Nhân tố về nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 64 - 90)

3.1. Nguyên nhân chưa thể áp dụng ngay và toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc

3.1.1. Nhân tố về nền kinh tế

Xuất phát điểm của Việt Nam để xây dựng nền kinh tế thị trường là một nước nơng nghiệp cịn nghèo nàn và lạc hậu, chịu hậu quả của hai cuộc chiến tranh tàn phá và nền kinh tế bao cấp trong một thời gian dài. Mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước phát triển Phương Tây. Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi trong những năm gần đây và vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do. Do vậy, các hoạt động kinh tế ở Việt Nam còn đơn giản hơn nhiều so với các nước như Anh hay Mỹ. Việt Nam vừa mới phát triển nền kinh tế thị trường từ những năm cuối của thế kỷ 20 trong khi nền kinh tế thị trường đã được hình thành ở các nước phát triển từ nhiều thế kỷ.

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với tình hình phát triển của nền kinh tế. Thời gian qua, hệ thống ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển, hồn thiện về mơ hình tổ chức, thể chế pháp lý và dịch vụ ngân hàng. Hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần có sự phát triển mạnh cả về quy mơ và mạng lưới, đóng góp tích cực vào cơng cuộc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam nhìn chung vẫn cịn non trẻ so với lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng các nước trên thế giới. Hệ thống dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Vì vậy, khi tiếp cận những chính sách kinh tế mới bao gồm các chuẩn mực kế toán, nên tiếp cận một cách thận trọng và có chọn lọc.

Chuẩn mực kế toán quốc tế là chuẩn mực kế toán thị trường chủ yếu được xây dựng bởi các thành viên đến từ các nền kinh tế thị trường phát triển; vì vậy, một cách tự nhiên chuẩn mực kế tốn quốc tế có thể trước hết vì lợi ích

và phù hợp hơn với quốc gia của họ và chưa phù hợp với những nền kinh tế như Việt Nam, cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hơn nữa, truyền thống kế tốn ln khác nhau giữa các nước vì sự khác nhau trong yếu tố xã hội, chính trị và hệ thống kinh tế của từng quốc gia.

3.1.2. Nhân tố về hệ thống luật pháp

Việt Nam là một nước theo hệ thống luật Dân sự (civil law) khác với các nước theo luật Chung (common law). Luật pháp được tổ chức và sử dụng rất khác biệt giữa hai hệ thống. Trong các nước theo luật Dân sự, nhìn chung sự bảo vệ quyền cổ đơng và u cầu về tính minh bạch của thơng tin thấp hơn trong các nước theo luật Chung. Chuẩn mực kế toán quốc tế được phát triển phù hợp với hệ thống luật và các yêu cầu của các nước theo luật Chung. Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống luật và yêu cầu của một nước theo luật dân sự. Do vậy, việc xây dựng các chuẩn mực kế tốn quốc gia nói chung và hệ thống kế tốn ngân hàng nói riêng có sự khác biệt với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Sự khác nhau này không phải là quan trọng và trực tiếp dẫn đến việc chưa thể áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế tốn quốc tế. Tuy nhiên, nó có một số ảnh hưởng gián tiếp như đã nói ở trên.

3.1.3. Nhân tố về công nghệ thông tin

Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cụ thể là công nghệ phần mềm kế toán ngân hàng chưa thể đáp ứng được các xử lý kế toán phức tạp của chuẩn mực kế toán quốc tế. Việt Nam mới phát triển ngành công nghệ thông tin trong thời gian gần đây. Việc áp dụng các nguyên tắc phức tạp của chuẩn mực kế toán quốc tế yêu cầu một hệ thống công nghệ thông tin tương xứng để hỗ trợ cho quy trình kế tốn. Tuy nhiên, so với các nước phát triển Phương Tây, công nghệ thông tin ở Việt Nam trong đó có cơng nghệ phần mềm kế tốn cịn kém phát triển hơn nhiều. Việt Nam thiếu các lập trình viên có hiểu biết về kế tốn. Bên cạnh đó, kiến thức của người sử dụng cơng nghệ thông tin lại hạn chế. Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cũng

là một trong nhiều nhân tố dẫn đến việc lựa chọn một hệ thống kế toán ngân hàng đơn giản hơn chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam.

3.2. Mục tiêu hồn thiện hệ thống kế tốn Ngân hàng Việt Nam

Hệ thống kế toán ngân hàng là một bộ phận hay lĩnh vực của hệ thống kế toán quốc gia và đơn vị kế toán áp dụng hệ thống này là một ngân hàng có đối tượng chủ yếu cho kế tốn là vốn điều lệ vận động theo cơ chế kinh doanh và dịch vụ ngân hàng. Do vậy, những gì thuộc nội dung định hướng, nguyên tắc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được Bộ tài chính thơng báo đều phải được tham chiếu trong q trình hồn thiện hệ thống kế tốn Ngân hàng thương mại. Mặt khác, khi áp dụng Luật kế toán, các Luật khác và điều ước quốc tế thì phải tuân theo trật tự ưu tiên:

- Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật kế toán và Quy định của Luật chuyên ngành về kế tốn thì áp dụng theo quy định của Luật chuyên ngành.

