1.2 .Qui trình xây dựng chiến lược kinh doanh
2.2. Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH
2.2.1. Phân tích các yếu tố bên ngoài
2.2.1.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ:
Mơi trường vĩ mơ bao gồm nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, pháp luật, dân số, tài nguyên, môi trường…ở đây chúng ta chỉ quan tâm phân tích các yếu tố vĩ mơ có tác động đến sản xuất kinh doanh của ngành, bao gồm các yếu tố sau:
2.2.1.1.1. Các yếu tố chính phủ và chính trị:
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa”, quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng, tham gia vào nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đảng và nhà nước đã và đang có những chính sách phù hợp để tập trung phát triển kinh tế - xã hội với sự tham gia của các thành phần kinh tế theo định hướng XHCN, nhằm duy trì tỉ lệ tăng trưởng GDP với tốc độ cao trong thời gian tới.
Quốc hội và chính phủ đang điều hành nền kinh tế một cách năng động và
hiệu quả, cam kết mạnh mẽ đối với tiến trình cải cách hành chính, cải cách tồn diện nền kinh tế - xã hội, xay dựng mơi trường kinh doanh ngày càng hồn thiện,
hiệu quả hơn. Hệ thống pháp luật tiếp tục được xây dựng và sửa đổi hoàn chỉnh.
Tuy nhiên tình trạng suy thối về đạo đức, lối sống, tình trạng tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ cơng chức cịn tồn tại, việc đấu tranh với các tệ nạn này cịn gặp nhiều khó khăn, thử thách.
Trong các quan hệ song phương và khu vực bên cạnh các yếu tố tích cực vẫn cịn tồn động một số các bất đồng; tranh chấp khu vực biển Đơng cịn tiếp tục diễn biến phức tạp, liên quan đến nhiều nước, chủ quyền lãnh thổ của quốc gia vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bị đe dọa. Ở trong nước, sự chống phá của các thế lực thù địch chưa phải đã chấm dứt. Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế chúng ta vẫn cần phải tiếp tục xây dựng quân đội chính quy, hiện đại đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Chính sách của Nhà nước và ngành nước chấm:
Vì vai trị mang ý nghĩa truyền thống và đặc trưng cho kinh tế vùng của Việt Nam nên Nhà nước luôn quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của ngành nước chấm, trong đó có lãnh vực sản xuất nước mắm luôn được quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển. Để bảo hộ ngành sản xuất nước nắm, Nhà nước đã ra quyết định quy định về địa lý đối với các công ty sản xuất nước mắm, theo đó, các cơng ty với thương hiệu nước mắm Phú Quốc hoặc Phan Thiết thì bắt buộc phải thực hiện đóng
chai tại các địa phương này. Đồng thời Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu
nước mắm ra nước ngoài bằng cách hỗ trợ tư vấn và tài chính để thực hiện xuất khẩu loại sản phẩm này.
2.2.1.1.2. Các yếu tố kinh tế:
Nước ta đã và đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đã và đang tạo nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Tình hình suy thối kinh tế có tác động trực tiếp đến các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, ngành nước mắm của Việt Nam. Nền kinh tế của Việt Nam hiện đang là nền kinh tế có độ mở lớn và tốc độ mở nhanh, do đó dễ bị ảnh hưởng từ những biến động của thị trường thế giới.
Môi trường kinh doanh tại Việt Nam:
Theo báo cáo thường niên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) cơng bố, Việt Nam đã có những cải thiện về môi trường kinh doanh trong năm 2010, tiến 10 bậc so với năm 2009 (đứng thứ 78/183 nước) và đứng thứ 4 trong số 10 nền kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ
thuận lợi của môi trường kinh doanh. Trong đó phải kể đến là tốc độ tăng trưởng
kinh tế đạt mức cao 6,78%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% so với năm 2009. Ngoài ra, việc cải thiện môi trường pháp lý với những thay đổi quan trọng liên quan đến gia nhập thị trường, quản trị doanh nghiệp cụ thể là sự ra đời của Nghị định 43 về đăng ký kinh doanh và một số văn bản luật liên quan đến doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực. Có thể nói nhờ mơi trường kinh doanh được cải thiện, số lượng DN đăng ký mới tiếp tục gia tăng. Tính đến hết năm 2010, tổng số DN đăng ký
thành lập đã đạt 544.394 DN vượt mục tiêu đề ra của Chính phủ là 500.000 DN.
Tình hình kinh tế Việt Nam 06 tháng đầu năm 2011:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2011 ước tính tăng 5,57% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó quý I tăng 5,43%; quý II tăng 5,67%.
Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nhìn chung CPI tháng 6/2011 vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại và là mức tăng thấp nhất trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, CPI tháng 6/2011 tăng 13,29% so với tháng 12/2010 và tăng 20,82% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính bình qn 6 tháng, chỉ số CPI tăng 16,03% so với bình qn cùng kỳ năm ngối.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong 6 tháng đạt 42,3 tỷ USD, tăng 30,3% so
với cùng kỳ năm trước. Nếu không kể tái xuất vàng thì kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu 6 tháng đầu năm tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2010.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước, trong đó hàng dệt may đạt 6,1 tỷ USD; dầu thô đạt 3,4 tỷ USD; giày dép đạt 3 tỷ USD; hàng thủy sản đạt 2,6 tỷ USD; gạo đạt 2 tỷ USD…
Về nhập khẩu, 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 49 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2010. Như vậy, tính chung 6 tháng, chúng ta vẫn nhập siêu đến 6,7 tỷ USD. Trong đó, hàng hố nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu với con số ước tính 11 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ 2010.
