Sự khác biệt các khoản mục trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 50 - 52)

2.3. Thực trạng sự khác biệt theo từng khoản mục cụ thể

2.3.2. Sự khác biệt các khoản mục trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

doanh

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, nhận cổ tức bằng cổ phiếu chỉ là một việc chia tách cổ phiếu, nhà đầu tư được nhận một số cổ phiếu tăng tương ứng với tỷ lệ được chia, giá tham chiếu trên thị trường cũng vì thế được điều chỉnh giảm một tỷ lệ tương ứng. Khoản nhận cổ tức bằng cổ phiếu không phải là một khoản thu nhập. Kế tốn khơng ghi tăng thu nhập mà thuần túy chỉ ghi nhận và theo dõi số lượng cổ phiếu nhận được ở ngoài bảng, việc ghi nhận doanh thu sẽ được thực hiện khi bán cổ phiếu này ra thị trường.

Trước ngày 31/12/2009 khi nhận được cổ tức bằng cổ phiếu, quy định kế toán Việt Nam sẽ ghi tăng thu nhập tài chính mà khơng nói rõ theo giá bán nào, nhiều doanh nghiệp trên thực tế ghi tăng theo mệnh giá. Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 đã sửa đổi phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.

2.3.2.2. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - EPS

EPS là một trong những chỉ tiêu được sử dụng thường xuyên nhất đối với các nhà quản trị tài chính, các nhà đầu tư, và có ảnh hưởng lớn đối với giá cổ phiếu trên thị trường đối với những ngân hàng có niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn, cũng như hệ thống kế tốn ngân hàng vẫn chưa có quy định đầy đủ cũng như việc triển khai thực hiện nó cịn có nhiều vấn đề.

Cơng thức tính EPS cơ bản: Theo thơng tư 21/2006/TT-BTC hướng dẫn VAS 30 và IAS 33, EPS cơ bản đều được tính theo cơng thức sau:

EPS cơ bản (Basic EPS) =

Tổng lãi (lỗ) thuần thuộc các cổ đơng phổ thơng Số bình qn gia quyền cổ phiếu phổ thơng lưu hành

trong kỳ

Đối với hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam VAS 30 nói chung và hệ thống kế tốn ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng, chỉ tiêu Tổng lãi (lỗ) thuần thuộc các cổ đông phổ thơng cịn bỏ qua nhiều khoản mục quan trọng; chưa trừ đi quỹ dự phịng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi mà chỉ trừ đi phần cổ tức dành cho cổ phiếu ưu đãi.

Các quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phịng tài chính nên được loại trừ khi tính chỉ tiêu Tổng lãi (lỗ) thuần thuộc các cổ đông là do: quỹ khen thưởng phúc lợi dùng để khen thưởng ban quản trị khi điều hành doanh nghiệp có hiệu quả, có những đóng góp nhất định hoặc thưởng cho người lao động đã có những nổ lực trong cơng việc. Tỷ lệ trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi do đại hội đồng cổ đông quyết định. Do vậy, các cổ đông không được hưởng quỹ này, mà chính là các nhà quản lý ngân hàng. Đồng thời quỹ dự phịng tài chính được trích lập từ lợi nhuận sau thuế với tỷ lệ là 10% và được trích lập cho đến khi số dư quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của ngân hàng. Qũy này được sử dụng để bù đắp các thiệt hại mà ngân hàng gây ra như phạt vi phạm chế độ kinh doanh, phạt vi phạm hành chính về thuế, và các khoản phạt khác mà các khoản chi phí này khơng được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế trong kỳ nhằm giảm một phần chi phí hoạt động trong kỳ. Điều này cho thấy, quỹ dự phịng tài chính về bản chất cũng khơng thuộc về phần sở hữu của cổ đông. Đối với quỹ đầu tư phát triển, quỹ này như tên gọi của nó, được sử dụng để đầu tư, phát triển và bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh khi cần thiết. Do đó, về bản chất quỹ này cũng không thuộc sở hữu của các cổ đông.

Đối với chuẩn mực kế tốn quốc tế, thì chỉ tiêu Tổng lãi dành cho các cổ đông phổ thông đã được trừ đi các phần quỹ hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)