Hàm ý cho nhà quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các nhân tố giá trị cảm nhận đối với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ tại Việt Nam (Trang 67 - 68)

Các kết quả nghiên cứu này đem lại một số hàm ý cho các nhà quản trị tại Việt Nam. Cụ thể, đối với các chương trình định vị sản phẩm cần tập trung vào chất lượng sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm phân khúc dành cho giới trẻ.

Nhóm khách hàng này khơng quan trọng phải bỏ ra bao nhiêu thời gian và cơng sức để có được sản phẩm, nhưng họ muốn phải có được những sản phẩm thực sự chất lượng và khiến họ cảm thấy thích thú. Theo một số cơng ty nghiên cứu thị trường, phần đông người tiêu dùng Việt Nam mong muốn được sử dụng hàng Việt Nam, nhưng liệu rằng khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có phù hợp hay không khi người tiêu dùng không thể lựa chọn được những sản phẩm vừa ý mình.

Hơn nữa, khơng có người trẻ nào muốn mình là người bị chê lỗi thời với những thương hiệu rẻ tiền và không ai biết. Vì thế, ngồi việc chú trọng đến đặc điểm chất lượng, tính thời trang, thiết kế và mẫu mã đa dạng, tính tiện dụng của sản phẩm .v.v., các doanh nghiệp cũng cần tập trung cho chiến lược định vị thương hiệu của mình, cần tạo dựng danh tiếng của cơng ty dựa trên sự uy tín trong kinh doanh.

Các doanh nghiệp hai ngành may mặc và trang sức có thể:

- Đầu tư cơng nghệ tiên tiến nhằm sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao, nâng cao hiệu năng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của giới trẻ; chú ý phát triển các mặt hàng có tính khác biệt để giảm áp lực cạnh tranh ngay trên sân nhà.

- Đảm bảo sự ổn định và nâng cao tay nghề cho các loại thợ, đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp, có năng lực chuyên môn, nhạy bén nắm bắt xu hướng thời trang trong và ngồi nước thơng qua chính sách tuyển dụng, đào tạo và động viên phù hợp; kết hợp đào tạo dài hạn với ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.

- Nhìn nhận lại phương thức xây dựng thương hiệu của mình; tăng cường quảng bá sản phẩm thông qua các hình thức phù hợp nhằm gia tăng khả năng nhận dạng và tính phổ biến của sản phẩm.

- Cuối cùng, chính sách giá linh hoạt theo từng phân khúc thị trường và cần tìm giải pháp giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá.

Các hàm ý này có thể sử dụng chung cho cả hai ngành trang sức và quần áo bởi nghiên cứu không phát hiện sự khác biệt về xu hướng tiêu dùng giữa hai ngành này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các nhân tố giá trị cảm nhận đối với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ tại Việt Nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)