2.3. Đánh giá việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướ cở thành phố Hồ Chí
2.3.3. Nguyên nhân của mặt đạt được, mặt hạn chế, tồn tại của việc cổ phần hóa
* Nguyên nhân của mặt đạt được:
- Cả nước nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện về môi trường pháp lý về cơ bản đã được xác lập đặt tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, hàng loạt các văn bản luật và dưới luật khác nhau nhằm thực hiện một cách cơng khai và có kế hoạch chương trình cổ phần hóa.
- Nền kinh tế của nước ta đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực, giá cả thị trường đã được duy trì tương đối ổn định, mức lạm phát đã được kiềm chế, đồng tiền Việt Nam đã được giữ giá, lãi suất đã ở mức khuyến khích, thu nhập của người dân được nâng cao.
- Hoạt động trong cơ chế thị trường với thời gian chưa lâu nhưng đã xuất hiện đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp có khả năng kinh doanh, người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước đã có ý thức, tác phong và hiệu quả công việc.
Cùng với Luật Đầu tư nước ngoài là sự xuất hiện của nhiều chi nhánh ngân hàng kinh doanh của nước ngồi tại Việt Nam đã góp phần tạo môi trường lành mạnh và điều kiện thuận lợi để nhà nước tiến hành hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
52
* Nguyên nhân của mặt hạn chế, tồn tại:
Về khách quan:
- Cả nước nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế đang thực hiện những bước quá độ từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường và nền kinh tế thị trường chỉ mới hình thành, phát triển.
Mặt khác, do xuất phát từ nền sản xuất nhỏ lại nhiều năm vận hành trong cơ chế bao cấp nên trình độ kiến thức và yếu tố tâm lý cịn bị ảnh hưởng nặng nề chưa thích ứng được với cơ chế thị trường.
Về chủ quan:
Thứ nhất, chưa làm tốt việc thấu suốt quan điểm chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước, chưa hưởng ứng tích cực chủ trương cổ phần hóa: đây chính là ngun nhân dẫn đến việc phối hợp giữa các cấp chính quyền khơng
đồng bộ, thiếu thống nhất làm cho cổ phần hóa bị chậm trễ ngay từ khâu xây dựng phương án từ cơ sở.
Thứ hai, còn nhiều doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa có trang bị máy móc, cơng nghệ cịn lạc hậu, biên chế cồng kềnh, khả năng cạnh tranh thấp: muốn
phát triển doanh nghiệp nhà nước cịn cần phải nhanh chóng đầu tư thiết bị cơng nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nhưng quy mô vốn chưa đủ lớn để thực hiện. Các doanh nghiệp nhà nước được giữ lại là công ty nhà nước cần chuyển sang mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con có tiến độ chuyển đổi cịn chậm. Việc chuyển cơng ty nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chưa được quan tâm đúng mức, tỏ ra chưa hấp dẫn. Các doanh nghiệp nhà nước chậm đổi mới phần lớn là diện doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, làm ăn trì trệ, cơng nợ dây dưa kéo dài.
Thứ ba, việc điều hành triển khai cổ phần hóa cịn chậm và khó khăn, thiếu một nguồn tài chính cần thiết: để giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan đến chương
trình cổ phần hóa như giải quyết cơng nợ trước khi cổ phần hoá là cả một vấn đề nan giải. Chưa xử lý tốt về tình hình tài sản, tình hình tài chính phức tạp như cơng nợ tồn đọng nhưng không lập hồ sơ, nợ phải thu khó địi chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn,
53
doanh nghiệp có liên doanh với nước ngồi nhưng liên doanh thua lỗ chưa có cơ chế xử lý. Vẫn còn một số giám đốc doanh nghiệp trong diện cổ phần hoá chưa muốn thực hiện, nêu lý do để xin củng cố lại trước khi cổ phần hoá...
Thứ tư, chưa có sự ổn định trong chính sách vĩ mơ của nhà nước, một số nội dung trong các văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai chưa rõ ràng và cịn thiếu tính hệ thống: các văn bản pháp lý điều tiết việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được
thay đổi rất nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập. Chế độ, chính sách trong các doanh nghiệp chậm được ban hành sửa đổi và chưa đủ sức hấp dẫn.
Thứ năm, rất khó khăn trong việc tìm nhà đầu tư chiến lược: nhà đầu tư chiến
lược có thế mạnh về vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý và thị trường… sẽ góp phần làm đổi mới nhân sự và làm cho hội đồng quản trị mạnh lên, bổ sung và nâng cao tiềm lực tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Điều này địi hỏi phải có kinh nghiệm tìm kiếm đi đơi với sự thận trọng trong mối quan hệ với các nhà đầu tư chiến lược.
Thứ sáu, sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và khó khăn của thị trường chứng khoán: được cho là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ cổ
phần hóa vì chứng khốn xuống thấp, trị giá thấp hơn giá trị sổ sách nhiều nên các nhà đầu tư có phần ái ngại vì họ chọn sản phẩm có thanh khoản cao. Hơn nữa, việc định giá doanh nghiệp đã mất lợi thế, vì thế cũng thiếu tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cổ phiếu. Bên cạnh đó là việc định giá tài sản quá cao cũng làm chậm tiến độ cổ phần hóa.
54
Kết luận chương 2
Sau khi phân tích thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cả nước nói chung, tác giả rút ra một số vấn đề sau:
- Q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã diễn ra một cách thận trọng, có bước đi, có thí điểm, có rút kinh nghiệm; mở rộng thí điểm đến mở rộng đại trà. Nhìn chung, từ hoạch định chính sách đến tổ chức thực hiện trên thực tế đã đạt được những kết quả rõ ràng có thể lượng hóa được; chưa phát hiện những sai lầm, thiếu sót nghiêm trọng.
- Việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng còn những hạn chế cả trong thể chế (như xác định giá trị doanh nghiệp; giải pháp dư nợ, thủ tục vay vốn của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa…), cả trong tổ chức thực hiện (như tốc độ tiến hành còn chậm, chưa đạt mục tiêu huy động vốn của toàn xã hội vào đầu tư phát triển…).
- Nguyên nhân của thành tựu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là do chính sách của Nhà nước về cổ phần hóa ngày càng được hồn thiện và những chuyển biến tích cực trong các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đã khích lệ những doanh nghiệp tiến hành sau. Còn nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong tiến trình cổ phần hóa là do kinh tế thị trường ở nước ta mới ở trình độ sơ khai, thị trường chứng khoán mới manh nha; tàn dư của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp vẫn còn trở ngại; cịn nhiều thủ tục phiền hà, cơng tác chỉ đạo thiếu kiên quyết…
Các vấn đề được nghiên cứu ở chương 1 và chương 2 là cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc đề xuất những giải pháp cơ bản ở chương 3 nhằm đưa ra các giải pháp chủ yếu mang tính khả thi để đẩy mạnh cổ phần hóa trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
55
3 Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HĨA TRONG Q TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ cổ phần hóa trong q trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020