Tổng cục Thống kê đánh giá, trong 6 tháng đầu năm, nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý với mức tăng quý II cao hơn quý I. Chỉ số giá tiêu dùng những tháng cuối quý II tăng chậm lại và có xu hướng giảm dần. Sản xuất một số ngành, lĩnh vực đạt khá.
Tuy nhiên, mức lạm phát tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; sản xuất kinh
doanh cịn gặp khó khăn do lãi suất vay tín dụng cao và ảnh hưởng bởi sự tăng giá
nguyên liệu đầu vào; nhập siêu vẫn ở mức cao; thu hút đầu tư nước ngồi có xu
hướng giảm.
Đầu tư cho rằng, khu vực sản xuất kinh doanh đã và đang chịu ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất cao làm chi phí đầu vào tăng cao tác động đến sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh.
Giai đoạn 06 tháng đầu năm 2011 (theo tổng cục thống kê)
Một số chỉ tiêu chủ yếu 6 tháng đầu năm 2011 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2010 (%) (Bảng 2.1)
Tổng sản phẩm trong nước +5,57
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản +3,7
Giá trị sản xuất công nghiệp +14,3
Chỉ số sản xuất công nghiệp +9,7
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng +22,6
Tổng kim ngạch xuất khẩu +30,3
Tổng kim ngạch nhập khẩu +25,8
Khách quốc tế đến Việt Nam +18,1
Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện so với kế
hoạch năm 38,8
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm 2011
so với cùng kỳ năm 2010 +16,03
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu 06 tháng đầu năm 2011
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ khá cao, tuy nhiên có dấu hiệu chậm lại trong vịng vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, mặc dù tình hình kinh tế như vậy, ngành thực phẩm nói chung cũng như nước mắm nói riêng vẫn tăng trưởng đều với tỉ lệ từ 15-22% mỗi năm.
2.2.1.1.3. Các yếu tố tự nhiên – xã hội:
– Tây, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, lãnh thổ có bờ biển dài, có tiềm năng kinh tế biển to lớn. Các yếu tố tự nhiên của Việt Nam được đánh giá là khá thuận lợi để phát triển nền kinh tế bền vững trong thế kỷ 21. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý phù hợp cho sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Xã hội Việt Nam với nền tảng văn hóa Á Đơng đang chuyển biến theo hướng kết hợp hài hòa giữa hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Sự giao lưu học hỏi với thế giới bên ngoài ngày càng được mở rộng. Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật – công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin thúc đẩy xã hội Việt Nam ngày càng hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Với dân số gần 90 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, thông minh và tràn đầy nhiệt huyết, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao hứa hẹn một thị trường tiêu thụ tiềm năng.
Tình hình dân số: Theo Tổng Cục Thống Kê, dân số Việt Nam từ giai đoạn
2009 đến 2020 được trình bày như bảng 2.2 bên dưới
Bảng 2.2 Dự báo dân số Việt Nam giai đoạn 2009-2049
Theo Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu người vào năm 2019 và 108,7 triệu vào năm 2049.
Việt Nam sẽ đạt 95,3 triệu người vào năm 2019; 102,7 triệu người vào năm 2029 và 108,7 triệu vào năm 2049.
Cũng theo kết quả phân tích về cấu trúc tuổi và giới tính, Việt Nam đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, bắt đầu vào khoảng năm 2007 và theo dự báo sẽ kết thúc vào năm 2041.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số, chỉ số già hóa được tính bằng số người từ 60 tuổi trở lên trên trẻ em dưới 15 tuổi - đã tăng từ 16,6 vào năm 1979 lên 35,5 năm 2009. Cùng với cơ hội cơ cấu dân số vàng, Việt Nam cũng cần ứng phó với sự già hóa dân số để đảm bảo an sinh xã hội và chăm sóc y tế cho người già, đặc biệt là người già trong nhóm hộ nghèo, người già tàn tật ở các vùng nông thôn.
Theo mức tăng của dân số Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020, sản lượng nước mắm tiêu thụ trên toàn quốc cũng sẽ tăng theo mức tăng dân số.
Sản xuất thuỷ sản năm 2010 tăng trưởng khá, cả năm đạt 4,98 triệu tấn, tăng
4,8% so với 2009, trong đó sản lượng thủy sản ni trồng đạt 2.671 nghìn tấn, tăng 4%.
Nét mới của năm 2010 là các địa phương tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi và mở rộng diện tích ni trồng thủy sản theo hướng đa canh, đa con kết hợp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo đảm môi trường sinh thái bền vững.
