Kinh nghiệm về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướ cở một số nước trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 31 - 36)

thế giới

1.3.1. Kinh nghiệm cuả Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu thí điểm cổ phần hố những năm 1980, họ đã gặt hái được một số kinh nghiệm đáng chú ý. Trung Quốc tận dụng triệt để được thời cơ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại bằng cách cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là thực hiện việc đa nguyên hóa, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước khống chế cổ phần. Các công ty cổ phần của Trung Quốc ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thị trường chứng khốn nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng.

Trung Quốc đã thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước một cách sâu rộng bằng cách xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến sự vận hành của doanh nghiệp.

Thay đổi chế độ sở hữu tài sản mà trước đây, Nhà nước ln giữ vai trị độc quyền, để hình thành nên kết cấu đa dạng về quyền sở hữu tài sản trong nội bộ doanh nghiệp, tối ưu hóa kết cấu quản trị doanh nghiệp. Đây là lợi ích căn bản và lâu dài nhất của việc cải cách, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc.

Sự thành cơng của cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc hiệu quả hơn so với Việt Nam là vì Trung Quốc đã đi khá xa chúng ta trên nhiều phương diện quan trọng như tỷ phần kinh tế của khu vực công trên nền kinh tế quốc gia, số doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn được cổ phần hóa tại Trung Quốc cũng diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ năm 1998 và điều này mới chỉ xảy ra rất gần đây tại Việt Nam. Ngồi ra, định chế tài chính quan trọng hỗ trợ cho sự thành cơng của chương trình cổ phần hóa ở Trung Quốc là thị trường chứng khoán ở Trung Quốc cũng phát triển sớm và ổn định hơn ở Việt Nam, hiện chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm quốc gia, trong khi đó thị trường chứng khốn ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ, chưa ổn định.

25

1.3.2. Một số nước khác

Tại mỗi nước khác nhau được hình thành bằng các con đường khác nhau và mức độ cũng khác nhau cụ thể như sau:

Bán các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, kể cả các doanh nghiệp Nhà nước đất, rừng, tài nguyên thuộc về sở hữu của Nhà nước. Điển hình phương thức này là Úc.

Thực hiện cải cách kinh tế nhưng không chấp nhận loại bỏ sở hữu Nhà nước. Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là những nước thực hiện phương thức này.

Chấp nhận xoá bỏ quyền sở hữu Nhà nước. Các nước thực hiện cổ phần hoá theo khuynh hướng này là Philippin và Xrilanca. Người ta cho rằng quyền sở hữu thuộc Nhà nước hay tư nhân không quan trọng họ chỉ cần doanh nghiệp nào mang lại lợi ích thiết thực cho các thành viên trong doanh nghiệp đó là cho các thành viên trong doanh nghiệp đó và xã hội.

Dù còn nhiều khác biệt song các bước tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước ở hầu hết các nước thuộc khu vực này đều có những nét tương đồng.

Lập kế hoạch cổ phần hoá bao gồm: Đánh giá thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp, đề xuất loại hình mà doanh nghiệp thích hợp.

Xem xét các khía cạnh luật pháp những văn bản luật nào liên quan trực tiếp đến loại hình hoạt động của doanh nghiệp. Các hợp đồng mà xí nghiệp đã đăng ký thực hiện chúng đến đâu vấn đề tổ chức và quản lý sản xuất cả trước và sau khi cổ phần hố. Các quan hệ cơng việc, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới hợp đồng công việc. Các vấn đề về vốn kể cả vốn cố định và vốn lưu động, những khoản tín dụng nguồn vốn và khả năng, năng lực sản xuất của doanh nghiệp và các vấn đề liên quan.

Vấn đề cuối cùng là về thuế và vấn đề tài chính cần xử lý doanh nghiệp đã giải quyết đến đâu và cịn những vướng mắc gì.

26

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở một số nước trên thế giới nước ở một số nước trên thế giới

Sự phát triển ồ ạt doanh nghiệp Nhà nước và không xác định được quy mô hợp lý của khu vực này là một gánh nặng cho kế hoạch đầu tư, ở nhiều nước điều này vượt quá sức chịu đựng của nhiều nền kinh tế. Bởi vậy cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là điều không thể tránh khỏi.

