Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5 Thang đo chính thức và bảng câu hỏi
3.5.2 Bảng câu hỏi
Sau khi điều chỉnh các biến quan sát. Tiến hành xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh trong ngành thời trang của người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh, bảng câu hỏi gồm 3 phần:
Phần 1: Câu hỏi gạn lọc;
Phần 2: Các câu hỏi để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trong ngành thời trang tại Tp. Hồ Chí Minh;
Phần 3: Các thơng tin chung nhằm phân loại người tiêu dùng.
Bảng câu hỏi hoàn chỉnh (phụ lục 01) được gửi đến 360 người tiêu dùng. Tất cả các biến quan sát trong thang đo đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với các lựa chọn từ 1 đến 5 như sau: (1) Hồn tồn khơng đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý. Nội dung biến quan sát của từng thang đo được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại Tp. Hồ Chí Minh và đưa vào bảng hỏi khảo sát.
Xác định đối tượng khảo sát
Việc xác định đối tượng khảo sát rất quan trọng đối với nghiên cứu vì đây là yếu tố phản ánh bản chất và mục tiêu của nghiên cứu. Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh trong ngành thời trang tại Tp. Hồ Chí Minh. Vì vậy, nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, tiến hành phỏng vấn người tiêu dùng có các đặc điểm phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu:
Có biết đến hoặc từng nghe về sản phẩm xanh, tiêu dùng xanh; Đang sinh sống, làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh;
Trên 18 t̉i;
Tự nguyện tham gia phỏng vấn.
Xác định kích thước mẫu
Theo Thọ (2011), Hair và cộng sự (2006), để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100. Tỉ lệ quan sát và biến đo lường là 5:1.
Cơng thức như sau:
n ≥ m*5 (Trong đó, n là kích thước mẫu và m là biến quan sát)
Sau khi tính kích thước mẫu, giả sử EFA địi hỏi kích thước mẫu là 300 và hồi quy địi hỏi kích thước mẫu là 150, thì phải chọn kích thước mẫu n = 300. Cỡ mẫu cần thoả cho phân tích EFA và thoả cho phân tích hồi quy. Cỡ mẫu càng lớn thì độ chính xác của thơng tin càng cao. Ngồi ra, tỉ lệ giữa số biến quan sát và biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Dựa theo công thức trên, nghiên cứu với 6 thang đo cùng 31 biến quan sát, có thể suy ra số lượng mẫu cần thiết tối thiểu là 155. Để có được tối thiểu 155 mẫu hợp lệ, cần tiến hành gửi đi 360 bảng câu hỏi với hình thức phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn online. Tuy đây chưa là số lượng lớn nhưng cũng giúp mẫu nâng cao tính tương thích với tởng thể của nghiên cứu.
Kỹ thuật lấy mẫu
Vì số lượng người tiêu dùng các sản phẩm xanh trên thị trường Tp. Hồ Chí Minh đang biến động theo thời gian, khơng ởn định do tính chất năng động trong kinh tế, văn hố cũng như có nhiều biến động do dịch bệnh Covid trong 2 năm trở lại đây nên áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
Thu thập dữ liệu theo nhiều cấp: Tiến hành gửi bảng câu hỏi đến bạn bè, người thân và tiếp tục nhờ mỗi người khảo sát người thân, bạn bè khác. Tuy nhiên, để đảm bảo mục đích và nội dung khảo sát khơng bị sai lệch, cần giải thích cụ thể cho người phỏng vấn trung gian. Dự kiến mẫu thu thập theo kênh này là 30%;
Thu thập dữ liệu trực tiếp: Tiến hành khảo sát ý kiến tại các khu vực như siêu thị, trung tâm thương mại. Trong quá trình phỏng vấn, tiến hành phân số lưu lượng người được khảo sát theo nhân khẩu học: Giới tính, độ t̉i, nghề nghiệp,…nhằm đảm bảo cho kết quả phân tích. Dự kiến mẫu thu thập được ở những khu vực này là 40%; Thu thập dữ liệu tập trung: Phát phiếu khảo sát tại nơi tập trung đông người như lớp
học, văn phịng cơng ty, hội thảo, sinh hoạt nhóm,... Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm thời gian. Dự kiến mẫu thu thập được là 15%;
Ngoài ra, để việc khảo sát diễn ra nhưng vẫn đảm bảo an toàn sức khoẻ trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 có nhiều biến động, cần áp dụng phương pháp online như gửi link khảo sát thông qua email, các nền tảng mạng xã hội. Dự kiến tỉ lệ này chiếm15% trong tổng số mẫu thu thập.
Phương pháp thực hiện nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát người tiêu dùng sản phẩm xanh trong ngành thời trang tại Tp.Hồ Chí Minh. Các thang đo được kiểm định bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Đánh giá độ tin cậy thang đo: Theo Thọ (2013), hệ số Cronbach’s Alpha dùng để
kết luận sơ bộ độ tin cậy của thang đo, thông thường mỗi khái niệm sẽ có tối thiểu 3 biến quan sát (câu hỏi khảo sát) thì mới thích hợp đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha. Khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha cần lưu ý về giá trị, cụ thể như hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3, hệ số tương quan biến – tổng của hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số Cronbach’s Alpha phải lớn hơn 0,6. Nếu đáp ứng các điều kiện đó thì thang đo đạt được độ tin cậy.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Phân tích nhân tố khám phá EFA - Exploratory Factor Analysis là phương pháp phân tích thống kê nhằm rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố). Theo Thọ (2011), nhà nghiên cứu cần đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đó trước khi kiểm định lý thuyết khoa học. Nếu như Crobach’s Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy thang đo thì thang đo đó phải được đánh giá giá trị của nó. Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phân tích nhân tố EFA sẽ đánh giá hai loại giá trị này. Các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA với các yêu cầu sau:
(1) Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) nằm trong khoảng [0,5;1] với mức ý nghĩa của kiểm định Sig (Barttlet) ≤ α (α = 0,05).
(2) Tởng phương sai trích ≥ 50%.
(3) Biến quan sát cần đạt giá trị hội tụ (hệ số tải lớn I ≥ 0,5).
(4) Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Sau khi đã kiểm định các giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, các biến quan sát đạt điều kiện sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết. Chi tiết và kết quả nghiên cứu định lượng sẽ được trình bày cụ thể ở Chương 4.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày cụ thể phương pháp thực hiện nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn đại diện đối tượng khảo sát và nghiên cứu định lượng. Trong đó, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn đại diện các đối tượng khảo sát để điều chỉnh mức độ rõ ràng của các biến quan sát, từ đó xây dựng hệ thống biến quan sát một cách khoa học, có tính kế thừa và logic hơn.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mô hình và các giả thuyết trong mô hình. Xây dựng thang đo, đo lường các khái niệm được đề cập trong mô hình. Mơ hình nghiên cứu sau khi nghiên cứu định tính gồm 31 biến quan sát với 5 khái niệm thành phần là các biến độc lập và 1 khái niệm thành phần là biến phụ thuộc. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát. Nội dung chương 3 cũng trình bày một số lý thuyết liên quan đến quá trình nghiên cứu định lượng như thiết kế mẫu, việc thu thập dữ liệu, một số phương pháp dùng để xử lý dữ liệu được dùng trong chương 4.