Bài học kinh nghiệm về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của một số NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 25)

Thứ 2 Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu

1.5 Bài học kinh nghiệm về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của một số NHTM

nƣớc ngoài tại Việt Nam

1.5.1 Kinh nghiệm của HSBC

Ngày 01 tháng 01 năm 2009, NH TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) chính thức đi vào hoạt động. Hiện tại HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng. Sản phẩm tài trợ XNK của HSBC phong phú và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mà các ngân hàng nội địa còn bỏ ngỏ như: dịch vụ thanh toán quốc tế trực tuyến, chiết khấu hóa đơn xuất khẩu thanh tốn bằng phương thức ghi sổ, bảo lãnh thanh toán trả trước, bảo lãnh thanh tốn thuế nhập khẩu/VAT.

HSBC có quy trình tài trợ chặt chẽ và rõ ràng dựa trên các tiêu chuẩn quy tắc quốc tế và có tính chun nghiệp rất cao, đồng thời đảm bảo tính hệ thống chặt chẽ, minh bạch. HSBC có hệ thống giám sát nội bộ được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do Tổng giám đốc điều hành và chỉ đạo. Bộ phận giám sát tại chi nhánh làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách quan, hiệu lực và hiệu quả của cơng tác này. Ngân hàng cũng có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động tài trợ thương mại (TTTM) quốc tế, bảo lãnh…

1.5.2 Kinh nghiệm của CitiBank

Việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ khách hàng tiềm năng được ngân hàng rất chú trọng và có kế hoạch săn đón bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng và thực hiện bán chéo sản phẩm. Thông qua việc thực hiện các chính

sách ưu đãi, ngân hàng này chủ động thu hút khách hàng đầu tiên là sử dụng các dịch vụ về tiền gửi, thanh tốn, sau đó đến các dịch vụ tài trợ XNK...

1.5.3 Kinh nghiệm của ANZ

ANZ mở rộng và phát triển khách hàng theo xu hướng thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. ANZ giúp khách hàng xác định các rủi ro mà họ có thể gặp phải và cung cấp những sản phẩm để hạn chế rủi ro đó. Trong mọi trường hợp, ANZ ln có những giải pháp giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro và đảm bảo lợi ích khách hàng.

Trong nghiệp vụ tín dụng tài trợ XNK có liên quan đến các ngân hàng đối tác ở nước ngồi, vấn đề uy tín rất được chú trọng. Các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tận dụng lợi thế mạng lưới và uy tín quốc tế để thực hiện các giao dịch TTTM quốc tế, đặc biệt là các giao dịch bảo lãnh, xác nhận L/C… Đây là một dịch vụ được đánh giá là ít rủi ro và đem lại nguồn thu đáng kể từ phí. Điều này một lần nữa khẳng định uy tín quốc tế là vấn đề khá quan trọng trong hoạt động tài trợ XNK.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Phát triển hoạt động tín dụng tài trợ XNK giúp các ngân hàng có thế đa dạng trong việc cung cấp các sản phẩm tài trợ cho khách hàng với chất lượng và hiệu quả cao.Từ đó chiếm lĩnh được thị trường khách hàng vững chắc, nâng cao uy tín của mình trong hệ thống NHTM trong nước cũng như quốc tế nhằm tối đa hố được lợi ích kinh tế cho ngân hàng mình.

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa lý luận về nghiệp vụ tài trợ XNK tại các NHTM, trong đó luận văn đã trình bày một cách có chọn lọc cơ sở lý luận chung về tài trợ xuất nhập khẩu, phân tích các loại hình tài trợ XNK, quan niệm chung về phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng của hoạt động tín dụng tài trợ XNK. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích một số nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng tài trợ XNK từ đó có cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ XNK.

Luận văn đã nêu lên một số kinh nghiệm về phát triển hoạt động tín dụng tài trợ XNK của một số ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm để vận dụng vào điều kiện thực tế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT

NAM

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Cơng thƣơng Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)

Q trình hình thành tổ chức bộ máy hoạt động trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: từ tháng 7/1988 đến hết năm 1990

Trong giai đoạn này, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam (tiền thân của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam) chỉ quản lý như một liên hiệp xí nghiệp đặc biệt, các chi nhánh thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập. Đến ngày 14/11/1990, chuyển thành Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng)

Giai đoạn thứ hai: từ tháng 01/1991 đến tháng 09/1996

Sau khi pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực thi hành (tháng 10/1990), theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng Công thương Việt Nam trở thành một NHTM có chức năng kinh doanh tiền tệ. Mơ hình tổ chức kinh doanh được định hình rõ: là một pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có các chi nhánh là các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc.

