Phản ứng tập tính của mực trong vùng được chiếu sáng:

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp thoát mực ống con cho lưới chụp mực ở vịnh bắc bộ (Trang 37 - 40)

kết quả nghiên cứu

3.2.4. Phản ứng tập tính của mực trong vùng được chiếu sáng:

Theo kết quả nghiên cứu tập tính của mực cho thấy: Đàn mực bị lôi cuốn lên tầng mặt khi độ sáng là từ 0 đến 100 lux sau khi mặt trời lặn (từ 19h00 – 20h00). Theo tài liệu [15] nếu độ sáng trên bề mặt > 100 lux thì khả năng mực bị lôi cuốn, tập trung bên nguồn sáng là ít. Mực dễ bị ánh sáng lôi cuốn và bơi lên gần mặt nước, nhưng nếu ánh sáng quá mạnh và chiếu trực tiếp vào đàn mực thì làm cho hoạt động tìm mồi của mực giảm. Tuy nhiên, mực sẽ tập trung nhiều ở nơi có ánh sáng yếu hơn hoặc vùng bóng tối dưới đáy tàu. Đôi khi mực tập trung gần vùng bọt nước màu trắng do sóng vỗ vào thân tàu hoặc do tàu chuyển động tạo nên. Theo kết quả khảo sát bằng máy dò cá thì hầu hết các đàn mực tập trung ở độ sâu từ 5m –30m, đôi khi ở độ sâu 50m, độ sáng tối thiếu 10-2 lux. Mực bị lôi cuốn nhiều nhất vào ánh sáng tím (quan sát của Xônhina Pôtrekaep). Tuy nhiên, theo tài liệu của Ia.Iu.Oclop và của A.A.Bưzôp thì nhuyễn thể chân đầu (mực) không có khả năng phân biệt màu sắc.

Nếu cường độ ánh sáng ở phần giữa tàu lớn hơn ở phần mũi và lái thì hiệu quả đánh bắt cao hơn và ngược lại. Mực nhìn chung thích tập trung ở phía dưới đáy tàu, nơi ánh sáng bị che khuất để quan sát vùng được chiếu sáng trực tiếp. Theo kinh nghiệm, hiệu quả đánh bắt có quan hệ với vùng ánh sáng bị che khuất dưới đáy tàu, có nghĩa là có liên quan đến việc bố trí đèn chiếu sáng trên tàu.

chỉ thích nguồn sáng có cường độ chiếu sáng yếu và tập trung nhiều nơi ánh sáng bị che khuất; khi ánh sáng giảm mạnh thì mực nhao lên mặt nước như đi tìm nguồn sáng bị mất. Do đó, khi mực tập trung với số lượng lớn thì tiến hành điều chỉnh độ sáng của đèn để lôi cuốn mực nổi lên mặt nước, đồng thời thả lưới để chụp lấy đàn mực từ trên xuống.

Từ phương pháp đánh bắt của lưới chụp mực và tập tính của mực khi tập trung trong khu vực chiếu sáng, xem xét một cách hợp lý, ta có thể chia phản ứng tập tính của mực thành các giai đoạn chủ yếu sau:

 Giai đoạn I: Mực có tập tính tự nhiên.

 Giai đoạn II: Phản ứng tập tính của mực khi phát hiện ra nguồn sáng.

 Giai đoạn III: Mực tập trung trong vùng tác dụng đánh bắt của lưới chụp mực.

 Giai đoạn IV: Khi thả lưới

 Giai đoạn V: Cuộn rút giềng miệng và thu lưới.

Giai đoạn I, mực nằm ngoài khu vực lôi cuốn, ảnh hưởng của nguồn sáng, do vậy để tập trung mực đến vị trí thuận lợi cho việc đánh bắt, phải chọn ngư trường thích hợp, phát sáng trên đường di chuyển của mực để mực phát hiện ra nguồn sáng và tập trung đến nguồn sáng. Để mở rộng phạm vi lôi cuốn mực, tăng hiệu quả tập trung mực bên nguồn sáng trong thời gian chiếu sáng tập trung mực người ta thả trôi tàu.

Giai đoạn II, phản ứng tập tính của mực có liên quan đến tập tính của chúng khi tập trung xung quanh nguồn sáng. Mực tập trung đến nguồn sáng theo phản xạ tìm mồi và chúng thường thích ánh sáng yếu nên chúng tập trung ở xa, hoặc ở nơi có bóng tối như khu vực ở dưới đáy tàu mà không đến quá gần nguồn sáng. Đặc biệt, tập tính của mực trong giai đoạn này còn phụ thuộc vào ảnh hưởng của tàu giống như là nguồn của trường âm thanh, nó có thể gây ra sự lặn chìm hoặc sự tản mát của mực.

II II III III IV V V IV I I mực. Ta thay đổi độ chiếu sáng của nguồn, cuốn hút mực nổi lên mặt nước và tập trung vào vùng tác dụng đánh bắt. Ngoài trường sáng nhân tạo còn có trường sáng tương phản của ngư cụ, trường âm thanh do động cơ của tàu phát ra ảnh hưởng đến mực. Trong giai đoạn này có thể chia ra hai lớp tập tính: mực nổi lên, tập trung vào vùng tác dụng đánh bắt của lưới và mực đi ra khỏi vùng tác dụng đó (sự mất mực). Hiệu quả của sự điều khiển trong giai đoạn này phụ thuộc vào tính chất phản ứng của mực khi thay đổi chế độ chiếu sáng của nguồn.

Giai đoạn IV, Trong thời gian thả lưới, trường sáng nhân tạo, trường âm thanh của tàu vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tập tính của mực. Ngoài ra, phản ứng tập tính của mực còn chịu ảnh hưởng của trường sáng tương phản, trường âm thanh do ngư cụ rơi chìm gây ra, độ nhìn thấy của tường lưới trong quá trình rơi chìm. ở giai đoạn này, có thể đặc trưng bởi các lớp tập tính: sự di chuyển theo phương ngang và theo phương thẳng đứng để đi ra khỏi vùng đánh bắt từ phía dưới giềng miệng trước khi kết thúc thả.

Hình 3-2: Các giai đoạn phản ứng tập tính của mực khi đánh bắt

Giai đoạn V, Khi tiến hành cuộn rút giềng miệng, những kích thích tác động đến tập tính đối tượng đánh bắt vẫn còn tồn tại như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên, vai trò của trường sáng tương phản của ngư cụ tăng lên, còn trường âm giảm đi. Việc cuộn rút giềng miệng để kép kín miệng lưới được thực hiện rất nhanh nên các lớp tập tính của đối tượng đánh bắt trong giai đoạn này là như nhau, không ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác. Tuy vậy, cũng có khả năng lượng mực mất đi từng phần hay toàn bộ do lưới bị thủng,v.v

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp thoát mực ống con cho lưới chụp mực ở vịnh bắc bộ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)