Đánh giá một cách khách quan thì hệ thống kế tốn hiện hành của ngân hàng thương mại đã có sự vận dụng chọn lọc các nguyên tắc, thơng lệ và chuẩn mực kế tốn phổ biến ở các nước trên thế giới, không chỉ đáp ứng được
yêu cầu thông tin, yêu cầu quản lý Nhà nước, mà còn đáp ứng được yêu cầu thông tin dành cho nhà quản trị.
Tuy nhiên, hệ thống kế toán ngân hàng thương mại hiện nay vẫn còn bộc lộ những tồn tại nhất định.
- Hệ thống kế tốn ngân hàng nói riêng và hệ thống chuẩn mực kế tốn quốc gia nói riêng cị nhiều quy định mang nặng tính hình thức như ban hành hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp và hệ thống tài khoản kế tốn ngân hàng thống nhất. Điều này nhìn qua có thể thấy tạo cơ sở định khoản hợp lý đối với từng loại hình kinh doanh khác nhau. Song lai gây khó khăn cho các tập đồn kinh tế kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, hệ thống số liệu hợp nhất.
- Hệ thống kế toán ngân hàng thương mại hiện nay, cũng như hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam thiếu tính cập nhật thường xuyên so với trình độ phát triển của nền kinh tế quốc gia cũng như sự phát triển của môi trường kinh tế quốc tế. Thời gian qua, tình hình kinh tế nước ta đã có nhiều đổi mới, chuẩn mực kế toán quốc tế cũng đã nhiều lần bổ sung và sữa đổi, điển hình là chuẩn mực Báo cáo tài chính hợp nhất, chuẩn mực IAS27 đã được thay thế bằng IFRS10 và IFRS 12, chuẩn mực IAS31 được thay thế bằng IFRS 11, chuẩn mực IAS 28 cũng đã được thay thế bằng chuẩn mực IAS 28 sửa đổi. Việc sửa đổi này được thực hiện theo tình hình thực tế và đảm bảo tính minh bạch của báo cáo tài chính. Tuy nhiên việc sữa đổi, bổ sung hệ thống kế toán ngân hàng thương mại vẫn chưa được thực hiện kịp thời, điều này gây trở ngại trong việc nâng cao, vai trị của vị trí kế tốn trong tình hình mới.
- Phương pháp đánh giá tài sản còn hạn chế chưa phản ánh đúng giá trị tài sản. Theo chuẩn mực kế tốn quốc tế có hai phương pháp để xác định giá trị của tài sản là phương pháp giá gốc và phương pháp đánh giá lại. Theo hệ thống kế toán ngân hàng Việt Nam chỉ cho phép sử dụng phương pháp giá gốc để xác định giá trị của tài sản sau ghi nhận ban đầu. Việc đánh giá lại tài sản chỉ có thể thực hiện khi ngân hàng có thể thu thập được các thông tin thị
trường đáng tin cậy về giá trị của tài sản. Việc thu thập thông tin này chỉ dễ dàng ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và có các cơng ty định giá chuyên nghiệp. Điều này một phần phản ánh sự thiếu minh bạch trong các thông tin trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Đồng thời hệ thống kế toán ngân hàng hiện nay chưa ghi nhận giảm giá trị tài sản theo thực tế hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật,... điều này dẫn đến thông tin tổng giá trị tài sản trên báo cáo tài chính sẽ thiếu tính chính xác, dẫn đến các nhà quản trị ngân hàng chưa đưa ra được các chính sách quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả.
