA và phân tích bằng mơ hình hồi quy để xác định chính xác và rõ ràng hơn các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể hơn nhằm làm gia tăng hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Chính phủ, 2006. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

Website: http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban. 2. Hoàng Xuân Hòa và Trần Kim Anh, 2013. Vấn đề nợ xấu và một số giải pháp

cấp thiết. Tạp chí Ngân hàng, số 4, trang 23-26.

3. Lê Thị Lợi, 2011. Vốn chủ sở hữu trong các ngân hàng tại Việt Nam, các vấn đề

về quản trị vốn. Tạp chí Ngân hàng, số 2+3, trang 90-95.

4. Lê Thu Hằng và Đỗ Thị Bích Hồng, 2010. Định vị hệ thống ngân hàng Việt Nam

so với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, Tạp chí Ngân hàng, số 24,

trang 11-16.

5. Ngân hàng Nhà nước, 2008, 2009, 2010, 2011. Báo cáo thường niên

6. Ngân hàng Nhà nước, 2010. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Website: http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban.

7. Ngân hàng Nhà nước, 2012. Quyết định số 219/QĐ-NHNN về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020. Website:

http://luatvietnam.vn/Van-ban-moi-cap-nhat-tuan

8. Ngô Đăng Thành, 2010. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một số

NHTMCP Việt Nam ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA). SSRN eLibrary, WP.2010.01.

9. Ngọc Minh, 2013. Phát triển vốn nhân lực ngành tài chính ngân hàng – các bài

học kinh nghiệm trong khu vực. Tạp chí Ngân hàng, số 2+3 trang 138-143.

10.Nguyễn Đức Hoàn, 2012. Hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2011. Thời báo kinh tế Việt Nam 2011-2012, số Đặc biệt, trang 32-35.

12. Nguyễn Thị Quý, 2005. Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập. Nhà xuất bản Lý luận Chính trị.

13. Nguyễn Thùy Trang, 2012. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng – nhìn từ góc độ

đạo đức. Tạp chí Ngân hàng, số 23, trang 30-33.

14. Nguyễn Văn Ngọc, 2012. Từ điển Kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học

kinh tế quốc dân.

15. Nguyễn Việt Hùng, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ Kinh tế, Đại

học Kinh tế quốc dân.

16. Quách Mạnh Hào, 2012. Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Website: http://nfsc.gov.vn/en/nghien-cuu-trao-doi.

17. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. Nhà xuất bản Phương Đông. 18. Quốc hội, 2010. Luật Ngân hàng Nhà nước. Nhà xuất bản Phương Đông.

19. Thủ tướng Chính phủ, 2012. Đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.

Website: http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/videtail/vicm207.

20.Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Đức Trung. Hoạt động ngân hàng Việt Nam – nhìn lại năm 2011 và một số giải pháp cho năm 2012. Học viện ngân hàng, Website:

http://v1.hvnh.edu.vn/magazine/503/1938

21.Trần Huy Hoàng, 2012. Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế

TP.Hồ Chí Minh.

22.Trương Quang Thông, 2012. Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

23. Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 2012. Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012.

24. Các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NHTMCP năm 2008, 2009, 2010, 2011.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Alli M., and R. Habibollah, 2011. The application of DEA based Malmquist

Productivity index in Organization Performance Analysis. International research Journal of Finance and Economics, ISSN 1450-2887 Issue 62,

2. Aziz P., M., and H. Lennart, 2002. Measurement of inputs and outputs in the

banking industry. Tanzanet Journal, 3(1): 12-22.

3. Banker, R.D., A.Charmens, and W.W.Cooper, 1984. Some models for estimating

Technical and scale inefficiencies in Data Envelopment Analysis. Management Science, 30:1078-1092.

4. Chan S., 2011. Technical efficiency of commercial banks in China:

Decomposition into Pure Technical and scale efficiency. International journal of China Studies, Vol.2, No.1:27-38.

5. Charnes, A., W.W. Cooper, and E. Rhodes, 1978. Measuring the Efficiency of

Decision Making Units. European Journal of Operational Research, 2: 429-444. 6. Coelli, T., 1996. A guide to DEAP version 2.1: A data envelopment analysis

(computer) program. CEPA Working paper 96/08, University of New England,

http://www.une.edu.au/econometrics/cepawp.htm.

7. Coelli, T., Rao., D.S and G.E. Battese, 1996. An Introduction to efficiency and productivity analysis. Boston, MA: Kluwer Academic Publishers.

8. Elena L., 2008. Analysis of the efficiency and profitability of the Japanese

banking system. IMF Working paper, WP/08/63.

