.1 Số liệu kinh tế vĩ mô chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2007-2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược cho công ty TNHH kurabe việt nam đến năm 2020 (Trang 36 - 57)

2011 Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 GDP giá thực tế (tỉ đồng) 1.143.715 1.485.038 1.658.389 1.951.200 2.064.370 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 8,46 6,31 5,32 6,78 5,80 Tỉ lệ lạm phát (%) 12,63 22,00 7,30 8,82 18,58 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Xu hướng tồn cầu hóa ngày nay đang trở thành xu hướng tất yếu,

khách quan của tất cả các quốc gia và Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng chính là nằm trong xu hướng toàn cầu hóa. Suy thối kinh tế thế giới năm 2008 tác động trực tiếp đến các nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam

những năm qua có tốc độ phát triển đáng kể trong tình hình biến động phức

tạp của kinh tế thế giới. Số liệu bảng 2.1 cho thấy nền kinh tế Việt Nam còn nhiều thách thức. So với năm 2009, năm bị tác động nặng nề của suy thoái

kinh tế thế giới, kinh tế Việt nam đã có dấu hiệu hồi phục trong năm 2011. Sự hồi phục này xuất phát từ nhu cầu trong nước, đầu tư nước ngoài cao hơn và sự hồi phục của xuất khẩu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục xu hướng tăng và kiều hối có tốc độ tăng trưởng khả quan. Cán cân thương mại được cải

thiện và kiều hối tư nhân với khối lượng lớn đã giúp giảm thâm hụt tài khoản

vãng lai. Bên cạnh đó, dịng vốn FDI mạnh, việc giải ngân nhanh dòng vốn

ODA và đầu tư gián tiếp cũng đã giúp nguồn vốn nhà nước đảm bảo thặng dư.

Dự báo đến năm 2020, khi GDP tăng, thu nhập bình quân đầu người

tăng dần, dẫn đến các nhu cầu trong đời sống xã hội ngày càng tăng. Khi đó, nhu cầu về các vật dụng, phương tiện của người dân càng tăng cao, do đó nhu cầu về dây điện, cáp điện, là nguyên liệu cơ bản cho các ngành công nghiệp

khác cũng sẽ tăng, đây là cơ hội thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Kurabe trong thời gian tới.

-Tỉ lệ lạm phát

Tỉ lệ lạm phát các năm gần đây tăng cao, đặc biệt là năm 2011 là

18,58% (bảng 2.1) do các nguyên do về chính sách tiền tệ; lạm phát do cầu kéo do nhà đầu tư bao gồm đầu tư công và đầu tư của các doanh nghiệp tăng,

đáng chú ý là tỉ lệ vốn đầu tư dài hạn quá lớn, nên tiền đã ra lưu thông do nhu

cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và thiết bị công nghệ tăng; lạm phát chi phí đẩy do giá nguyên liệu, nhiên liệu (đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu, thép và phôi thép…) trên thế giới gần đây tăng mạnh. Tỉ lệ lạm phát cao đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Kurabe. Chi phí dành

cho nguyên liệu, nhiên liệu như dây đồng, nhựa nguyên liệu, dầu, gas …tăng

đáng kể trong tổng ngân sách, ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của cơng ty.

Thời gian tới, tình hình kinh tế còn nhiều thách thức nhưng đã cho thấy nỗ lực của Nhà nước trong quản lí nền kinh tế, chủ trương của chính phủ là kiềm chế lạm phát, ổn định tình hình kinh tế vĩ mơ, các chi phí trong sản xuất kinh

doanh cũng sẽ dự đốn được để có sự chuẩn bị trước.

