Lựa chọn tàu chụp mực triển khai nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp thoát mực ống con cho lưới chụp mực ở vịnh bắc bộ (Trang 40 - 48)

kết quả nghiên cứu

3.3.1.Lựa chọn tàu chụp mực triển khai nghiên cứu.

Để tiến hành thực hiện đề tài, qua phân tích các mẫu tàu và lưới chụp mực ở Hải Phòng tôi đã chọn tàu HP – 9030BTS thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Tiến, thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng làm phương tiện để nghiên cứu.

3.3.1.1. Các thông số kỹ thuật của tàu triển khai nghiên cứu.

- Công suất máy chính: 90 cv.

- Công suất máy phụ (lai máy phát điện): 44 cv.

- Chiều dài: 17,0 m.

- Chiều rộng: 4,6 m.

- Mớn nước: 1,6 m.

3.3.1.2. Các trang thiết bị hàng hải trên tàu triển khai nghiên cứu.

- Máy thông tin liên lạc: ARGO.

- Máy định vị vệ tinh – dò cá : V608P. - La bàn từ.

3.3.1.3. Các trang thiết bị khai thác trên tàu triển khai nghiên cứu.

- Máy tời: Máy tời được lắp đặt trên boong tàu, dùng để thu dây giềng rút và ra lưới trong quá trình thực hiện đánh bắt. Gồm những bộ phận sau (hình 3-4):

+ Máy lai máy tời: Sử dụng loại máy nổ có công suất 18 cv. + Tang tời: Được làm bằng vật liệu hợp kim đồng.

- Hệ thống cần cẩu: Hệ thống cần cẩu được dùng để thu dây giềng rút và cẩu đụt lưới. Trụ cẩu được đặt cố định trên mặt phẳng trục dọc và ở phía mũi tàu, được liên kết với cần cẩu bằng một đế sắt có gắn ốc vít. Cần cẩu được làm bằng gỗ hình trụ tròn có chiều dài 2,8 m, đường kính 120 mm. Phía đầu của cần cẩu được gắn một ròng rọc kép (hình 3-5).

- Neo dù: Hệ thống neo dù rất quan trọng đối với tàu làm nghề chụp mực. Kích rhước neo dù phải tương quan với kích thước của tàu. Đảm bảo tốc độ trôi của tàu phù hợp với tốc độ bơi của mực để mực theo kịp nguồn sáng, đồng thời tăng được vùng phát sáng tập trung mực. Cấu tạo của neo dù dạng hình nón, chiều dài 12m, chu vi miệng 90m, vật liệu làm bằng vải bạt. Miệng của neo dù được liên kết bởi 40 sợi dây PP, đảm bảo cho neo dù mở đều trong quá trình làm việc. Chóp của neo dù có lỗ thoát nước và được gắn với một đế sắt có chu vi 30cm ( hình 3-6).

Bảng 3-1: Bảng thống kê vật liệu neo dù.

STT Tên gọi Số lượng Vật liệu Chiều dài

(m)

Tổng trọng

lượng (kg)

1 Dây neo dù 40 PP4 30 9,60

2 Dây miệng dù 1 Nilon6 90 2,00

3 Thân dù 1 Vải bạt 12 10,00 4 Phao 1 PVC200 - 0,50 5 Đuôi dù 1 Sắt 0.4 1,00 6 Dây kéo dù 1 PP6 80 1,36 Tổng 24,46 - Hệ thống đèn chiếu sáng tập trung mực:

1000w/bóng để lôi cuốn mực và 01 bóng đèn tà công suất 1500w dùng để lôi cuốn mực nổi lên mặt nước khi thả lưới. Mỗi bóng đèn được trang bị một bộ tăng áp, một cầu dao riêng và hệ thống dây dẫn được nối từ nguồn điện đến bóng đèn. Riêng bóng đèn tà công suất 1500w là bóng đèn tròn, ánh sáng màu đỏ có trang bị chao đèn và chiết áp để điều chỉnh độ sáng cho phù hợp khi đánh lưới. Hệ thống bóng đèn được lắp trên khung chữ A phía trên nóc ca bin dọc theo hai bên mạn tàu, độ cao dặt đèn là 3,0 m so với mặt nước và đưa ra ngoài so với hai bên mạn tàu là 0,5 m (hình 3-7 và hình 3-8 ).

- Hệ thống tăng gông:

Tàu HP – 9030BTS trang bị 4 tăng gông làm bằng cây sa mộc mua từ Trung Quốc. Hai tăng gông mạn trái có chiều dài 14 m, hai tăng gông mạn phải có chiều dài 11m, mỗi tăng gông có đường kính gốc 30 cm. Các tăng gông được liên kết với tàu thông qua hệ thống dây và khớp bản lề (hình 3-9).

Hình 3-4: Máy tời trang bị trên tàu

Chú thích: 1. Dây kéo dù. 2. Dây neo dù. 3. Thân dù. 4. Phao.

Hình 3-6: Hình vẽ tổng thể neo dù

Hình 3-7: Bảng cầu dao phân phối điện cho hệ thống đèn chiếu sáng

tập trung mực trên tàu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1

4

3 2

1.Dàn đèn mạn trái

2. Dàn đèn mạn phải.

Hình 3-8: Bố trí đèn chiếu sáng tập trung mực trên tàu

1. Tăng gông mạn trái phía mũi

3. Tăng gông mạn phải phía mũi

4. Tăng gông mạn phải phía lái

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp thoát mực ống con cho lưới chụp mực ở vịnh bắc bộ (Trang 40 - 48)