- Trường hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về kế tốn khác với quy định của Luật kế tốn thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế.

Tuy nhiên, để hạn chế phát sinh những trường hợp trên thì q trình hồn thiện hệ thống kế toán ngân hàng phải khái quát hóa cho được những chuẩn mực kế tốn quốc tế phù hợp với hồn cảnh Việt Nam (tức chuẩn mực tốt nhất chứ không phải hiện đại nhất) bằng những quy định điều luật về nguyên tắc và phương pháp cơ bản để ghi sổ, lập báo cáo tài chính ở trong Luật kế tốn, đồng thời cũng quy định và lựa chọn từ tập quán quốc tế để ban hành hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam.

Việc thể chế hóa hệ thống kế toán ngân hàng dù theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì cũng phải xuất phát từ nhu cầu của công tác quản trị ngân hàng, u cầu cung cấp thơng tin chính xác của nhà đầu tư, yêu cầu pháp lý từ phía cơ quan nhà nước. Nói một cách khác là phải đối chiếu với thực tế để

xem tính phù hợp giữa nội dung hệ thống quy định, chuẩn mực với thực tế vận dụng.

3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán Ngân hàng Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế

3.3.1. Đẩy nhanh phát triển nền kinh tế thị trường

Trong các nguyên nhân khiến cho hệ thống kế toán Việt Nam, cũng như nhệ thống kế tốn ngân hàng chưa áp dụng tồn bộ các chuẩn mực kế tốn quốc tế, thì nguyên nhân quan trọng là mức độ phát triển của nền kinh tế. Nếu chúng ta cứ bàn về vấn đề hồn thiện các chuẩn mực kế tốn theo các chuẩn mực kế tốn quốc tế mà khơng có cơ sở vững chắc từ nền kinh tế thì đó sẽ là những giải pháp khơng khả thi. Khơng chỉ có vậy, nền kinh tế phát triển thì mới nảy sinh các hoạt động kinh tế cần sự điều chỉnh của các chuẩn mực kế tốn quốc tế. Do đó, tốc độ phát triển của nền kinh tế là một điều kiện quyết định việc tiến hành đưa chuẩn mực kế toán ngân hàng về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế là nhanh hay chậm, dễ dàng hay khó khăn.

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế thì cần phải có những chính sách phát triển kinh tế đúng hướng của Nhà Nước. Bên cạnh đó Nhà Nước cần hồn thiện các cơ chế và hệ thống pháp luật kinh tế tài chính phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước.

3.3.2. Sửa đổi luật kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, để chủ động triển khai phù hợp với đặc thù kế toán ngân hàng

Luật kế toán được Quốc Hội khóa XI kỳ họp thứ ba thơng qua ngày 17/06/2003, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2004. Kể từ ngày có hiệu lực đến nay, Luật này đã tạo tiền đề cho các quy định pháp quy khác tiếp tục ra đời có tác động tích cực đến hoạt động kế tốn trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó Bộ Tài Chính đã ban hành hai mươi sáu (26) chuẩn mực kế toán trên cơ sở vận dụng nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế phù hợp với tình hình đặc điểm Việt Nam. Việc ban hành chuẩn mực kế toán trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong việc hồn thiện khn khổ pháp lý về kế toán, tăng

cường tính minh bạch của thơng tin tài chính. Tuy nhiên luật kế tốn được ban hành khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, các nguyên tắc và nội dung quy định về kế toán trong giai đoạn này chủ yếu phù hợp với giai đoạn đầu chuyển đổi kinh tế, cấu trúc kinh tế chưa phát triển cao và phức tạp. Hiện nay, dù đang trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nhưng nền kinh tế thị trường Việt Nam đã có những phát triển đáng kể với các hoạt động phong phú, đa dạng, đã hình thành nhiều tập đồn kinh tế quy mơ lớn hoạt động đa ngành nghề, đa chiều, đa quốc gia. Luật kế toán chưa đủ các quy định phù hợp với hoạt động kinh tế đa dạng, công nghệ hiện đại. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành luật kế toán mới phù hợp với nền kinh tế thị trường, hướng đến mục tiêu tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế. Trong đó chú trọng đến việc sửa đổi, bổ sung nguyên tắc phù hợp với chuẩn mực kế toán, bổ sung quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế tốn, nâng cao vai trị, vị trí của cơng tác kế tốn nói chung, kế tốn trưởng nói riêng. Đồng thời luật kế toán cần sửa đổi các quy định về chứng từ, sổ sách kế toán phù hợp với trình độ phát triển khoa học công nghệ hiện nay.