-Tỉ giá hối đối

Nhìn chung, tỉ giá hối đối ổn định và có xu hướng tăng dần qua từng năm. Đầu năm 2011, tỉ giá giao dịch liên ngân hàng của tiền đồng VND tăng lên 9,3% so với đô la Mỹ và biên độ giao dịch giảm từ +/-3% xuống còn +/-

1%. Đây là lần thay đổi tỉ giá lớn nhất qua một lần điều chỉnh trong lịch sử[21]. Tỉ giá hối đối có xu hướng tăng sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu,

thiết bị máy móc nhập từ nước ngồi có xu hướng tăng lên. Kurabe cũng nhập nhiều máy móc, trang thiết bị từ nước ngoài. Một số sản phẩm Kurabe đang

sản xuất cũng có ngun liệu được nhập từ nước ngồi, tỉ giá hối đoái tăng sẽ làm tăng chi phí cho các yếu tố này của Kurabe. Tuy nhiên, sản phẩm của

công ty khi xuất sang nước ngồi sẽ có giá cạnh tranh. Trong những năm tới, các chi phí tăng lên do tăng tỉ giá cũng có thể dự đốn được, cơng ty Kurabe có thể chuẩn bị trước được dự tính ngân sách cho hoạt động sản xuất, kinh

doanh của mình.

-Chính sách tài chính và tiền tệ.

Chính phủ điều hành chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt theo cơ chế

thị trường. Thời gian tới đây, cơ chế điều hành lãi suất cơ bản vẫn tiếp tục được Chính phủ áp dụng, đây là một giải pháp thích hợp, phù hợp với các

mục tiêu kinh tế vĩ mô, cung - cầu vốn thị trường. Chính phủ thực hiện việc

điều tiết lãi suất thị trường theo hướng ổn định, được thực hiện kết hợp giữa điều tiết khối lượng tiền thông qua các công cụ gián tiếp, điều hành linh hoạt

các mức lãi suất chủ đạo.

Trên cơ sở đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các điều kiện kinh tế, thị trường tài chính - tiền tệ ở trong và ngồi nước, cũng như các rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mơ, sự an

tồn và phát triển của hệ thống tài chính, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện có hiệu quả sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hóa trong thị trường.

Thị trường tài chính tiền tệ vẫn có xu hướng ổn định mặc dù đã có một số diễn biến khơng thuận lợi. Các tổ chức tín dụng đã cơ bản khắc phục được tình trạng mất cân đối vốn khả dụng tạm thời, có đủ vốn cho dự trữ vốn bắt

buộc và mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước. Mặt bằng lãi suất đã được kiểm soát. Tháng 8/2012 lãi suất cơ bản 9%/năm; lãi suất cho vay ở mức 11-

15%/năm; lãi suất cho vay USD ở mức 5-7%/năm đối với ngắn hạn; 6-

8%/năm đối với trung và dài hạn; lãi suất tiền gửi phổ biến khơng kì hạn ở

mức 1-2%/năm; kì hạn dưới 1 tháng 2%/năm; kì hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng 8,8-9%/năm, kì hạn từ 12 tháng trở lên 10-12%/năm; lãi suất huy động

USD phổ biến 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5% - 1%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế[22].

Lãi suất cao làm cho chi phí vốn của Kurabe tăng. Trong thời gian tới, lãi suất sẽ được ngân hàng Nhà nước xem xét giảm, nhất là vốn vay dành cho sản xuất nhằm kích thích hoạt động sản xuất trong nước, khi đó, chi phí vốn

của Kurabe sẽ càng được giảm xuống.

-Thu nhập bình quân trên đầu người.

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2006 là 715USD,

năm 2011 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 1.300USD, sau

khoảng thời gian 5 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp đơi. Thu

nhập bình qn trên đầu người của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm

2011 lần lượt là 2.000USD và 3.000USD cao hơn gấp 2 lần so với mức bình quân của cả nước. Mức sống của người dân cũng được cải thiện, tăng dần khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên.

Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng hơn 65%. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội

và thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là 7.000USD và 8.500USD[11,12,13]. Khi đó, nhu cầu về đời sống xã hội của người dân được nâng cao, người dân sẽ tăng nhiều nhu cầu về sử dụng sản phẩm điện gia dụng, phương tiện đi lại…Dây điện, cáp là nguyên liệu cơ bản cho nhiều ngành sản xuất, khi đó nhu cầu sản

phẩm này sẽ càng tăng. Đây là cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh của

Kurabe.

