Hàm ý quản trị

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại bệnh viện tâm thần TP HCM (Trang 96 - 101)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2. Hàm ý quản trị

Dựa trên kết quả nghiên cứu về mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng KTQT tại Bệnh viện Tâm Thần TP.HCM, tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị cụ thể như sau:

5.2.1 Nhu cầu thơng tin của KTQT từ phía nhà quản lý

Nhu cầu thơng tin KTQT từ phía nhà quản lý nhằm quản lý, kiểm sốt và sử dụng chi phí có hiệu quả, qua đó có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả các hoạt động của đơn vị, vì thế quan điểm của nhà quản trị là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của KTQT trong bệnh viện. Bởi lẽ, mục đích của KTQT là cung cấp thơng tin cho nhà quản trị , vì thế nếu nhà quản trị có nhu cầu thơng tin kinh tế của KTQT thì KTQT sẽ được xây dựng, và phát triển để đáp ứng nhu cầu này.

Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến việc vận dụng KTQT tại Bệnh viện Tâm Thần. Hiện nay, trước cơ chế tự chủ tài chính, Bệnh viện Tâm Thần hiện được phân loại đơn vị sự nghiệp loại 2, tự chủ 1 phần chi thường xuyên, trong đó, ngân sách chỉ cấp 1 phần ( chiếm 15% tổng chi) để chi trả lương cho công chức, viên chức, người lao động , 85% tổng chi còn lại là do Bệnh viện thực hiện từ các

phương án thu dịch vụ, do đó, để hoạt động ngày càng hiệu quả, Giám đốc, cũng như các trưởng /phó các phịng ban của Bệnh viện cần phải biết sử dụng thông tin KTQT để phục vụ ra quyết định một cách khoa học, hiệu quả. Căn cứ vào chức năng của từng khoa/ phòng cụ thể, và lĩnh vực cụ thể mà nhà quản lý xác định rõ nhu cầu thông tin KTQT để phục vụ ra quyết định.

5.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý

Hiện nay tổ chức và họat động của các ĐVSNCL vẫn còn nhiều tồn tại khó khăn và thách thức, cơng tác đổi mới hệ thống tổ chức các ĐVSNCL nói chung cịn chậm. Quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL chủ yếu còn theo đơn vị hành chính, chưa chú trọng quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đặc điểm vùng miền và nhu cầu thực tế. Chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý và viên chức chưa cao, năng suất lao động thấp. Cơ cấu đội ngũ viên chức chưa hợp lý, đội ngũ viên chức làm công tác phục vụ chiếm tỷ lệ cao. Việc thu hút nhân tài vào làm việc trong ĐVSNCL còn hạn chế…Do đó, để hoạt động hiệu quả trong tình hình tự chủ hiện nay, cần phải tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức của các ĐVSNCL nhằm nâng cao năng lực quản trị của các đơn vị.

Trong xu thế tự chủ tài chính, Bệnh viện Tâm Thần TPHCM cũng cần nâng cao năng lực quản trị thông qua tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc thù riêng của Bệnh viện. Tổ chức bộ máy quản lý là yếu tố tác động mạnh thứ 2 đến vận dụng KTQT tại Bệnh viện Tâm Thần. Hiện tại Bệnh viện có 26 khoa/ phịng theo từng chức năng nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo tính chun mơn của công việc. Tuy nhiên, hiện nay Bệnh viện vẫn chưa chú trọng đến KTQT, chỉ tập trung kế tốn tài chính, do đó, cần tổ chức, sắp xếp lại bộ máy kế toán theo hướng kết hợp kế tốn tài chính và kế tốn quản trị. Cải tiến mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác để tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin KTQT. Và bệnh viện cần bố trí phịng làm việc riêng cho bộ phận KTQT này.

5.2.3 Công nghệ thông tin

Đây là nhân tố tác động mạnh thứ 3 đến việc vận dụng KTQT tại Bệnh viện Tâm Thần TPHCM. Cần trang bị thiết bị kỹ thuật như hệ thống mày tính, thiết bị

mạng và các phần mềm kế toán xử lý tự động là rất cần thiết đối với hệ thống KTQT hiện đại. Hệ thống công nghệ thơng tin hiện đại có thể xử lý rất nhanh các thông tin thu thập, cũng như đưa ra các báo cáo kịp thời và đảm bảo tính hữu ích của thông tin. Xây dựng hệ thống mạng nội bộ hiệu quả kịp thời tổng hợp kết quả hoạt động từ các bộ phận khác. Thực trạng hiện nay, đối với việc mua sắm máy vi tính, server được thực hiện qua hình thức đấu thầu tập trung quốc gia, việc xây dựng dự án về phần mềm , nâng cấp đường truyền... phải qua nhiều thủ tục phê duyệt do đó Bệnh viện gặp khó khăn trong việc chủ động trang bị kịp yếu tố công nghệ thơng tin. Do đó, Nhà nước cần mở rộng phạm vi giao quyền tự chủ cho đơn vị trong tình hình hiện nay.