- Việc trích lập dự phịng của hệ thống kế tốn ngân hàng hiện nay còn nhiều hạn chế, đa phần các ngân hàng phân loại nợ theo phương pháp định lượng, cụ thể là thời gian quá hạn của khoản vay, giá trị tài sản đảm bảo, loại tài sản đảm bảo. Cịn theo chuẩn mực kế tốn quốc tế việc trích lập dự phịng là sự tổng hợp của hai chỉ tiêu định tính và định lượng đảm bảo mang tính khách quan. - Thời điểm trích lập dự phịng theo hệ thống kế toán ngân hàng hiện nay chưa đảm bảo tính chính xác, vì thời điểm trích lập dự phòng của quý cuối trong năm tài chính là số liệu đến 30/11. Cịn theo chuẩn mực kế toán quốc tế thời điểm trích lập dự phịng là ngày lập báo cáo tài chính, thường là ngày 31/12.
- Số dự phịng phải trích theo hệ thống kế toán ngân hàng thường nhỏ hơn chuẩn mực kế tốn quốc tế. Do việc trích lập dự phịng theo quy định hiện tại sử dụng giá trị ghi sổ đối với khoản vay, chưa sử dụng phương pháp lãi suất thực như chuẩn mực kế toán quốc tế.
- Vốn chủ sở hữu chưa được ghi nhận chính xác, hệ thống kế tốn ngân hàng ghi nhận vốn chủ sở hữu bao gồm cả những khoản khơng thuộc chủ sở hữu. Quỹ dự phịng tài chính vẫn được xếp vào vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ dẫn đến một sự sai số trong việc phân tích các chỉ số tài chính liên quan đến vốn chủ sở hữu như tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – ROE, hệ số an toàn vốn – CAR,...
- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chưa tách bạch được với doanh thu từ hoạt động đầu tư của ngân hàng. Như phân tích ở bảng 2.1 và bảng 2.2, khi doanh thu từ hoạt động kinh doanh không tách bạch với doanh thu từ hoạt động đầu tư sẽ dẫn đến việc các nhà quản trị có những đánh giá thiếu chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, dẫn đến hoạch định những chiến lược phát triển khơng phù hợp với tình hình thực tại.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ thực trạng những khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống kế toán ngân hàng tại Việt Nam, cho thấy trong bối cảnh kinh tế đang phát triển, ở một trình độ thấp, hoạt động kế toán của hệ thống ngân hàng được cải cách nhầm đẩy nhanh hội nhập với thế giới và khu vực, chọn lọc và thừa nhận các chuẩn mực kế toán quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam, trình độ phát triển kỹ thuật kế toán theo xu hướng thương mại điện tử. Song hệ thống kế tóan đó vẫn cịn những khác biệt khơng nhỏ, những quy định còn bỏ ngõ, đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để tiến đến hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu đã đặt ra trong Chiến lược kế tốn – kiểm tốn đến 2020 – Tầm nhìn chiến lược 2030 đã được Chính phủ phê duyệt ngày 18/03/2013.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TỐN NGÂN HÀNG VIỆT NAM THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 3.1. Nguyên nhân chưa thể áp dụng ngay và tồn bộ chuẩn mực kế tốn quốc tế
3.1.1. Nhân tố về nền kinh tế
Xuất phát điểm của Việt Nam để xây dựng nền kinh tế thị trường là một nước nơng nghiệp cịn nghèo nàn và lạc hậu, chịu hậu quả của hai cuộc chiến tranh tàn phá và nền kinh tế bao cấp trong một thời gian dài. Mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước phát triển Phương Tây. Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi trong những năm gần đây và vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do. Do vậy, các hoạt động kinh tế ở Việt Nam còn đơn giản hơn nhiều so với các nước như Anh hay Mỹ. Việt Nam vừa mới phát triển nền kinh tế thị trường từ những năm cuối của thế kỷ 20 trong khi nền kinh tế thị trường đã được hình thành ở các nước phát triển từ nhiều thế kỷ.
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với tình hình phát triển của nền kinh tế. Thời gian qua, hệ thống ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển, hồn thiện về mơ hình tổ chức, thể chế pháp lý và dịch vụ ngân hàng. Hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần có sự phát triển mạnh cả về quy mô và mạng lưới, đóng góp tích cực vào cơng cuộc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam nhìn chung vẫn cịn non trẻ so với lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng các nước trên thế giới. Hệ thống dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Vì vậy, khi tiếp cận những chính sách kinh tế mới bao gồm các chuẩn mực kế toán, nên tiếp cận một cách thận trọng và có chọn lọc.
