Tổng quan về sự khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 39 - 42)

Hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng về chủng loại sản phẩm, hiện đại về cơng nghệ. Trong đó, hệ thống kế tốn ở hầu hết các ngân hàng đều có điểm chung là tuân thủ các quan điểm, chuẩn mực, phương thức kế toán được thừa nhận trong Luật kế toán thống nhất của Việt Nam, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS, hệ thống các quy định về chế độ kế tốn của các tổ chức tín dụng,... Trên góc độ nhìn tổng thể về sự khác nhau cơ bản giữa chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và hệ thống kế tốn ngân hàng thì có nhiều sự khác nhau, song tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

2.2.1. Tính thống nhất về hệ thống tài khoản

Theo IAS hay IFRS: chỉ quy định về báo cáo tài chính, khơng quy định về hệ thống tài khoản kế tốn vì nó là phương tiện kế tốn để đáp ứng được đầu ra là các báo cáo tài chính. Theo thực tế kế tốn quốc tế, doanh nghiệp tự thiết kế hệ thống tài khoản kế tốn từ các u cầu thơng tin và u cầu các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị (khơng phải chỉ có u cầu của báo cáo tài chính), nhà thiết kế phân tích và đưa ra một hệ thống tài khỏan phù hợp mà nó có thể đáp ứng được các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Ở hầu hết các nước, khơng có khái niệm hệ thống tài khoản kế tốn thống nhất chung cho một quốc gia vì mỗi cơng ty có nhu cầu thơng tin, quản trị khác nhau nên các cơng ty tự xây dựng cho mình là hợp lý nhất. Các học giả kế toán đúc kết kinh nghiệm, lý thuyết quản trị và kế toán để đưa ra các hệ thống tài khoản có tính hướng dẫn cho các công ty và giảng dạy ở các trường kế toán.

Theo chế độ kế toán của Việt Nam, Bộ Tài chính ban hành một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất dùng chung cho các doanh nghiệp; các

định chế tài chính như ngân hàng thì tn theo hệ thống tài khoản thống nhất do NHNN ban hành. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng hệ thống tài khoản này chỉ đáp ứng được việc lập các báo cáo tài chính thông thường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị. Những ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng đã niêm yết cổ phần trên sàn giao dịch chứng khốn cần nhiều thơng tin quản trị hơn nữa, hệ thống tài khoản kế tốn thống nhất của NHNN khơng đáp ứng được yêu cầu này. Các ngân hàng phải xây dựng lại hệ thống tài khoản kế tốn, nhưng một điều khó là họ vẫn phải dùng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất làm bộ khung. Điều đó làm cho hệ thống tài khoản kế toán của ngân hàng trở nên phức tạp, rắc rối hơn rất nhiều và gây khó khăn. Hiện tại, các ngân hàng muốn có một hệ thống tài khoản hiệu quả cần phải thiết kế riêng cho mình một hệ thống tài khoản dựa trên hệ thống tài khoản thống nhất và các nhu cầu thông tin quản trị nội bộ của ngân hàng. Hệ thống tài khoản kế toán phải đáp ứng được yêu cầu của khơng những các báo cáo tài chính cho các nhà đầu tư theo chế độ kế toán Việt Nam mà điều quan trọng là các báo cáo quản trị nội bộ của ngân hàng.

2.2.2. Kỹ thuật ghi chép tài khoản

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế cho phép nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có trong cùng một định khoản, tuy nhiên khơng nên lạm dụng việc ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có để mất đi tính rõ ràng của kế tốn. Các phần mềm kế tốn nổi tiếng và thơng lệ quốc tế đều viết theo nguyên tắc cho phép nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có. Việc cho phép ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có làm cho việc ghi sổ kế toán trở nên đơn giản và trong một số tình huống nó phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là phải tách ra thành nhiều định khoản kế toán khác nhau chỉ để giải quyết quan niệm không ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có.

Theo hệ thống kế tốn Ngân hàng Việt Nam đưa ra các nguyên tắc ghi chép tài khoản là không được ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có trong một định khoản kế tốn, mà chỉ ghi một Nợ đối ứng với nhiều Có hoặc ngược lại

một Có đối ứng với nhiều Nợ. Hầu hết các phần mềm kế toán của Việt Nam cũng được viết theo nguyên lý đó.

2.2.3. Hệ thống sổ sách kế toán

IAS hay IFRS chỉ quy định về các báo cáo tài chính, khơng quy định về hệ thống sổ kế toán (cũng như hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ kế tốn) vì nó là phương tiện kế tốn để đáp ứng được đầu ra là các báo cáo tài chính. Các phương tiện này rất đa dạng và phong phú nên không thể quy định thống nhất, các doanh nghiệp thường học hỏi các thực tế kế toán tốt nhất để áp dụng một cách hiệu quả vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mình.

Hệ thống số sách kế toán ngân hàng tuân theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006, phần sổ sách có trình bày năm hình thức sổ kế tốn đó là: - Hình thức kế tốn Nhật ký chung; - Hình thức kế tốn Nhật ký - Sổ Cái; - Hình thức kế tốn Chứng từ ghi sổ; - Hình thức kế tốn Nhật ký- Chứng từ; - Hình thức kế tốn trên máy vi tính.

Tuy nhiên theo nhận xét của cá nhân người nghiên cứu, trong quy định này chỉ đưa ra một cách ngắn gọn khơng có ví dụ hướng dẫn cụ thể do vậy khó có thể thực hiện theo.

2.2.4. Tính bắt buộc về hình thức

IAS mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thơng tin bắt buộc phải trình bày trong báo cáo tài chính nhưng IAS cũng như hầu hết các nước không bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải sử dụng chung các biểu mẫu báo cáo tài chính giống nhau vì các doanh nghiệp có quy mơ, đặc điểm ngành nghề kinh doanh rất khác nhau, nên hệ thống tài khoản, các hệ thống chứng từ, các sổ sách thống nhất và đặc biệt là các biểu mẫu báo cáo tài chính thống nhất sẽ không đáp ứng được yêu cầu đa dạng của các doanh nghiệp, các nhà quản lý và các nhà đầu tư.

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam nói chung và hệ thống kế tốn ngân hàng nói riêng đưa ra hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, biểu mẫu báo cáo tài chính bắt buộc. Như vậy, đối với các vấn đề mang tính hình thức bên ngồi, chế độ kế tốn ngân hàng mang tính bắt buộc rất cao.

2.2.5. Hệ thống phương pháp đánh giá tài sản

Hệ thống kế toán ngân hàng tuân thủ chuẩn mực VAS 03 là chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo theo giá gốc.

Trong khi đó theo chuẩn mực kế tốn quốc tế IAS 16 cho phép hai cách kế toán: ghi nhận tài sản theo giá gốc hoặc đánh giá lại theo giá trị hợp.

- Mơ hình giá gốc: Tài sản được ghi sổ theo giá gốc của nó trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế

- Mơ hình đánh giá lại: Tài sản được ghi theo số tiền đánh giá lại. Theo số tiền đánh giá lại là giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế. IAS 16 yêu cầu mơ hình đánh giá lại tài sản chỉ được sử dụng nếu giá trị hợp lý của tài sản có thể đo lường được một cách đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)