Ngày 27/03/1993: thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Cơng thương Việt Nam (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN)

Ngày 21/09/1996: thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam)

Giai đoạn thứ ba: từ tháng 9/1996 đến tháng 7/2009

Theo mơ hình Tổng cơng ty Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam được quản lý bởi một Hội đồng quản trị, điều hành bởi Tổng Giám đốc, có các chi nhánh là các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc (chi nhánh cấp I) và các chi nhánh trực thuộc (chi nhánh cấp II)

Ngày 15/04/2008, đổi tên thương hiệu từ Incombank sang Vietinbank.

Ngày 31/07/2008, Vietinbank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 cho hoạt động tín dụng, bảo lãnh và thanh tốn.

Ngày 08/07/2009, cơng bố quyết định đổi tên Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GP-NHNN cấp ngày 03/07/2009.

Giai đoạn thứ tư: từ tháng 7/2009 đến nay

Cổ phần hóa và chuyển đổi thành công sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại cổ phần, trong đó Nhà nước nắm giữ tỷ lệ sở hữu vốn chi phối.

Ngày 27/12/2012, Vietinbank chính thức ký kết bán 20% cổ phần cho Bank of Tokyo Mitsubishi, Tập đồn Tài chính – Ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản.

Tính đến nay, Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng tồn quốc với 1 Trụ sở chính, 1 Sở giao dịch, 3 đơn vị sự nghiệp, 151 Chi nhánh trong nư ớc, 2 Chi nhánh t ại Đức, 2 Chi nhánh t ại Lào và hơn 1.000 phịng/điểm giao dịch trên tồn quốc. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là ngân hàng đạt lợi nhuận và nộp thuế cao nhất ngành Ngân hàng.

Có 9 Cơng ty hạch tốn độc lập là Cơng ty Cho th Tài chính, Cơng ty Chứng khốn Cơng thương, Cơng ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quả n lý Quỹ , Cơng ty Vàng bạc đá q, Cơng ty Cơng đồn, Cơng ty Chuyển tiền tồn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và Bank Star II - Cửa Lò.

Là thành viên sáng lập, là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng , định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

Là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc nền tài chính Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Sứ mệnh: là ngân hàng số một của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp

sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.

Tầm nhìn: Đến năm 2018, trở thành một tập đồn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế.

Giá trị cốt lõi: - Hướng đến khách hàng;

- Hướng đến sự hoàn hảo;

- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại;

- Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp; - Sự tôn trọng;

- Bảo vệ và phát triển thương hiệu;

- Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Triết lý kinh doanh: - An toàn, hiệu quả và bền vững;

- Trung thành, tận tụy, đồn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương;

- Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank.

Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.

Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ln có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực:

 Phát triển nguồn nhân lực

 Phát triển công nghệ

 Phát triển kênh phân phối

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013 2.1.2.1 Quy mô tốc độ tăng trƣởng 2.1.2.1 Quy mô tốc độ tăng trƣởng

Qua hơn 25 năm hoạt động, quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính của Vietinbank ln được duy trì ở mức an tồn và hiệu quả. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, ngân hàng gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất lợi trong môi trường kinh doanh. Đồng thời, các chỉ số chủ chốt của nền kinh tế trong nước và thế giới như lạm phát, lãi suất, tỷ giá, giá vàng... tiếp tục có nhiều biến động tác động

trực tiếp và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Bước sang năm 2013, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, tổng cầu của nền kinh tế cịn yếu, nhiều doanh nghiệp vẫn khó khăn, nợ xấu vẫn còn cao, lãi suất cho vay giảm liên tục.

Trong bối cảnh đó, tồn hệ thống Vietinbank đã nỗ lực vượt qua khó khăn để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh, phát triển an tồn, hiệu quả, hướng tới chuẩn mực và thơng lệ quốc tế.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng,( %) Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Tổng tài sản 367.731 460.420 503.530 576.368 25,21% 9,36% 14,47% Tổng vốn chủ sở hữu 18.201 28.491 33.625 54.075 56,54% 18,02% 60,82% Trong đó: Vốn điều lệ 15.172 20.230 26.218 37.234 33,34% 29,60% 42,02% Tổng nguồn vốn 339.699 420.212 460.082 515.081 23,70% 9,49% 11,95%

