Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại bệnh viện tâm thần TP HCM (Trang 28 - 52)

Tác giả/ năm nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên

cứu

Laitinen 2001 Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của KTQT, có 4 loại hạng mục của các nhân tố:

Các nhân tố đều có sự kết hợp chặt chẽ, tác động qua

Các nghiên

cứu nước ngoài

-Các nhân tố thuộc nội bộ tổ chức -Các nhân tố tài chính

-Các nhân tố thúc đẩy -Các kỹ thuật quản trị

lại lẫn nhau theo dây chuyền và nguyên nhân-kết quả khi xem xét sự thay dổi của KTQT Lobo et al. 2004 Nghiên cứu vai trò của các nhân tố tác

động đến sự thay đổi của KTQT, gồm: -Nhân tố thuộc về mơi tường bên ngồi. -Nhân tố thuộc về doanh nghiệp

2 nhóm nhân tố này đều ảnh hưởng đến sự thay đổi của

KTQT Alawattage và

Wickramasingh 2007

Sự thay đổi trong KTQT, các cách tiếp cận và quan điểm. Tác giả nhận định sự thay đổi KTQT như một phương pháp nghiên cứu để hiểu phương thức tác động của các nhân tố bên ngoài làm thay đổi quá trình định hướng trong nội bộ tổ chức.

Sự ảnh hưởng đến KTQT là Các công cụ kỹ thuật KTQT, môi trường nơi doanh nghiệp hoạt động.

Salah A. Hammad và cộng sự

(2010)

Tác giả đề xuất mơ hình gồm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý trong bệnh viện thông qua hệ thống KTQT:

(1) Chiến lược (2) Công nghệ (3) Cấu trúc tổ chức (4) Mơi trường bên ngồi

(5) Quy mơ bệnh viện

Chưa có bằng chứng thực nghiệm Salah A. Hammad và cộng sự (2013)

Các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý thơng qua các đặc tính của hệ thống KTQT:

(1) Cấu trúc phân quyền của tổ chức

Cả 2 nhân tố đều ảnh hưởng

(2) Nhận thức về sự không chắc

chắn của môi trường.

Các nghiên cứu trong

nước

Lê Châu Xuân Mai ( 2017)

Các nhân tố ảnh hưởng việc sử dụng hệ thống KTQT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các Bệnh viện:

(1) Sự hỗ trợ của lãnh đạo

(2) Hiệu quả kỹ thuật của thông tin KTQT

(3) Mức độ phân quyền trong tổ chức

(4) Nhận thức về môi trường không chắc chắn

(5) Quy mơ bệnh viện

Có 3 nhấn tố ảnh hưởng: Môi trường triển khai hệ thống KTQT; Vai trò của lãnh đạo trong quan tâm, tổ chức, triển khai hệ thống KTQT; và Mức độ phân quyền trong tổ chức triển khai hệ thống KTQT. PGS.TS. Trần Văn Tùng và Lê Đức Nhã (2019) Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị trong các bệnh viện công tuyến quận tự chủ tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:

(1) Nhu cầu thơng tin KTQT từ phía nhà quản lý.

(2) Nhận thức của nhà quản lý (3) Phương pháp kỹ thuật thực hiện (4) Tổ chức bộ máy quản lý

(5) Trình độ nhân viên kế tốn (6) Công nghệ thông tin

Cả 6 nhân tố đều ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong các bệnh viện công trên địa bàn TPHCM

Thái Anh Tuấn (2019)

Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp miền Bắc Việt Nam, các

Cả 5 nhân tố đều ảnh hưởng đến áp dụng KTQT trong

nhân tố:

- áp lực cạnh tranh,

- phân quyền quản trị trong doanh nghiệp,

- mức độ áp dụng công nghệ thông tin, - mức độ quan tâm của nhà quản trị đến kế toán quản trị và

- trình độ chun mơn của nhân viên kế tốn doanh nghiệp Phạm Thị Phương Thảo và Ngơ Ngọc Nguyên Thảo (2020) Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.

(1) Nhu cầu thơng tin KTQT từ phía nhà quản lý.

(2) Nhận thức của nhà quản lý (3) Phương pháp kỹ thuật thực hiện (4) Tổ chức bộ máy quản lý

(5) Trình độ nhân viên kế tốn

(6) Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin Cả 6 nhấn tố đều ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong các đơn vị công lập

trên địa bàn Quận 11

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này tác giả trình bày tổng quan về các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi và tại Việt Nam về vận dụng KTQT trong lĩnh vực y tế. Trong đó có 5 nghiên cứu nước ngoài và 4 nghiên cứu trong nước. Các nghiên cứu trước đều xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong các đơn vị sự nghiệp cơng. Qua đó giúp cho người đọc nắm được bức tranh tồn cảnh về các cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác đối với các vấn đề có liên quan đến vận dụng KTQT. Và cũng từ những nghiên cứu trước, tác giả đã xác định khe hỏng nghiên cứu và nêu ra những hạn chế trong các nghiên cứu đó để chứng minh cho sự cần thiết đối với việc tiếp tục nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT tại Bệnh viện Tâm Thần TPHCM. Trong chương sau, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về kế toán quản trị.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về kế toán quản trị

2.1.1 Khái niệm về Kế toán quản trị:

Theo khoản 10, điều 3, Luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế tốn”.