Đối với hệ thống chuẩn mực kế toán, cần được ban hành mới, bổ sung các chuẩn mực chưa có nhằm đáp ứng yêu cầu cần thiết và cập nhật sửa đổi các chuẩn mực kế tốn đã ban hành nhằm hồn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối với việc nền kinh tế tồn tại hai hệ thống kế toán, kế toán ngân hàng và kế toán doanh nghiệp dẫn đến khó khăn cho việc hợp nhất báo cáo tài chính. Kế tốn doanh nghiệp và kế toán ngân hàng đều tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản về kế tốn (ví dụ như: cơ sở đồn tích, hoạt động liên tục nguyên tắc giá gốc, nhất quán, trọng yếu, thận trọng,...). Đồng thời phương pháp định hoản nợ - có trong hạch toán, phương pháp luân chuyển chứng từ, hệ thống báo cáo (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính) đều tương tự nhau giữa kế toán doanh nghiệp và kế tốn ngân hàng. Do đó vấn đề đặt ra là cần

xây dựng hệ thống kế toán thống nhất để áp dụng cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Cần đưa ra nguyên tắc, phương pháp chung nhất có thể áp dụng cho cả hai lĩnh vực, khơng nên xây dựng hai hệ thống tài khoản khác biệt như hiện nay.

Từ những sửa đổi, bổ sung đối với Luật kế toán và Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam tạo tiền đề cho hệ thống kế tốn ngân hàng chủ động hồn thiện phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế.

3.3.3. Giải pháp hồn thiện hệ thống kế tốn ngân hàng tại Việt Nam

Trong quá trình hồn thiện hệ thống kế tốn của ngân hàng theo chuẩn mực kế tốn quốc tế, một nhận thức khơng thể xem nhẹ là bám sát hệ thống pháp luật về kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán đã ban hành. Điều đó khơng chỉ thể hiện sự tiếp thu nguyên tắc chung của chuẩn mực kế toán hiện hành là tính liên tục hoạt động, tính dồn tích về lượng với sự đảm bảo thận trọng, an tồn mà trước hết là sự địi hỏi của sự phát triển phù hợp.Chúng ta cần phải rà sốt lại tồn bộ hệ thống kế tốn của hệ thống ngân hàng và chỉnh sữa, nâng cao lên. Theo tôi, hệ thống kế tốn ngân hàng cần hồn thiện, nâng cao những vấn đề sau:

3.3.3.1. Bổ sung chuẩn mực kế tốn đã có trong bộ chuẩn mực kế tốn quốc tế mà chưa có trong hệ thống kế tốn ngân hàng

Hiện nay, hệ thống kế toán ngân hàng cũng như chuẩn mực kế tốn Việt Nam cịn thiếu nhiều quy định so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy không thể áp dụng tồn bộ chuẩn mực kế tốn quốc tế vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống kế tốn ngân hàng nói riêng, nhưng cụ thể vẫn có một số chuẩn mực cần được bổ sung mới tiêu biểu như chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 36: ghi giảm giá trị tài sản, IAS 39: ghi nhận và đánh giá cơng cụ tài chính,...

Theo nguyên tắc thận trọng, giá trị kế tốn của tài sản khơng thể vượt quá giá trị có thể thu hồi từ tài sản đó. Nhưng thực tế cho thấy, các tài sản cố định trong ngân hàng đều có thể bị giảm giá trị, tức là giá trị có thể thu hồi

giảm xuống thấp hơn giá trị kế tốn cịn lại hay cịn gọi là tình trạng xuống cấp của tài sản do hư hỏng trong quá trình sử dụng hoặc do lạc hậu về trình độ khoa học kỹ thuật. Do đó, giá trị cịn lại của tài sản cần được ghi giảm xuống giá trị có thể thu hồi. Phần giá trị ghi giảm được coi như là một khoản lỗ do tổn thất giá trị tài sản. Những điều này được quy định trong chuẩn mực kế tóa quốc tế IAS 36, song hiện nay hệ thống quy định về kế tốn các tổ chức tín dụng trong đó có các ngân hàng vẫn chưa có quy định về việc ghi giảm giá trị tài sản như IAS 36. Để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, chúng ta cần ban hành bổ sung quy định này theo chuẩn mực kế tốn quốc tế.

Hiện nay, các cơng cụ tài chính giao dịch trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ, và thị trường phái sinh ngày càng phát triển đa dạng như trái phiếu, cổ phiếu, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi,... Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, các cơng cụ tài chính được giao dịch đa dạng và thường xuyên nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh như rủi ro về tỷ gia, rủi ro lãi suất,... Do đó, việc ban hành bổ sung hệ thống quy định kế tốn về các cơng cụ tài chính là điều cần thiết hiện nay nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng theo chuẩn mực kế toán quốc tế.

3.3.3.2. Bổ sung các quy định đã có trong chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng chưa có trong hệ thống quy định kế tốn ngân hàng

Cần bổ một số nội dung tiêu biểu như sau:

Mơ hình đánh giá lại tài sản, sau việc ghi nhận ban đầu, trong quá

trình sử dụng, tài sản cố định có thể được ghi nhận theo giá trị đánh giá lại, đó là giá trị hợp lý của tài sản vào thời điểm đánh giá lại trừ đi các khoản khấu hao sau thời điểm đánh giá lại đó và trừ đi cả những tổn thất do giảm giá trị tài sản sau thời điểm đánh giá lại.

Giá trị còn lại = Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại – Khấu hao lũy kế - Tổn thất lũy kế do tài sản giảm giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kế toán ngân hàng việt nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế (Trang 64 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)