Thiết bị JTEDs hình chữ nhật được thí nghiệm ở vùng biển Indonesia, gồm một khung thép không rỉ kích thước 80x100 cm2, đường kính thanh thép là 10 mm, cửa thoát được tạo ra bởi các thanh thép song song có đường kính 6 mm, đặt cách nhau 40mm (Xem hình 1-6).
c ử a t h o át K h o ả n g c á c h 4 0 m m
Hình 1-6: Cấu tạo của JTEDs hình chữ nhật
1.3.2.2. Loại thiết bị JTEDs nửa hình cong.
Thiết bị này cũng có kích thước 80x100 cm2, nhưng cửa thoát sử dụng dây mềm (polyethylene có đường kính 6 mm) đặt song song nhau, khoảng cách giữa 2 dây là 40 mm (xem hình 1-7).
Hình 1-7: Cấu tạo của JTEDs nửa hình cong
1.3.2.3. Thiết bị JTEDs thanh cứng.
Thiết bị được cấu tạo bởi 3 khung sắt hình chữ nhật. Các khung được liên kết với nhau bằng hệ thống bản lề và dây xích. Nhờ hệ thống này nên hai
khung trước và sau của thiết bị có thể thay đổi góc nghiêng theo sự hoạt động của đụt lưới (xem hình 1-8). Khung được làm bằng ống Inox 22. Các song chắn làm bằng thanh Inox 6, tạo khe hở cho cá con thoát ra ngoài đụt lưới. Thiết bị được lắp vào đụt lưới với góc nghiêng giữa hai tấm liên tiếp là 1200. Sơ đồ lắp rắp (xem hình 1-9)
ố n g I n o x 2 2
Hình 1-8: Cấu tạo của JTEDs thanh cứng
Để giữ cố định cho thiết bị luôn ở hình dạng mong muốn, sử dụng 4 đoạn xích: 2 đoạn có chiều dài 800mm 820mm (Fe 6) và 2 đoạn có chiều dài 1.030mm 1.140mm (Fe 4 hoặc Fe 6).
Thiết bị được lắp vào đụt lưới và được trang bị lực nổi phù hợp để không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của đụt lưới. Dùng túi JTEDs để giữ lại cá thoát ra ngoài để đối chứng. Cách lắp túi JTEDs được thể hiện trên hình 1-10.
Hình 1-10: Lắp ráp túi JTEDs vào đụt lưới
1.4. Tình hình nghiên cứu giải pháp thoát cá con và động vật biển ở
Việt Nam.
Tháng 5 năm 2001, SEAFDEC đã hợp tác với Viện nghiên cứu Hải sản Hải phòng thực hiện nghiên cứu thử nghiệm thiết bị thoát cá con trên lưới kéo đáy ở vùng biển Cát Bà, Hải Phòng.
Kết quả cho thấy tỷ lệ thoát (%) khi sử dụng thiết bị JTEDs thanh cứng trong khoảng từ 12 – 28% là cá tạp và từ 10 – 40% là các loại cá khác. Điều này cho thấy thiết bị JTEDs thanh cứng cho khả năng thoát cá tạp tốt hơn so với loại JTEDs hình chữ nhật và nửa hình cong.
Hiện nay, Viện nghiên cứu Hải sản đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho một số loại nghề khai thác hải sản”. Đề tài có một phần nội dung nghiên cứu về giải pháp thoát mực ống con cho lưới chụp mực. Tuy nhiên, đề tài đang trong giai đoạn nghiên cứu và hoàn thiện nên kết quả chưa được công bố.
Chương 2
Phương pháp nghiên cứu