Chuẩn mực kế tốn quốc tế là chuẩn mực kế toán thị trường chủ yếu được xây dựng bởi các thành viên đến từ các nền kinh tế thị trường phát triển; vì vậy, một cách tự nhiên chuẩn mực kế tốn quốc tế có thể trước hết vì lợi ích
và phù hợp hơn với quốc gia của họ và chưa phù hợp với những nền kinh tế như Việt Nam, cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hơn nữa, truyền thống kế tốn ln khác nhau giữa các nước vì sự khác nhau trong yếu tố xã hội, chính trị và hệ thống kinh tế của từng quốc gia.
3.1.2. Nhân tố về hệ thống luật pháp
Việt Nam là một nước theo hệ thống luật Dân sự (civil law) khác với các nước theo luật Chung (common law). Luật pháp được tổ chức và sử dụng rất khác biệt giữa hai hệ thống. Trong các nước theo luật Dân sự, nhìn chung sự bảo vệ quyền cổ đơng và u cầu về tính minh bạch của thơng tin thấp hơn trong các nước theo luật Chung. Chuẩn mực kế toán quốc tế được phát triển phù hợp với hệ thống luật và các yêu cầu của các nước theo luật Chung. Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống luật và yêu cầu của một nước theo luật dân sự. Do vậy, việc xây dựng các chuẩn mực kế tốn quốc gia nói chung và hệ thống kế tốn ngân hàng nói riêng có sự khác biệt với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Sự khác nhau này không phải là quan trọng và trực tiếp dẫn đến việc chưa thể áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế tốn quốc tế. Tuy nhiên, nó có một số ảnh hưởng gián tiếp như đã nói ở trên.
3.1.3. Nhân tố về công nghệ thông tin
Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cụ thể là cơng nghệ phần mềm kế tốn ngân hàng chưa thể đáp ứng được các xử lý kế toán phức tạp của chuẩn mực kế toán quốc tế. Việt Nam mới phát triển ngành công nghệ thông tin trong thời gian gần đây. Việc áp dụng các nguyên tắc phức tạp của chuẩn mực kế toán quốc tế yêu cầu một hệ thống công nghệ thông tin tương xứng để hỗ trợ cho quy trình kế tốn. Tuy nhiên, so với các nước phát triển Phương Tây, công nghệ thông tin ở Việt Nam trong đó có cơng nghệ phần mềm kế tốn cịn kém phát triển hơn nhiều. Việt Nam thiếu các lập trình viên có hiểu biết về kế tốn. Bên cạnh đó, kiến thức của người sử dụng cơng nghệ thông tin lại hạn chế. Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cũng
là một trong nhiều nhân tố dẫn đến việc lựa chọn một hệ thống kế toán ngân hàng đơn giản hơn chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam.
3.2. Mục tiêu hồn thiện hệ thống kế tốn Ngân hàng Việt Nam
Hệ thống kế toán ngân hàng là một bộ phận hay lĩnh vực của hệ thống kế toán quốc gia và đơn vị kế toán áp dụng hệ thống này là một ngân hàng có đối tượng chủ yếu cho kế toán là vốn điều lệ vận động theo cơ chế kinh doanh và dịch vụ ngân hàng. Do vậy, những gì thuộc nội dung định hướng, nguyên tắc xây dựng chuẩn mực kế tốn Việt Nam đã được Bộ tài chính thơng báo đều phải được tham chiếu trong q trình hồn thiện hệ thống kế tốn Ngân hàng thương mại. Mặt khác, khi áp dụng Luật kế toán, các Luật khác và điều ước quốc tế thì phải tuân theo trật tự ưu tiên:
- Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật kế toán và Quy định của Luật chuyên ngành về kế tốn thì áp dụng theo quy định của Luật chuyên ngành.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về kế tốn khác với quy định của Luật kế tốn thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế.
