Sự cần thiết phải đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướ cở thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 28 - 31)

1.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và sự cần thiết phải đẩy mạnh cổ phần hóa

1.2.6. Sự cần thiết phải đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướ cở thành phố

phố Hồ Chí Minh

Các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam được thành lập ngay sau khi miền Bắc được giải phóng. Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng do cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, nền kinh tế tự cung tự cấp kéo dài cả khi đất nước đã hồ bình thống nhất, dẫn đến triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh. Sản xuất không theo nhu cầu mà theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước, sản xuất đình trệ khơng có hiệu quả. Nhất là vào những năm 1980 tình hình trở nên xấu hơn khi các doanh nghiệp khơng có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo tích luỹ cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho người lao động nhưng trong thực tế các doanh nghiệp nhà nước không đáp ứng được những mục tiêu này. Do doanh nghiệp nhà nước thường có xu hướng tập trung vào những ngành cần vốn lớn sử dụng ít lao động, cộng thêm với trình độ của đội ngũ quản lý doanh nghiệp có nhiều yếu

22

kém, nên doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả không đảm bảo được các mục tiêu nhà nước đặt ra đối với doanh nghiệp nhà nước khi thành lập.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là:

- Do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung trong điều kiện chiến

tranh kéo dài. Trong cơ chế đó coi kinh tế quốc doanh dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, xem nhẹ quy luật kinh tế khách quan của thị trường nên hạch tốn doanh nghiệp mang tính hình thức, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quan liêu, nóng vội chủ quan duy ý chí. Ngay cả trong thời kỳ đổi mới thì thành phần kinh tế này vẫn hoạt động chưa hiệu quả, do chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và thực tế, thái độ lao động của doanh nghiệp nhà nước cịn mang tính ỷ lại, nên năng xuất lao động không cao.

- Do sự yếu kém của đội ngũ cơng nhân, của cán bộ quản lý và trình độ cơng

nghệ. Sự yếu kém của lực lượng sản xuất còn thể hiện ở kết cấu hạ tầng thấp kém của toàn bộ nền kinh tế cũng như của mỗi doanh nghiệp. Công nghệ lạc hậu dẫn tới hậu quả tất yếu là sản phẩm chất lượng kém, giá thành sản phẩm cao không thể cạnh tranh trên thị trường, vì thế doanh nghiệp chưa có tích lũy nội bộ.

- Trình độ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế và doanh nghiệp còn nhiều yếu kém. Hệ thống chính sách pháp luật quản lý chưa hoàn chỉnh đồng bộ khi còn chồng chéo mâu thuẫn, hiệu lực thực hiện thấp gây khó khăn cho doanh nghiệp. Pháp luật cịn nhiều kẽ hở chồng chéo khơng ổn định sự kém linh hoạt của bộ phận quản lý tài chính, kế tốn, kiểm toán, thanh tra. Nên Nhà nước khơng nắm được thực trạng tài chính hiệu quả của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước chưa xác định rõ quyền lợi trách nhiệm của người lao động, cho nên người lao động khơng có trách nhiệm, khơng quan tâm đến quản lý sử dụng tài sản doanh nghiệp, tình trạng tham nhũng tiêu cực trong doanh nghiệp trở nên phổ biến.

Vì thế việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí nguồn lực quốc gia, sang hình thức cơng ty cổ phần hay tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước là cần thiết để nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp và

23

nền kinh tế.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là đầu tàu trong phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như của cả nước. Trong những năm qua, thành phố đã có những bước tiến ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội, đã phát huy được những lợi thế so sánh và đóng góp quan trọng trong sự phát triển chung của kinh tế cả nước. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương duy nhất có tới 17 Tổng cơng ty hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ, công ty con (Tổng công ty, cơng ty). Để góp phần đưa kinh tế - xã hội của thành phố tăng trưởng cao, bền vững trong thời gian tới, việc tái cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh là một nhu cầu thiết yếu, nhằm tập trung các nguồn lực, phát triển kinh tế với tốc độ cao và ổn định, hiệu quả và bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung cả nước trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Làm việc với thành phố Hồ Chi Minh về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố, ngày 27/5/2014, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị thành phố đẩy nhanh hơn nữa việc sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và mong rằng thành phố đi đầu cả nước trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Là một trong sáu chương trình đột phá về kinh tế - văn hóa - xã hội gắn với tái cấu trúc kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh, chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế đã góp phần tích cực, quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX đề ra. Hiện nay, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đang chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, quyết tâm thực hiện cổ phần hóa xong 30 doanh nghiệp nhà nước trên tổng số 77 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong giai đoạn 2014-2015.

24

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 28 - 31)