Để có thể ứng dụng CNTT một cách thành cơng, đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả phục vụ cho vận dụng KTQT thì Bệnh viện Tâm Thần cần quan tâm đến:

- Những tiến bộ về phần cứng như khả năng xử lý, khả năng lưu trữ, tốc độ xử lý, ...

- Những sự phát triển của phần mềm như sự phát triển của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS), các giải pháp lưu trữ, truy xuất thông tin, các giải pháp đảm bảo an tồn cho dữ liệu, thơng tin mà đặc biệt là các dữ liệu phục vụ cho cơng tác kế tốn quản trị tại đơn vị.

- Khả năng chia sẻ tài nguyên, hay khả năng cung cấp, chia sẻ thông tin trên mạng nội bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), hay Internet, qua đó, dữ liệu, thơng tin kế toán quản trị sẽ được chuyển tại đến các đối tượng sử dụng thơng tin một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Bên cạnh đó khi xử lý số liệu trên phần mềm kế toán như hiện nay, một số chương trình diệt virus tự động có thể xóa mất dữ liệu trên phần mềm kế tốn nói chung cũng như các thơng tin kế tốn phục vụ cho quản trị chi phí vì nó hiểu phần mềm cơng ty sử dụng như một phần mềm độc hại. Từ đó dẫn đến mất đi dữ liệu kế toán và dữ liệu KTQT. Vì thế cần thiết kế phần mềm kế tốn, khơng chỉ đáp ứng yêu cầu thông tin KTTC, mà cũng phải đáp ứng yêu cầu về thông tin KTQT, để một

mặt đảm bảo nội dung kinh tế mặt khác còn phải đảm bảo tính an tồn về kỹ thuật phần mềm.

5.2.4 Nhận thức của nhà quản lý

Trước tình hình tự chủ tài chính, vai trị của nhà quản lý rất quan trọng, cần nâng cao nhận thức của nhà quản lý, cụ thể:

+ Nắm bắt được chân dung người quản lý chuyên nghiệp, hiện đại, định hướng để thực hiện tốt công việc.

+ Tạo động lực làm việc, thu hút, khích lệ, giữ chân nhân viên, nhân sự tài năng. Đây là nhiệm vụ quan trọng vì bản thân nhà quản lý là người trực tiếp làm việc với nhân viên cấp dưới, hiểu nhân sự của mình nhất và phải có biện pháp quản trị nhân sự tốt nhất.

+ Xây dựng kế hoạch cho bộ phận và quản lý mục tiêu, cần được nâng cao kỹ năng năng lực quản lý mục tiêu, kiểm soát nội bộ, quản lý cuộc họp…

Nhận thức của nhà quản lý trong nghiên cứu này là nhân tố tác động mạnh thứ 4 đến việc vận dụng KTQT tại Bệnh viện Tâm Thần. Vì vậy, Giám Đốc Bệnh viện cần ưu tiên cải thiện trình độ quản lý cũng như những kiến thức về KTQT của lãnh đạo bệnh viện. Một khi lãnh đạo bệnh viện hiểu, đánh giá được lợi ích do việc vận dụng KTQT thì họ mới mạnh dạn đầu tư về vật chất để đảm báo đáp ứng yêu cầu của cơng tác KTQT, khuyến khích, động viên hoặc chỉ đạo nhân viên trong quá trình vận dụng KTQT, cũng như hỗ trợ đào tạo nhân viên kế tốn phát triển trình độ chuyên môn và năng lực KTQT.

5.2.5 Nhân tố Trình độ nhân viên kế tốn

Con người ln là yếu tố trung tâm cho mọi hoạt động. Vì thế, theo tác giả, để có thể vận dụng KTQT và phát huy được vai trị của nó phục vụ cho nhà quản trị cần bố trí người làm kế tốn có trình độ chun mơn, am hiểu về tổ chức, quy trình hoạt động của đơn vị, có kiến thức nền tảng về KTTC cũng như là KTQT.