Khai thác thủy sản đạt kết quả khả quan với sản lượng đạt 2.310 nghìn tấn,
tăng 4,7% so với năm trước, trong đó khai thác biển tăng 4,9%. (Theo www.tapchicongsan.org.vn).
Tổng sản lượng khai thác 05 tháng đầu năm 2011 đạt 1029,8 nghìn tấn, tăng 1,4% so với cùng kì năm 2010, trong đó sản lượng khai thác biển ước đạt 959,2 nghìn tấn (theo báo cáo của Bộ NN & PTNT số 1686/BC-BNN-VP).
Vùng biển Việt Nam và Thái Lan được coi là nơi tập trung các chủng loại cá cơm trên thế giới (chiếm 80%). So về trữ lượng, cá cơm của Thái Lan chỉ bằng 2/3 Việt Nam; về chủng loại, Thái Lan cũng ít loại cá cơm quý hơn Việt Nam.
ở các vùng biển Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết, Phú Yên, Quảng Ngãi, Phú Quốc... Ở vùng biển miền Trung, cá cơm ruồi là loại có trữ lượng đánh bắt lớn nhất, tiếp theo là cá cơm trắng, cá cơm săng. Được biết, sản lượng cá cơm có năm lên đến hàng ngàn tấn, trong đó cá cơm ruồi chiếm 60-65%, cá cơm trắng 20-25%. Phan Thiết là vùng có trữ lượng cá cơm lớn, có đêm ngư dân đánh bắt được tới 40 tấn. Do kích cỡ lớn, cá cơm ở đây được thị trường Trung Quốc, Nga rất ưa chuộng. Đặc biệt, các tỉnh miền Trung nước ta cịn có cá cơm mồm. Có thể nói, về tiềm năng khai thác cá cơm ở vùng biển nước ta là tương đối lớn;
2.2.1.1.4. Môi trường khoa học công nghệ:
Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là cơng nghệ hóa, tự động hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh; trong hoạt động nghiên cứu, thiết kế, quản trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm qua nền khoa học công nghệ thực phẩm của thế giới và trong nước phát triển mạnh mẽ, các dòng sản phẩm nước mắm mới được ra đời với những tính năng vượt trội so với các thế hệ trước.
Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư tập trung phát triển công nghệ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, sử dụng công nghệ tiên tiến để phát triển các ngành sản xuất truyền thống tại Việt Nam.
Đối với lĩnh vực sản xuất nước mắm, kỹ thuật, công nghệ và tiêu chuẩn đã được cải tiến rất nhiều, mức độ tự động hóa cao hơn, năng xuất cao hơn. Rõ ràng
môi trường khoa học công nghệ đang rất thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới
công nghệ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Cụ thể trong lĩnh vực sản xuất nước mắm đóng chai, theo các chuyên gia kỹ thuật trong nước, hiện nay trên thị trường tồn tại hai dạng nước mắm đóng chai: đa số là các sản phẩm nước mắm đã được pha chế lại, đây là các sản phẩm đã được pha
loãng, thêm phụ gia như điều vị, đường …; loại còn lại là nước mắm cốt truyền
thống đóng chai (như các thương hiệu Hồng Hạnh, Hưng Thịnh, nước mắm Con Cá Vàng …), khó khăn của dòng nước mắm này là hiện tượng nước mắm bị lắng muối
do độ bão hòa muối trong nước mắm cốt. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đầu tư khắc phục hiện trạng lắng muối như trên.
2.2.1.2. Phân tích mơi trường vi mơ:
2.2.1.2.1.Tổng quan thị trường nước mắm Việt Nam:
Trên thị trường nước chấm hiện nay, nước mắm chiếm một thị phần khá lớn bởi nó là một món gia vị truyền thống của người Việt Nam và rất hợp khẩu vị với phần lớn dân cư trên đất nước này.
Theo một điều tra mới đây của Tổng cục Thống kê (2009), mỗi năm thị trường Việt Nam cần hơn 200 triệu lít nước nắm. Với hơn 95% hộ gia đình tại Việt Nam sử
dụng nước mắm để chấm, ướp và nấu trong các bữa ăn quanh năm thì đây quả là
một thị trường hấp dẫn. Đó cũng chính là lý do chúng tơi chọn nước mắm làm sản phẩm để chinh phục người tiêu dùng.
Nước mắm có một lịch sử lâu dài tại Việt Nam. Rất nhiều các bí mật của việc làm của nước mắm là truyền thống gia đình từ các phần của lịch sử Việt Nam tại Phú Quốc và Phan Thiết.
Tuy nhiên hiện nay trên thị trường Việt Nam có đến 75% sản phẩm nước mắm là giả, nhà sản xuất nhập nước mắm cốt về và sau đó tiến hành pha với nước muối, thêm hóa chất bảo quản, màu, mùi và đóng chai, sau đó phân phối ra thị trường.
Với thực tế như vậy, đây là cơ hội rất tốt cho những nhà sản xuất nước mắm đề cao yếu tố chất lượng, từ đó chiếm được sự tin cậy của người tiêu dùng trên thị trường nước chấm Việt Nam.
Theo Euromonitor thống kê vào tháng 11-2010, một số số liệu về thị trường