Triển khai mơ hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng các mô hình định giá danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48 - 50)

CHƢƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Triển khai mơ hình hồi quy

Phép hồi quy (1) và (2) được triển khai bởi các nhân tố được quan sát trong tỷ suất sinh lợi. Đây là các ví dụ về mơ hình định giá tài sản trong thực nghiệm, các mơ hình này phải thể hiện được phương pháp phân tích chéo (cross-section) của tỷ suất sinh lợi kỳ vọng mà khơng chỉ rõ mơ hình kinh tế cơ bản chi phối mơ hình định giá tài sản. Khi đề xuất phép hồi quy (1) hoặc (2) như là các mơ hình định giá tài sản được triển khai trong thực nghiệm, bài nghiên cứu giả thuyết độ dốc và tỷ suất sinh lợi giải thích thể hiện được phương pháp phân tích chéo của tỷ suất sinh lợi kỳ vọng, thì các intercept (tung độ gốc ai) bằng 0 đối với tất cả tài sản bên vế trái (LHS). Điều này ám chỉ rằng các danh mục đầu tư ở bên vế phải (RHS) bao gồm cả danh mục tiếp tuyến có phương sai dự kiến nhỏ nhất (MV) mà có thể được tạo ra từ tồn bộ các tài sản. Nếu có thể tìm ra một tập hợp các danh mục đầu tư giải thích kết nối với danh mục tiếp tuyến MV, thì sẽ thể hiện được mặt cắt ngang của tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và mơ hình cơ bản tạo ra giá tài sản.

Việc định giá tài sản trong thực nghiệm sẽ vô nghĩa nếu việc tìm kiếm danh mục tiếp tuyến MV khơng bị hạn chế. Ln có một danh mục tiếp tuyến cho bất kỳ loại tài sản nào. Để làm cho việc định giá tài sản trong thực nghiệm được

Trang 40

nhiều người quan tâm, thì việc giới hạn cần phải được ấn định. Do đó, bài nghiên cứu tập trung vào nguyên tắc tập trung tối ưu hóa. Các mơ hình (1) và (2) đòi hỏi một tập hợp các danh mục RHS, được hình thành bởi các nhân tố của tỷ suất sinh lợi trung bình được theo dõi trong một thời gian dài, thể hiện danh mục tiếp tuyến MV, được bao hàm bởi tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và hiệp phương sai tỷ suất sinh lợi của tài sản.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Luận văn nghiên cứu tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam, và mục đích để làm sáng tỏ vấn đề liên quan: liệu việc tối ưu hóa mơ hình định giá tài sản thực nghiệm có thể hiện được nhân tố giá trị và quán tính giá trong tỷ suất sinh lợi trung bình trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Nhiệm vụ này đang phải đối mặt với các hạn chế của mơ hình. Bất kỳ mơ hình nào cũng đều là một quy trình định giá, và cũng có thể bị bác bỏ trong các kiểm định có ý nghĩa. Các mơ hình (1) và (2) có thể thất bại, ví dụ, do thất bại trong việc thiết lập nhân tố giá trị và qn tính giá hoặc do khơng thể thể hiện được toàn bộ nhân tố giá trị và quán tính giá với các nhân tố được thiết lập khi sử dụng cách phân loại giá trị và quán tính giá đơn giản.

Ngồi ra, luận văn cịn kiểm định xem nhân tố nào trong 4 nhân tố Market, SMB, HML và WML ảnh hưởng đến kết quả định giá tài sản trên mỗi sàn giao dịch chứng khốn và mức độ giải thích của từng nhân tố đến thặng dư tỷ suất sinh lợi. Đồng thời, tiến hành kiểm định mức độ giải thích của 3 mơ hình (mơ hình CAPM, mơ hình 3 nhân tố Fama và mơ hình 4 nhân tố Carhart) đối với hai sàn giao dịch chứng khốn và xem xét mơ hình nào là tối ưu nhất đối với mỗi sàn giao dịch chứng khoán.

Trang 41

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - GIẢI PHÁP CHO VIỆC

VẬN DỤNG CÁC MƠ HÌNH ĐỊNH GIÁ DANH MỤC ĐẦU TƢ TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Đầu tiên, luận văn tiến hành nghiên cứu các thống kê tổng kết về tỷ suất sinh lợi giải thích RHS trong phương trình hồi quy định giá tài sản. Sau đó, quay trở lại với 3 mơ hình: CAPM, 3 nhân tố Fama và 4 nhân tố Carhart.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng các mô hình định giá danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)