Theo định nghĩa của Viện kế toán viên quản trị Hoa Kỳ (Institution of Management Accountants, IMA) kế tốn quản trị là “Q trình nhận diện, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thơng tin trong q trình thực hiện các mục đích của tổ chức. KTQT là một bộ phận thống nhất trong quá trình quản lý và nhân viên KTQT là những đối tác chiến lược quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức”.

Theo từ điển thuật ngữ kế toán của Mỹ: “KTQT là một hệ thống kế toán thu thập, xử lý và cung cấp những thông tin cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức ”.

Theo nhóm tác giả Kaplan, R. S., Atkinson, A. A., & Morris, D. J. (1998), “KTQT là một quy trình cải tiến khơng ngừng việc hoạch định, thiết kế, đo lường hệ thống thơng tin tài chính, thơng tin phi tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp để hướng dẫn, thúc đẩy hành động, hành vi quản trị và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết nhằm đạt chiến lược, chiến thuật và mục tiêu”.

Theo IFAC (2005) đưa ra, KTQT đề cập đến “ một phần kế toán quản trị tập trung vào sử dụng nguồn lực tổ chức cho quy trình quản trị và cơng nghệ tập trung vào việc tăng giá trị cho tổ chức bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong bối cảnh cạnh tranh và năng động (Tr.9). Như vậy quá trình quản trị được coi là quá trình bao gồm việc “thiết lập các hướng đi của các tổ chức về các mục tiêu và chiến lược; sắp xếp các cơ cấu tổ chức, quy trình, quy trình để hộ trợ định hướng; bảo đảm cam kết ở mức độ cần thiết của những người đóng góp các ký năng và nỗ lực thiết yếu; thiết lập các kiểm soát hướng dẫn tiến bộ của một tổ chức về việc thực

hiện chiến lược mục tiêu tổ chức“ (Tr.10).

Tuy có nhiều nhiều khái niệm khác nhau về KTQT nhưng chung quy lại, KTQT là một hệ thống kế toán cung cấp các thông tin định lượng về hoạt động của tổ chức một cách cụ thể, giúp các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm sốt và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của tổ chức.

2.1.2 Vai trò và chức năng của KTQT:

Kế tốn quản trị là cơng cụ đánh giá việc thực hiện những mục tiêu thông qua việc phân tích chi phí, là cơng cụ kiểm tra q trình thực hiện, quá trình hoạt đồng theo kế hoạch đã đề ra, từ đó có những quyết định hợp lý để hoạt động ngày càng hiệu quả cao hơn.

Vai trị của kế tốn quản trị là cung cấp thơng tin hữu ích liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành hoạt động, kiểm tra kiểm soát và đưa ra quyết định.

Cung cấp thơng tin cho q trình lập kế hoạch: việc lập kế hoạch trong 1 tổ chức phụ thuộc vào 2 yếu tố là mục tiêu hoạt động và dự tốn ngân sách. Do đó, kế tốn quản trị phải cung cấp thơng tin đến từng hoạt động về chi phí, doanh thu, hiệu quả công việc cho nhà quản trị để lập kế hoạch trong tương lai nhằm phát triển tổ chức.

Cung cấp thơng tin cho q trình tổ chức điều hành hoạt động: kế toán quản trị phải tổ chức ghi chép, xử lý thông tin, sắp xếp thông tin phù hợp cho từng tình huống khác nhau để các nhà quản trị xem xét ra quyết định đúng đắn nhất trong quá trình điều hành hoạt động.

Cung cấp thông tin cho q trình kiểm sốt: để giúp các nhà quản trị có thể kiểm soát được hoạt động, kế toán quản trị sẽ cung cấp những báo cáo thực hiện và đánh giá việc thực hiện thông qua việc so sánh với dự tốn.

Cung cấp thơng tin cho q trình ra quyết định: kế tốn quản trị phải cung cấp thơng tin linh hoạt, kịp thời cho nhà quản trị để ra các quyết định phù hợp.

Mối liên hệ của các chức năng như sau: cung cấp thông tin cho việc lên kế hoạch, cung cấp thông tin cho tổ chức điều hành hoạt động, cung cấp thơng tin cho q trình kiểm sốt, cung cấp thơng tin cho q trình đưa ra quyết định.

2.1.3 Nội dung vận dụng Kế toán quản trị trong bệnh viện:

Có thể nói việc vận dụng kế tốn quản trị vào các bệnh viện công lập với những nội dung phù hợp trong bối cảnh hiện nay là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế hội nhập như hiện nay. Với cơng cụ kế tốn quản trị sẽ giúp bệnh viện công lập về:

+ Dự toán nguồn thu và chi hoạt động của đơn vị.

+ Thực hiện kiểm sốt chặt chẽ tình hình thực hiện so với dự tốn.

+ Cung cấp thơng tin thích hợp để lãnh đạo đơn vị có những quyết định mang lại hiệu quả tài chính cao.