9. Farrell, M.,1957. The measurement of productive efficiency. Journal of the Royal Statistical Society. Series A 9 (General), 120: 253-290.

10. Grazyna W., 2008. Methods of measuring the efficiency of commercial banks: an example of Polish Banks. ISSN 1392-128. Economika, 84.

11. Nguyen, T.H.V., 2011. The Data Envelopment analysis model: Evaluating the efficiency of Vietnamese commercial banks. Master Thesis in Economics,

12. Nurhan A., Y. Abdullah, and S.Mustafa, 2009. Banking efficiency in

Developing economy: empirical evidence from Turkey. Journal of money, investment and banking. ISSN 1450-288X Issue 8 (2009).

13. Sherman, H.D., F.Gold, 1983. Evaluating operating efficiency of service business with data envelopment analysis – empirical study of bank branch

Phụ lục 1: Vốn điều lệ của 15 NHTMCP giai đoạn 2008-2011 Stt Mã ngân hàng Vốn điều lệ 2007 (tỷ đồng) 2008 2009 2010 2011 Tốc độ tăng vốn điều lệ bình quân 2008-2011 (%) Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tốc độ tăng vốn điều lệ (%) Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tốc độ tăng vốn điều lệ (%) Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tốc độ tăng vốn điều lệ (%) Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tốc độ tăng vốn điều lệ (%) 1 ABB 2.300 2.706 17,65 3.483 28,71 3.831 10 4.200 9,63 16,50 2 ACB 2.630 6.356 141,67 7.814 22,94 9.377 20 9.377 0,00 46,15 3 DAB 1.600 2.880 80,00 3.400 18,06 4.500 32 4.500 0,00 32,60 4 EIB 2.800 7.220 157,86 8.800 21,88 10.560 20 12.355 17,00 54,18 5 HDB 500 1.550 210,00 1.550 0,00 2.000 29 3.000 50,00 72,26 6 MBB 2.000 3.400 70,00 5.300 55,88 7.300 38 7.300 0,00 40,90 7 MDB 500 500 0,00 1.000 100,00 3.000 200 3.750 25,00 81,25 8 MSB 1.500 1.500 0,00 3.000 100,00 5.000 67 8.000 60,00 56,67 9 NVB 500 1.000 100,00 1.000 0,00 1.820 82 3.010 65,38 61,85 10 OCB 1.000 1.000 0,00 2.000 100,00 3.500 75 4.000 14,29 47,32 11 SCB 5.662 5.116 -9,64 6.700 30,96 9.179 37 10.740 17,01 18,83 12 STB 1.434 2.028 41,42 2.568 26,63 3.049 19 3.212 5,35 23,03 13 TCB 2.521 3.642 44,47 5.400 48,27 6.932 28 8.788 26,77 36,97

Phụ lục 2: Tổng tài sản của 15 NHTMCP giai đoạn 2008-2011 Stt Mã ngân hàng Tổng tài sản 2007 (tỷ đồng) 2008 2009 2010 2011 Tốc độ tăng tổng tài sản bình quân 2008-2011 (%) Tổng tài sản (tỷ đồng) Tốc độ tăng tổng tài sản (%) Tổng tài sản (tỷ đồng) Tốc độ tăng tổng tài sản (%) Tổng tài sản (tỷ đồng) Tốc độ tăng tổng tài sản (%) Tổng tài sản (tỷ đồng) Tốc độ tăng tổng tài sản (%) 1 ABB 17.174 13.494 (21,43) 26.518 96,52 38.016 43,36 41.542 9,28 31,93 2 ACB 85.392 105.306 23,32 167.881 59,42 205.103 22,17 281.019 37,01 35,48 3 DAB 27.376 34.713 26,80 42.520 22,49 55.873 31,40 65.549 17,32 24,50 4 EIB 33.710 48.248 43,13 65.448 35,65 131.110 100,33 183.567 40,01 54,78 5 HDB 13.823 9.558 (30,85) 19.127 100,12 34.389 79,79 45.025 30,93 45,00 6 MBB 29.624 44.346 49,70 69.008 55,61 109.623 58,86 138.831 26,64 47,70 7 MDB 1.575 1.988 26,22 2.524 26,96 17.267 584,11 10.241 (40,69) 149,15 8 MSB 17.569 32.626 85,70 63.882 95,80 115.336 80,55 114.375 (0,83) 65,30 9 NVB 9.903 10.905 10,12 18.690 71,39 20.016 7,09 22.496 12,39 25,25

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 78 - 105)