Vị trí địa lý, kinh tế-xã hội của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 43 - 44)

2.1. Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướ cở thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2. Vị trí địa lý, kinh tế-xã hội của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành và phát triển. Đây là vùng tiếp nối giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, có tọa độ địa lý 10°10’ - 10° 38’ Bắc và 106°22’ - 106°54’ Đơng. Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh, đơng và Đông bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và một phần giáp Biển Đông với bờ biển dài 15 km, tây và tây nam giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển đông 50 km.

Với vị trí này, thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm giao lưu quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Đồng thời đây cũng là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ ra thế giới, là vị trí kết nối giữa khu vực lục địa và hải đảo của Đông Nam Á với cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Là đầu mối giao thông quan trọng kết nối khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tạo nên vị thế trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế lớn của cả nước.

Diện tích đất tự nhiên của thành phố 209.555 ha, chiếm 0,67% diện tích cả nước. Đơn vị hành chính chia thành 24 quận, huyện; trong đó có 5 huyện ngoại thành là huyện Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ và 19 quận nội thành, với 322 phường, xã. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2014, dân số của thành phố Hồ Chí Minh là 8.088.000 người. Trong đó, dân số quận thành thị là 6.634.000 người, chiếm tỷ lệ 82,02 %, nông thôn là 1.454.000 người chiếm 17,98 %.

37

đóng góp 1/5 tổng sản phẩm cả nước, hơn 1/3 số dự án đầu tư nước ngoài và hơn 1/3 kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế nổi trội về tiềm năng con người giàu tính năng động sáng tạo, nhạy bén với kỹ thuật và công nghệ mới, chiếm ưu thế về lao động lành nghề, cán bộ khoa học cả nước, cả về khoa học tự nhiên, công nghệ và xã hội nhân văn, tầng lớp doanh nhân nhạy bén với thị trường, có mối liên hệ và điều kiện thuận lợi có khả năng nhanh chóng thích nghi với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thu hút mạnh đầu tư bên ngoài.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm cơng nghiệp, thương mại, tài chính, văn hố, khoa học cơng nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế của cả nước. Với tinh thần "cùng cả nước, vì cả nước", phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, đi đầu cả nước trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đi đầu trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế, trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế với thế giới.

Mục tiêu của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 là làm tốt vai trị đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đóng góp ngày càng lớn cho cả nước; từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)