Để tiến hành cổ phần hố có hiệu quả ở các nước hầu hết người ta lập các ủy ban cơ quan chuyên trách quốc gia, cơ quan đó phải gồm những người được giao thực quyền.

Hình thức cổ phần hố rất phong phú cách làm nhiều nước rất mềm dẻo dễ chấp nhận trong điều kiện có nhiều giới chức còn e ngại hoặc chống đối. Những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ việc nghiên cứu cổ phần hoá ở các nước trên thế giới để có thể vận dụng vào quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là:

Cổ phần hố phải được nghiên cứu tồn diện. Nó khơng phải là mục đích tự thân mà là một bộ phận trong một chương trình cải cách rộng lớn hơn. Nhằm thúc đẩy bố trí tốt hơn các nguồn lực, khuyến khích cạnh tranh tạo mơi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, phát triển thị trường vốn.

- Việc nghiên cứu thiếu thận trọng các phương án lựa chọn trước khi hành động có thể dẫn đến những sai sót tốn kém nhiều, chương trình bán xí nghiệp mới chỉ chú trọng đến hiệu quả thu hồi trước mắt nhưng lại chưa quan tâm tìm cách bảo đảm tài chính lâu dài.

- Trong trường hợp thị trường vốn chưa phát triển thậm chí cịn yếu kém thì việc cổ phần hoá cần phải thận trọng và phải cụ thể hoá trong chủ trương bán một phần tài sản, điều kiện tài chính là tiên quyết, nếu khơng trong tình trạng nền kinh tế sẽ bất thường. Nhiều nước đã thu hẹp thị trường tài sản của mình bằng cách giới hạn hoặc loại trừ sự tham gia của người nước ngoài xây dựng một chiến lược cổ phần hố và phân loại xí nghiệp quốc doanh là bước cấn thiết để làm sáng tỏ mục tiêu và quan điểm của Đảng và Nhà nước.

27

- Việc cổ phần hoá yêu cầu phải có các cán bộ có trình độ quản lý một chương trình cổ phần hố là cơng việc phức tạp trong khi các quan chức Chính phủ chưa có đầy đủ các năng lực cần thiết. Mặt khác Nhà nước thường ở thế yếu trong thương lượng các xí nghiệp khơng hấp dẫn, lại thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm trong việc bán tài sản. Trong những trường hợp như vậy thường thấy là tài sản bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế của nó. Cuối cùng điều cần phải có là sự cơng khai và lịng tin tưởng của quần chúng đối với chương trình cổ phần hoá.

28

Kết luận chương 1

Sau khi nghiên cứu lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tác giả rút ra một số vấn đề sau:

- Doanh nghiệp nhà nước khơng chỉ đóng vai trị nịng cốt mà còn là lực lượng kinh tế quan trọng để nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được vai trị nói trên, doanh nghiệp nhà nước phải khơng ngừng đổi mới, có nhiều hình thức đổi mới, song cổ phần hóa là khâu trung tâm trong tồn bộ q trình cải cách và cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước.

- Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một hình thức chuyển hóa doanh nghiệp nhà nước từ một chủ sỡ hữu là nhà nước sang các doanh nghiệp có nhiều chủ sỡ hữu dưới hình thức các cơng ty cổ phần. Thực chất đó là q trình bao gồm hàng loạt các biện pháp về kinh tế, tổ chức cả về vĩ mô và vi mô tác động vào doanh nghiệp nhà nước, chuyển chúng thành công ty cổ phần.

- Vì vậy, tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là một việc làm thiết yếu, là một nội dung quan trọng của cơng cuộc đổi mới và cũng là một địi hỏi khách quan để chuyển sang nền kinh tế thị trường dựa trên các động lực của thị trường và vai trò quản lý, định hướng của Nhà nước, tạo ra một mơ hình hữu hiệu, đáp ứng các yêu cầu kinh doanh hiện đại. Đây thật sự là một xu hướng khách quan trong q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta.

- Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành tái cơ cấu kinh tế ở một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những bài học sinh động, quý giá cho q trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở để đi vào phân tích thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

29

Chương 2:

THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

2 Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 1992-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 31 - 36)