Các yếu tố ảnh hưởng đến trường sáng và vùng tác dụng của nguồn sáng:

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp thoát mực ống con cho lưới chụp mực ở vịnh bắc bộ (Trang 34 - 37)

kết quả nghiên cứu

3.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến trường sáng và vùng tác dụng của nguồn sáng:

cá dần dần tăng lên. Tốc độ thích ứng của cá với ánh sáng và bóng tối có ý nghĩa quan trọng. Người ta xác định được rằng sự thích nghi ánh sáng (chuyển từ tối sang sáng) về cơ bản kết thúc sau 10 – 30 giây, nhưng sự thích nghi bóng tối (chuyển từ sáng sang tối) phải qua 30 phút. Cảm nhận ánh sáng của cá với các thành phần quang phổ khác nhau không giống nhau. Các điểm cực đại của sự cảm nhận quang phổ của mắt cá phân bố ở khu vực quang phổ mà chính ở đó có giá trị cực tiểu của sự suy giảm ánh sáng trong nước trong các điều kiện cư trú của cá. Sự điều chỉnh của mắt cá từ sức nhìn ban ngày sang lúc nhá nhem tối bắt đầu khi độ chiếu sáng là 10-3 - 10 lux [6].

3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến trường sáng và vùng tác dụng của nguồn sáng: sáng:

Số lượng các yếu tố ảnh hưởng đến trường sáng của nguồn sáng trên mặt nước lớn hơn so với trường sáng dưới nước.

Độ cao bố trí đèn có ảnh hưởng rất lớn đến kích thước vùng tác dụng của nguồn sáng trên mặt nước. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, cùng với việc tăng độ cao đặt nguồn thì kích thước vùng tác dụng theo phương ngang được tăng lên nhanh, trong khi đó theo phương thẳng đứng giảm đi không đáng kể. Việc tăng độ cao đặt nguồn một số lần tương đương với việc tăng công suất bằng chừng đó lần [6]. Do vậy, để có được kích thước lớn của vùng tác dụng của nguồn sáng trên mặt nước cần phải bố trí nguồn sáng ở vị trí cao nhất có thể được.

Cùng với việc tăng công suất nguồn sáng trên mặt nước thì kích thước theo phương ngang của vùng tác dụng tăng nhanh đáng kể so với chiều cao của nó. Tuy nhiên, việc tăng công suất của các nguồn quá 100 - 200kw là không hợp lý, đặc biệt khi độ cao đặt nguồn nhỏ, bởi vì khi kích thước vùng tác dụng lớn và góc tới của các tia trên mặt phân cách lớn thì hầu như toàn bộ

Hình 3-1: Sơ đồ bố trí nguồn sáng của tàu chụp mực

ánh sáng phản xạ lại không khí và kích thước vùng tác dụng tăng không đáng kể.

Kích thước trường sáng của các nguồn trên mặt nước phụ thuộc vào độ trong của nước. Khi tăng độ trong của nước lên 2 lần thì thể tích vùng tác dụng của nguồn sáng trên mặt nước tăng 3 - 4 lần, ngoài ra còn tăng được độ sâu của vùng tác dụng.

Sự tác động lớn đến trường sáng của nguồn sáng trên mặt nước còn là độ trong của không khí. Vào hôm sương mù, các kích thước ngang của vùng tác dụng đôi khi giảm xuống vài lần và điều đó có thể làm cản trở đến việc đánh cá sử dụng nguồn sáng trên mặt nước.

Sự phân bố góc của ánh sáng xung quanh nguồn sáng trên mặt nước ảnh hưởng đến cấu trúc của trường sáng. Nếu nguồn sáng có sự phân bố góc của ánh sáng đồng đều thì một nửa dòng ánh sáng (trong giới hạn nửa cầu trên) hoàn toàn thất thoát, còn dòng ánh sáng trong giới hạn nửa cầu dưới tạo ra trong vùng nước tác dụng có độ sâu khác nhau. Chính vì vậy, nên khi đánh cá dùng nguồn sáng trên mặt nước người ta sử dụng các dạng chao đèn, chụp đèn khác nhau, chúng tạo ra trường sáng chỉ trong giới hạn của nửa cầu dưới có thể lựa chọn.

Các nghề khai thác mực nhìn chung đều sử dụng ánh sáng. Gần đây, kích thước các tàu và công suất nguồn sáng trên các tàu tăng lên nhiều. Tuy nhiên, việc bố trí và và sử dụng thích hợp nguồn sáng đòi hỏi không gây trở ngại đối với các hoạt động khác ở trên tàu.

Nguồn sáng được bố trí trên tàu, công suất mỗi đèn từ 500w – 1500w. Đèn được bố trí dọc theo mạn tàu để lôi cuốn các đàn mực nổi lên tầng mặt. Theo tài liệu [15], kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về sự phân bố độ sáng theo độ sâu của nguồn sáng đặt trên mặt nước ở vùng biển Nhật Bản như sau:

 Nguồn sáng công suất 3Kw (500w x 6 đèn) chỉ ra sự giảm đáng kể độ sáng từ mặt nước xuống độ sâu 6m, nhưng từ độ sâu đó xu hướng giảm yếu của ánh sáng chậm hơn, cụ thể là 4lux ở độ sâu 6m, 0,15 lux ở độ sâu 25m và ở độ sâu từ 34m – 45m là 10-2 lux.

 Độ sáng của nguồn có công suất 2Kw là 15 lux ở độ sâu 0,5m, 5 lux ở độ sâu 3m và 1lux ở độ sâu 6m.

 Độ sáng của nguồn có công suất 5Kw là 21lux ở độ sâu 0,5m, 10lux ở độ sâu 3m và 3lux ở độ sâu 6m.

3.2.3. nh hưởng của ánh sáng trăng đến nghề khai thác mực:

ánh sáng trăng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đánh bắt mực. Theo kết quả nghiên cứu, nếu thời điểm trăng mọc vào buổi sáng thì số giờ sáng trăng sẽ ngắn và thuận lợi cho việc khai thác mực. Mực có tập tính tìm mồi vào lúc hoàng hôn và bình minh và trong khoảng thời gian nửa đầu của tuần trăng kết quả đánh bắt mực tốt hơn. Bằng việc quan sát tập tính sinh học, người ta thấy rằng các đàn mực vào đêm trăng sáng bơi mạnh với mục đích giao phối, nhưng những đêm tối trăng hoạt động này không diễn ra và dường như dễ bị cuốn hút hơn bởi ánh sáng đèn.

Khi đánh bắt vào những đêm trăng sáng ở độ sâu không lớn lắm thì tác dụng lôi cuốn mực của nguồn sáng giảm xuống. Sản lượng giảm trong trường hợp này là do mặt trăng không những chỉ chiếu sáng trên mặt biển mà còn xuyên xuống nước đến một độ sâu nhất định làm giảm cường độ ánh sáng

đèn. Vì vậy, mực không tập trung nhiều bên nguồn sáng. Ngoài ra trong thời gian này tập tính của mực cũng thay đổi. Mực sống phân tán hơn - thành những đàn riêng lẻ.

ảnh hưởng của ánh sáng trăng đối với sản lượng đánh bắt không giống nhau. Nó phụ thuộc vào tuần trăng, vị trí trăng so với mặt biển, trạng thái thời tiết.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp thoát mực ống con cho lưới chụp mực ở vịnh bắc bộ (Trang 34 - 37)