2.2.1.2. Yếu tố chính trị - luật pháp.

Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đang dần dần được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thơng thống và an tồn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việt Nam đang thực

hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương hóa, đa dạng hóa hình thức kinh tế

đối ngoại.

Việt Nam đã ban hành Luật khuyến khích đầu tư nước ngồi, tuy luật

cịn có những điểm bất cập, tuy nhiên đã có tác dụng khuyến khích đầu tư và tháo gỡ phần nào những khó khăn về tài chính cũng như tổ chức triển khai các dự án đầu tư. Vì vậy đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào

Việt Nam.

Năm 2006, Việt Nam đã đưa ra những cải cách liên quan đến thủ tục đăng kí kinh doanh, ban hành luật phá sản mới và áp dụng các biện pháp đẩy

mạnh việc thực thi hợp đồng. Những nỗ lực trên của Việt Nam về cải thiện

môi trường kinh doanh đã được báo cáo tồn cầu mơi trường kinh doanh 2006 của Ngân hàng thế giới ghi nhận khi xếp Việt Nam là một trong những nước cải cách hàng đầu.

Quyết định số: 48/2008/QĐ-BCT, Bộ Công Thương về Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành sản xuất thiết bị điện giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2025, cho thấy mối quan tâm của Chính phủ, Bộ Công Thương về sự

phát triển của ngành sản xuất dây cáp, điện. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự

phát triển của Kurabe trong những năm tới trong vấn đề mở rộng sản xuất,

xây dựng các dự án đầu tư mới, các xưởng sản xuất mới, các sản phẩm mới phục vụ cho ngành sản xuất thiết bị điện.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển

nghề luật sư ở Việt Nam đến năm 2020 - tiền đề quan trọng để xây dựng đội

ngũ luật sư Việt Nam phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

Đến năm 2020, Việt Nam có từ 18.000 đến 20.000 luật sư, đáp ứng ngày càng

cao nhu cầu về dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp[14].

Hệ thống pháp luật Việt Nam được Chính phủ quan tâm, đang dần hồn thiện. Chất lượng, số lượng nhân lực trong ngành luật cũng được Chính phủ quan tâm phát triển, đây là yếu tố phụ trợ rất có lợi cho hoạt động sản xuất

kinh doanh của Kurabe trong những trường hợp liên quan về luật pháp, cần

được tư vấn về luật pháp.

2.2.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội

Mơi trường trao đổi thơng tin ngày càng đa chiều, nhanh chóng, khoa

học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là công nghệ thông tin viễn

thông, đã thúc đẩy xã hội Việt Nam ngày càng hòa nhập vào cộng đồng quốc tế, giao lưu học hỏi với thế giới ngày càng được mở rộng. Việt Nam với nền văn hóa Á - Đông đang dần chuyển biến theo hướng kết hợp truyền thống với hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lối sống của người dân Việt Nam cũng có nhiều biến đổi theo sự thay

đổi, phát triển của nền kinh tế. Mơ hình gia đình hạt nhân dần thay thế mơ

hình gia đình lớn gồm nhiều thế hệ chung sống. Mơ hình gia đình hạt nhân

trung bình chỉ có ba mẹ và con cái, có xu hướng đang gia tăng ở các đơ thị

lớn. Lí do vì nhu cầu học tập hay cơng việc, nên các cặp vợ chồng trẻ, hay cá nhân phải sống tách riêng với gia đình. Ngồi ra cịn có làn sóng di cư của

người dân từ nơng thôn đến thành thị ngày càng tăng ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Trung bình mỗi năm, dân số thành thị tăng 3,4% trong khi tốc độ này ở nông thôn chỉ 0,4%/năm. Năm 2011, dân số thành phố Hồ Chí Minh là 7,16 triệu người, dân số Hà Nội là 6,4 triệu người.

Ước tính năm 2020 dân số thành phố Hồ Chí Minh từ 10-15 triệu người, dân

số Hà Nội khoảng 8-10 triệu người[15]. Nhiều hộ gia đình, khu dân cư, các khu

đô thị mới sẽ được phát sinh, làm gia tăng nhu cầu về các thiết bị điện công

suất nhỏ, thiết bị điện gia dụng dùng trong các hộ gia đình, nhu cầu phương tiện đi lại.