Nội dung việc vận dụng kế toán quản trị:

2.1.3.1 Vận dụng kế toán quản trị trong việc lập dự toán

Dự toán là cách diễn đạt về lượng hóa các mục tiêu của quản lý và là một cơng cụ được dùng để phân tích q trình hướng đến các mục tiêu kế hoạch đó. Một bảng dự toán hiệu quả phải gắn chặt với chức năng quản trị.

Dự tốn là cơng cụ quan trọng cho việc hoạch định và kiểm sốt. Thơng qua dự tốn, nhà quản trị tiến hành đánh giá tình hình thu, chi dựa theo kế hoạch và thực tế đạt được trong phạm vi ngân sách đã dự toán, thấy được những thay đổi so với dự toán.

Trong hoạt động của những bệnh viện cơng lập, dự tốn có các tác dụng: Là cơ sở để được xét duyệt và cấp kinh phí hoạt động hàng năm. Là cơ sở để tổ chức, xây dựng bộ máy biên chế, tính tốn cụ thể chế độ đãi ngộ đối với CBVC. Và là cơ sở để tính tốn đầu tư cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu phục vụ khám chữa bệnh.

Cách tiến hành lập dự toán:

a. Dự toán nguồn thu sự nghiệp:

Dự toán các khoản thu sự nghiệp được lập đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các dự toán khác.

Dự toán các khoản thu sự nghiệp là một hoạt động rất quan trọng đối với các bệnh viện công lập, song theo nghị định 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/2/2015 buộc các

đơn vị phải chủ động hơn cho trong việc chi tiêu, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu NSNN. Dự toán này cần được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng quy định của Luật ngân sách.

Dự tốn thu phí, lệ phí: gồm nguồn thu viện phí từ BHYT, viện phí trực tiếp,

nguồn thu dịch vụ với mức giá khám chữa bệnh theo Thông tư số 13/2019/TT- BYT, 5/7/2019 và 14/2019/TT-BYT quy định. Dự toán thu viện phí được tính dựa vào số lượng khám chữa bệnh năm trước để làm kế hoạch lập dự toán cho năm nay.

Dự toán các khoản thu sự nghiệp khác: nguồn thu từ các dịch vụ khác như: tiền

đấu thầu căn tin, nhà xe, giuờng yêu cầu, khám chữa bệnh theo yêu cầu, các khoản thu hợp pháp khác, ...

Với những nguồn thu khám chữa bệnh theo yêu cầu đơn vị dựa trên lượng bệnh nhân đăng ký khám yêu cầu của năm trước và mức chỉ tiêu đề ra cho năm tới và giá khám chữa bệnh yêu cầu đã được thông qua cấp thẩm quyền cũng như lãnh đạo bệnh viện để tính dự tốn mức thu khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Đối với các khoản thu này thì căn cứ vào nhu cầu tài chính của đơn vị, căn cứ vào chi phí bỏ ra và dựa vào quy định của nhà nước để xây dựng dự toán với các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy.

b. Dự tốn chi sự nghiệp:

Dự toán chi hoạt động thường xuyên của đơn vị: theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chi các hoạt động sự nghiệp. Dự toán chi bao gồm chi từ ngân sách nhà nước và chi từ nguồn thu được để lại.

+ Dự toán chi thanh toán cá nhân được xây dựng dựa vào số lượng cán bộ CNV hiện có, các dự tốn cịn lại được xây dựng chủ yếu vào số thực hiện của năm trước và nhu cầu cụ thể của năm dự toán.

+ Dự tốn nhóm chi cho con người (nhóm thanh tốn cá nhân): bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp về lương (được tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sự nghiệp), tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản nộp theo lương: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn. Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo

duy trì q trình tái sản xuất sức lao động cho y bác sỹ, y tá, cán bộ công nhân viên của bệnh viện.

+ Dự tốn nhóm chi về hàng hóa, dịch vụ: bao gồm các khoản chi: tiền điện, tiền nước, văn phịng phẩm, thơng tin liên lạc, hội nghị, đoàn ra, đoàn vào, xăng xe, chi mua hàng hoá, vật tư dùng cho công tác điều trị và khám bệnh; trang thiết bị kỹ thuật; sách, tài liệu chun mơn y tế…Nhóm này nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của bệnh viện và phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện.

+ Dự tốn nhóm các khoản chi khác: Bao gồm chi các khoản lệ phí cầu đường, sân bay, bến bãi, bảo hiểm phương tiện, chi phí tiếp khách, chi lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập, chi lập quỹ phúc lợi khen thưởng, chi lập quỹ phát triển sự nghiệp và các chi phí khác.

+ Dự tốn nhóm chi hỗ trợ vốn cho đơn vị, các quỹ và đầu tư vào tài sản: Bao gồm chi mua sắm, sửa chữa tài sản. Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã xuống cấp.

+ Chi hoạt động chuyên môn quản lý: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Dự tốn chi hoạt động không thường xuyên: đơn vị chi theo quy định của Luật NSNN và pháp luật hiện hành với từng nguồn kinh phí như: chi các khoản sửa chữa phát sinh đột xuất, chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chi dự án,

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại bệnh viện tâm thần TP HCM (Trang 28 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)