đánh giá kết quả nghiên cứu ý kiến đề xuất và kiến nghị
4.3. Kết luận và kiến nghị.
4.3.1. Kết luận.
bị thoát mực ống con theo tỷ lệ % về số lượng cá thể thoát ra như sau:
- Trong các loại thiết bị được lựa chọn để đánh bắt thử nghiệm thì thiết bị có kích thước mắt lưới a= 12mm và a=14mm cho tỷ lệ thoát thấp, các loại thiết bị còn lại có tỷ lệ thoát tương đối cao. Vì vậy, nên chọn các loại thiết bị có kích thước cạnh mắt lưới là a = 16, 18 và 20mm.
- Trong các trường hợp đánh bắt khác nhau thì các trường khi thu lưới có ngâm đụt lưới trong nước 5 phút và khi thu lưới có ngâm đụt lưới trong nước 10 phút cho kết quả thoát tương đương nhau và tỷ lệ thoát cao hơn so với trường hợp khi thu lưới không ngâm đụt lưới trong nước. Do vậy, nên chọn phương pháp đánh bắt khi thu lưới có ngâm đụt lưới trong nước 5 phút là phù hợp.
- Trong thời gian đánh bắt thử nghiệm, loài Loligo edulis và Loligo chinensis hầu hết bắt gặp những cá thể có kích thước >10 cm, còn những cá thể có kích thước < 10 cm ít bắt gặp. Vì vậy, đối với hai loại này nên chọn loại thiết bị có a = 18 và a = 20mm mới cho khả năng thoát cao.
- Đối với các loài Loligo beka, Loligo duvauceli và nhóm mực ống Loligo Spp, do kích thước của các cá thể hầu hết là nhỏ ( qui định kích thước tối thiểu cho phép đánh bắt đối với loài Loligo beka là 60 mm) nên sử dụng thiết bị có a = 16 mm là phù hợp. Bởi vì theo kết quả nghiên cứu, khi đánh bắt thử nghiệm bằng thiết bị có a =16 mm thì số cá thể cũng như tỷ lệ thoát (%) của nhóm mực ống có chiều dài < 6 cm tương đối cao.
4.3.2. Kiến nghị.
Những năm gần đây, nghề lưới chụp mực ở vùng biển vịnh Bắc Bộ phát triển mạnh cả về số lượng và trang bị tàu thuyền một cách thiếu qui hoạch. Bên cạnh đó, do nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, do áp lực thu nhập của ngư dân nên những cá thể mực ống còn nhỏ và chưa trưởng thành cũng trở thành đối tượng đánh bắt của nghề lưới chụp mực, do đó đã và đang làm suy giảm nguồn lợi mực ống ở vùng biển vịnh Bắc Bộ. Với kết quả nghiên cứu của đề tài và thực trạng nghề chụp mực ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ, xin có
một số kiến nghị như sau:
+ Cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu nguồn lợi mực ống ở vùng biển vịnh Bắc Bộ nói riêng và vùng biển cả nước nói chung để qui hoạch, phát triển nghề chụp mực một cách hợp lý và bền vững.
+ Thành phần sản phẩm của nghề lưới chụp mực khá đang loài, giữa các loài khác nhau kích thước của các cá thể chênh lệch rất lớn, điều này sẽ gây trở ngại cho việc áp dụng thiết bị giải thoát mực ống con cho lưới chụp mực. Tuy nhiên, có thể áp dụng như sau:
- Đối với ngư trường khai thác chủ yếu là mực Loligo edulis và Loligo chinensis tnên áp dụng thiết bị thoát lưới mắt vuông có a = 18mm và a=20mm.
- Đối với ngư trường khai thác chủ yếu là mực Loligo beka và Loligo duvauceli và ngư trường khai thác đa loài nên sử dụng thiết bị thoát có a=16mm.
+ Nên áp dụng thí điểm các thiết bị giải thoát lưới mắt vuông cho một số lưới chụp mực, đánh giá kết quả thu được trước khi chuyển giao, áp dụng rộng rãi.
+ Với mực đích bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi mực ống nói riêng, cần có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ngư dân trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi mực ống nói riêng. Làm thế nào để mọi người hiểu được tác hại của những việc làm mà họ gây nên đối với nguồn lợi, giúp họ nhận thức rõ bảo vệ nguồn lợi chính là bảo vệ nghề nghiệp, bảo vệ cuộc sống của chính bản thân và gia đình họ.
Tháng 9 năm 2005