Tuy nhiên, để hạn chế phát sinh những trường hợp trên thì q trình hồn thiện hệ thống kế toán ngân hàng phải khái quát hóa cho được những chuẩn mực kế tốn quốc tế phù hợp với hồn cảnh Việt Nam (tức chuẩn mực tốt nhất chứ không phải hiện đại nhất) bằng những quy định điều luật về nguyên tắc và phương pháp cơ bản để ghi sổ, lập báo cáo tài chính ở trong Luật kế toán, đồng thời cũng quy định và lựa chọn từ tập quán quốc tế để ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Việc thể chế hóa hệ thống kế toán ngân hàng dù theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì cũng phải xuất phát từ nhu cầu của công tác quản trị ngân hàng, u cầu cung cấp thơng tin chính xác của nhà đầu tư, yêu cầu pháp lý từ phía cơ quan nhà nước. Nói một cách khác là phải đối chiếu với thực tế để
xem tính phù hợp giữa nội dung hệ thống quy định, chuẩn mực với thực tế vận dụng.
3.3. Giải pháp hồn thiện hệ thống kế tốn Ngân hàng Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế
3.3.1. Đẩy nhanh phát triển nền kinh tế thị trường
Trong các nguyên nhân khiến cho hệ thống kế toán Việt Nam, cũng như nhệ thống kế tốn ngân hàng chưa áp dụng tồn bộ các chuẩn mực kế tốn quốc tế, thì ngun nhân quan trọng là mức độ phát triển của nền kinh tế. Nếu chúng ta cứ bàn về vấn đề hồn thiện các chuẩn mực kế tốn theo các chuẩn mực kế toán quốc tế mà khơng có cơ sở vững chắc từ nền kinh tế thì đó sẽ là những giải pháp khơng khả thi. Khơng chỉ có vậy, nền kinh tế phát triển thì mới nảy sinh các hoạt động kinh tế cần sự điều chỉnh của các chuẩn mực kế tốn quốc tế. Do đó, tốc độ phát triển của nền kinh tế là một điều kiện quyết định việc tiến hành đưa chuẩn mực kế toán ngân hàng về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế là nhanh hay chậm, dễ dàng hay khó khăn.
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế thì cần phải có những chính sách phát triển kinh tế đúng hướng của Nhà Nước. Bên cạnh đó Nhà Nước cần hoàn thiện các cơ chế và hệ thống pháp luật kinh tế tài chính phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước.
3.3.2. Sửa đổi luật kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, để chủ động triển khai phù hợp với đặc thù kế toán ngân hàng
Luật kế toán được Quốc Hội khóa XI kỳ họp thứ ba thông qua ngày 17/06/2003, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2004. Kể từ ngày có hiệu lực đến nay, Luật này đã tạo tiền đề cho các quy định pháp quy khác tiếp tục ra đời có tác động tích cực đến hoạt động kế tốn trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó Bộ Tài Chính đã ban hành hai mươi sáu (26) chuẩn mực kế toán trên cơ sở vận dụng nguyên tắc, chuẩn mực kế tốn quốc tế phù hợp với tình hình đặc điểm Việt Nam. Việc ban hành chuẩn mực kế tốn trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc hồn thiện khn khổ pháp lý về kế tốn, tăng
cường tính minh bạch của thơng tin tài chính. Tuy nhiên luật kế tốn được ban hành khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, các nguyên tắc và nội dung quy định về kế toán trong giai đoạn này chủ yếu phù hợp với giai đoạn đầu chuyển đổi kinh tế, cấu trúc kinh tế chưa phát triển cao và phức tạp. Hiện nay, dù đang trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nhưng nền kinh tế thị trường Việt Nam