KTQT là cơng việc u cầu người thực hiện khơng chỉ có kiến thức mà cịn phải vận dụng được kiến thức vào cơng tác KTQT mang tính đặc thù riêng của từng đơn vị, vì thế người làm kế tốn cũng u cầu phải có khả năng thích nghi và linh hoạt

cao khi thực hiện công tác KTQT.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên như sau:

+ Tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên am hiểu về KTQT đồng đồng thời có nghiệp vụ về KTTC và sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ.

+ Tổ chức KTQT tại bệnh viện cần thiết lập trong mối quan hệ với các bộ phận khác. Để sự có sự phối hợp giữa các bộ phận và nhân viên với nhau vì mục tiêu chung của bệnh viện nhất thiết phải xây dựng mối quan hệ giữa các bộ phận đó với nhau. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống KTQT.

+ Đào tạo, hướng dẫn để các nhân viên kế tốn áp dụng hiệu quả cơng nghệ thông tin. Thông tin hỗ trợ cho các q trình hoạch định, kiểm sốt, phân tích và ra quyết định quản lý đòi hỏi việc thu thập, truyền tải và xử lý dữ liệu phải có tốc độ cao. Nếu không áp dụng công nghệ thông tin hoặc áp dụng không hiệu quả sẽ làm cản trở việc đáp ứng các yêu cầu của hệ thống KTQT như: độ tin cập, tính đầy đủ, tính kịp thời và tính linh hoạt và thường xuyên của thơng tin.

Ngồi ra, Bệnh viện là loại hình hoạt động có tính chất riêng biệt, Giám đốc cần tạo điều kiện cho nhân viên kế toán tham gia học tập, bồi dưỡng thường xuyên và liên tục về KTQT trong lĩnh vực công để đáp ứng xu thế tự chủ của đơn vị sự nghiệp cơng lập hiện nay, Bệnh viện cần có chính sách đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn về KTQT bằng cách kết hợp với các tổ chức đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn theo chuyên đề cụ thể, tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học có chủ đề về hoạt động tài chính trong lĩnh vực y tế để trao đổi kinh nghiệm, kiến thức thực tế về vận dụng KTQT trong bệnh viện.

5.2.6 Phương pháp, kỹ thuật thực hiện

Đây là yếu tố tác động ít nhất đến vận dụng KTQT tại Bệnh viện Tâm Thần. Bệnh viện cần tập trung xây dựng dự toán thu chi hàng năm chi tiết, rõ ràng theo từng khoản mục chi phí, làm thước đo hiệu quả cho việc kiểm sốt hoạt động trong năm. Ngồi ra, tập trung nâng cao chất lượng bệnh viện thông qua Bộ tiêu chí chất lượng Bệnh viện Việt Nam được ban hành theo quyết định số 6858/QĐ-BYT, ngày

18/11/2016 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế.

Để đánh giá chính xác mức độ hồn thành nhiệm vụ, cũng như đạt hiệu quả đề ra , bệnh viện cần xây dựng cho mình các phương pháp, kỹ thuật thực hiện KTQT phù hợp; đồng thời xây dựng được các công cụ đo lường hiệu quả, các chỉ số xây dựng theo mục tiêu của đơn vị và được tồn thể cơng chức, viên chức của bệnh viện cùng thống nhất thực hiện. Ví dụ, xây dựng dự tốn để làm cơ sở triển khai các hoạt động đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá và đo lường thành quả và hiệu quả cơng việc của bệnh viện. Để có được hệ thống dự tốn hiệu quả, chúng ta phải xây dựng tốt hệ thống định mức trong từng hoạt động cụ thể, trên cơ sở định mức giúp cho từng khoa phịng thực hiện được nhanh chóng và hiệu quả.

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ về các khoản thu, các khoản chi cần xác định cả về mặt định tính lẫn định lượng, đồng thời nhận diện, phân loại các loại chi phí, doanh thu căn cứ vào mức độ hoạt động của từng danh mục kỹ thuật thực hiện trong bệnh viện. Từ đó, có đủ cơ sở đề lập các báo cáo quản trị phù hợp và cung cấp thông tin cần thiết cho công tác đo lường, đánh giá thành quả hoạt động. Theo tác giả, Bệnh viện Tâm Thần TP. HCM cần quan tâm như sau: Bệnh viện cần lựa chọn mơ hình KTQT phù hợp (ví dụ mơ hình kết hợp giữa KTTC và KTQT); cần xác định được quy trình thực hiện phương pháp kế tốn cho bệnh viện ; cần phân loại và theo dõi chi phí theo phương thức phục vụ cho từng hoạt động cụ thể.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại bệnh viện tâm thần TP HCM (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)