Mối quan hệ giữa kế toán và quản trị trong hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 29 - 31)

Kế tốn và quản trị có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kế tốn ngân hàng có nhiệm vụ ghi nhận, phản ánh chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động ngân hàng. Trong khi đó, hoạt động quản trị có chức năng hoạch định chiến lược kinh doanh, tổ chức thực hiện, điều khiển, kiểm tra. Song cần lưu ý rằng hoạt động quản trị cần sử dụng các số liệu, thông tin từ hoạt động kế toán để hoạch định được chiến lược kinh doanh phù hợp, mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Cả hai hoạt động kế toán và quản trị phải cùng nhau phối hợp vận hành hiệu quả mới đảm bảo hiệu quả hoạt động cho một ngân hàng.

Hệ thống báo cáo tài chính được lập từ các số liệu, thơng tin kế tốn, nhằm mục đích cung cấp cho nhà quản trị, nhà đầu tư những thơng tin hữu ích. Khi xem xét, phân tích báo cáo tài chính sẽ trả lời cho các câu hỏi như: Quy

mô một tổ chức kinh tế lớn như thế nào? Tổ chức này có đang tăng trưởng hay khơng? Khả năng thanh khoản như thế nào?... Các báo cáo tài chính tiêu biểu: - Bảng cân đối kế toán: là bảng báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm nhất định. Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng như nhà quản lý, nhà đầu tư, cơ quan chính phủ,...

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh doanh thu, chi phí trong một kỳ kế tốn, thường là một năm tài chính. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng phản ánh việc hình thành và sử dụng tiền phát sinh trong kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích xuất xứ của lượng tiền trong một giai đoạn và lượng tiền này được chi vào đâu. Thông qua báo cáo này nhà đầu tư, nhà quản trị có thể đánh giá khả năng thanh tốn, việc sử dụng tiền đã hợp lý chưa?...

- Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp khơng tách rời với báo cáo tài chính của một tổ chức kinh tế, được sử dụng để giải thích và bổ sung thơng tin về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của một doanh nghiệp mà các báo cáo tài chính khác chưa trình bày rõ ràng và cụ thể được.

Thành phần của báo cáo tài chính là thơng tin kế tốn. Hầu hết các thơng tin kế tốn là được xác định theo chuẩn mực kế tốn nhất định, do đó các báo cáo tài chính phải được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán đã đăng ký.

Trong nghiên cứu này, để phù hợp với đặc thù kinh doanh của ngân hàng thương mại, tôi sẽ đề cập đến một số chỉ tiêu tài chính tiêu biểu sau: - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là thu nhập thuần của các cổ đông nắm giữ chia cho tổng vốn chủ sở hữu của công ty. Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác tốt nhất địn bẩy tài chính, lợi thế cạnh tranh trong q trình huy động vốn.

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) bằng lãi ròng chia tổng tài sản. Chỉ tiêu này cho các nhà quản trị tài chính thấy được một đồng tài sản bỏ ra sẽ thu được về bao nhiêu đồng lãi ròng.

- Hệ số an toàn vốn (CAR) là một thước đo độ an toàn vốn của một ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản rủi ro kể cả cam kết ngoại bảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)