Các xu hướng trên cho thấy nhu cầu về dây cáp điện sẽ tăng trong thời gian tới, đây là cơ hội cho sự phát triển của Kurabe .

2.2.1.4. Yếu tố dân số - lao động

Năm 2011, Việt Nam có khoảng 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010, trong đó nam là 43,47 triệu người, chiếm 49,49% tổng dân số cả

nước; nữ là 44,37 triệu người, chiếm 50,51%. Trong tổng dân số cả nước năm 2011, dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số, tăng 2,5% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,96 triệu người, chiếm 69,4%, tăng 0,41% (Tổng cục thống kê dân số).

Năm 2011, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%. Tỷ lệ dân số cả nước từ 15 tuổi trở lên

tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2010 lên 77,3% năm 2011.

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011của lao động trong độ tuổi là 2,27%, trong đó khu vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71% (Năm 2010 các tỷ lệ tương

ứng là: 2,88%; 4,43%; 2,27%) [15].

Khu vực thành thị sẽ có tỉ lệ dân số tăng lên, mức độ đơ thị hóa cao.

Các khu vực thành thị như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội sẽ lần lượt hình thành các đơ thị vệ tinh. Như khu đơ thị vệ tinh Nam Sài Gịn, khu đơ thị cảng Hiệp Phước, khu đô thị khoa học – công nghệ cao, khu đô thị Tây Bắc, khu đô thị Tân Tạo của thành phố Hồ Chị Minh. Khu đơ thị vệ tinh Hịa Lạc, Sơn

Tây, Xn Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn của Hà Nội. Ở các tỉnh, q trình đơ thị hóa cũng đang diễn ra nhanh chóng, các thị xã phát triển lên thành thành phố loại 2 và 3 như thành phố Tân An, thành phố Long Xuyên, thành phố Bạc Liêu, các thành phố mới cũng đang được hình thành như thành phố mới Bình Dương... Phát triển xã hội, q trình đơ thị hóa đang nâng cao nhu cầu về các sản phẩm cơ bản phục vụ cho đời sống người dân.

Nhu cầu về dây cáp điện để phục vụ trong các ngành công nghiệp sản

xuất, làm nguyên liệu để sản xuất, phục vụ truyền dẫn… trong thời gian tới sẽ tăng. Yếu tố dân số- lao động cũng là yếu tố tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Kurabe, cung cấp cho Công ty một lực lượng lao động sẵn

sàng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, cho những dự án mới, cho việc mở rộng sản xuất nếu có sau này.

2.2.1.5. Yếu tố tự nhiên

Việc xuất nhập khẩu giao thông đường biển của Việt Nam khá thuận

lợi. Tuy nhiên Việt Nam cần có dự án qui hoạch hệ thống cảng biển đồng bộ, kết hợp, tránh tình trạng hàng hóa nhập khẩu nằm tại kho cảng quá lâu gây

ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiện tượng nóng dần lên của trái đất đang trở thành mối đe dọa lớn cho nhân loại. Thiên tai thường xuyên xảy ra gây mất mát, thiệt hại, ảnh hưởng

nhiều đến kinh tế khu vực, thế giới. Gần đây nhất là hiện tượng động đất 9 độ richter kèm theo sóng thần xảy ra tại Nhật gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản và các doanh

nghiệp có mối liên hệ với doanh nghiệp Nhật, gây ảnh hưởng đến hoạt động

phân phối nguyên vật liệu, sản phẩm đến khách hàng.

Yếu tố tự nhiên cũng đã ảnh hưởng phần nào đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của Kurabe. Kurabe thực hiện việc nhập một số nguyên liệu sản xuất ở nước ngoài về, và cũng có xuất sản phẩm từ Việt Nam đi nước ngồi.

Hàng hóa của Kurabe cũng có những lúc bị lưu tại kho, cảng lâu hơn dự định,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược cho công ty TNHH kurabe việt nam đến năm 2020 (Trang 36 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)