Tổng dư nợ cho vay 234.205 293.434 333.356 376.289 25,29% 13,61% 12,88%

Lợi nhuận trước thuế 4.638 8.392 8.168 7.751 80,94% -2,67% -5,11%

Lợi nhuận sau thuế 3.444 6.259 6.169 5.808 81,74% -1,44% -5,85%

ROA 1,5% 2,03% 1,7% 1,4% 35,33% -16,26% -17,65%

ROE 22,1% 26,74 % 19,9% 13,72% 21% -25,58% 31,06%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm tốn Vietinbank 2010 – 2013

Tính đến cuối năm 2011, tổng tài sản của Vietinbank đạt 460.420 tỷ đồng, tăng 25,21% so với năm 2010. Đây là bước tiến vượt bậc của ngân hàng so với những năm trước đó. Bước sang năm 2012, con số này đạt được 503.530 tỷ đồng, tăng 9,36% so với năm 2011. Năm 2013, tổng tài sản lấy lại đà tăng trưởng mạnh và đạt 576.368 tỷ đồng, tăng 14,47% so với năm 2012.

Vốn chủ sở hữu năm 2011 đạt 28.491 tỷ đồng, tăng 56,54% so với năm 2010. Đây cũng là năm mà vốn chủ sở hữu của ngân hàng có tỷ lệ gia tăng cao nhất so với những năm trước đó. Bước sang năm 2012, vốn chủ sở hữu đạt 33.625 tỷ đồng, tăng 18,02% so với năm 2011. Năm 2013, con số này đã tăng lên 54.075 tỷ đồng, tăng 60,82% so với năm 2012 và tiếp tục là ngân hàng có quy mơ tổng tài sản và vốn điều lệ lớn nhất trong khối NHTM Cổ phần.

Để đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, Vietinbank đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua nhiều kênh khác nhau. Từ năm 2008 trở lại đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, Vietinbank luôn cố gắng duy trì quy mô nguồn huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Tính đến năm 2011, tổng nguồn vốn đạt 420.212 tỷ đồng, tăng 23,7% so với năm 2010. Sang năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 460.082 tỷ đồng tăng 9,49% so với cùng kỳ năm 2011 và năm 2013 đạt được 515.081 tỷ đồng tăng tương ứng với tỷ lệ 11,95% so với năm 2012. Tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động (khoảng 80% tổng nguồn vốn). Trong đó, tiền gửi khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đều tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. Tiền gửi và tiền vay từ các ngân hàng khác là nguồn huy động lớn thứ hai và nguồn huy động vốn lớn thứ ba đó là từ Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước.

2.1.2.3 Nghiệp vụ tín dụng

Hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ chốt chiếm khoảng 65 – 70% tổng tài sản của Vietinbank. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản (LAR) có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây xuất phát từ nguyên nhân tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng bị giảm xuống do các ngân hàng thắt chặt cho vay để kiểm soát nợ xấu. Năm 2011, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đạt 293.434 tỷ đồng , tăng 25,29% so với năm 2010. Sang năm 2012, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng đạt 333.356 tỷ đồng, tăng 13,61% so với năm 2011. Tính đến 31/12/2013, dư nợ cho vay đạt 376.289 tỷ đồng, tăng 12,88% so với cuối năm 2012. Cơ cấu dư nợ cho vay của Vietinbank trong những năm gần đây khơng có sự biến động nhiều, chủ yếu cho vay ngắn hạn (chiếm khoảng 60% dư nợ cho vay) và tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 34%); thương mại và dịch vụ (chiếm 32%); xây dựng, bất động sản (chiếm 14%) phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế. Mặt khác, đa dạng hóa danh mục tín dụng theo thành phần kinh tế cũng đã được Ngân hàng chú trọng. Năm 2004, khách hàng truyền thống của Vietinbank chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước (chiếm khoảng 45% dư nợ cho vay). Tuy nhiên, năm 2013 dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước (trong đó bao gồm cả các CTCP

Nhà nước và công ty TNHH Nhà nước) chỉ còn chiếm 40% tổng dư nợ; cá nhân và các thành phần khác chiếm 18%; phần còn lại là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp FDI và tổ chức kinh tế tập thể.

2.1.2.4 Chất lƣợng đầu tƣ

Danh mục đầu tư chứng khốn của Vietinbank tính đến cuối năm 2013 tăng 13,68% so với cuối năm 2012, đạt 86.774 tỷ đồng, trong đó trái phiếu Chính phủ chiếm đến 58% danh mục đầu tư của Ngân hàng. Với lượng trái phiếu Chính phủ lớn như vậy cho thấy độ rủi ro trong danh mục đầu tư của ngân hàng rất thấp và khả năng thanh khoản của ngân hàng luôn được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)