Nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 32)

Thứ 2 Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.1.2.3 Nghiệp vụ tín dụng

Hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ chốt chiếm khoảng 65 – 70% tổng tài sản của Vietinbank. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản (LAR) có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây xuất phát từ nguyên nhân tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng bị giảm xuống do các ngân hàng thắt chặt cho vay để kiểm soát nợ xấu. Năm 2011, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đạt 293.434 tỷ đồng , tăng 25,29% so với năm 2010. Sang năm 2012, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng đạt 333.356 tỷ đồng, tăng 13,61% so với năm 2011. Tính đến 31/12/2013, dư nợ cho vay đạt 376.289 tỷ đồng, tăng 12,88% so với cuối năm 2012. Cơ cấu dư nợ cho vay của Vietinbank trong những năm gần đây khơng có sự biến động nhiều, chủ yếu cho vay ngắn hạn (chiếm khoảng 60% dư nợ cho vay) và tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 34%); thương mại và dịch vụ (chiếm 32%); xây dựng, bất động sản (chiếm 14%) phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế. Mặt khác, đa dạng hóa danh mục tín dụng theo thành phần kinh tế cũng đã được Ngân hàng chú trọng. Năm 2004, khách hàng truyền thống của Vietinbank chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước (chiếm khoảng 45% dư nợ cho vay). Tuy nhiên, năm 2013 dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước (trong đó bao gồm cả các CTCP

Nhà nước và công ty TNHH Nhà nước) chỉ còn chiếm 40% tổng dư nợ; cá nhân và các thành phần khác chiếm 18%; phần còn lại là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp FDI và tổ chức kinh tế tập thể.

2.1.2.4 Chất lƣợng đầu tƣ

Danh mục đầu tư chứng khốn của Vietinbank tính đến cuối năm 2013 tăng 13,68% so với cuối năm 2012, đạt 86.774 tỷ đồng, trong đó trái phiếu Chính phủ chiếm đến 58% danh mục đầu tư của Ngân hàng. Với lượng trái phiếu Chính phủ lớn như vậy cho thấy độ rủi ro trong danh mục đầu tư của ngân hàng rất thấp và khả năng thanh khoản của ngân hàng ln được đảm bảo.

2.1.2.5 Chất lƣợng tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2013 của Ngân hàng ở mức thấp nhất so với các ngân hàng niêm yết và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của ngành, đạt 1% (giảm so với cuối năm 2012). Nguyên nhân do trong năm 2013, toàn hệ thống Ngân hàng tích cực xử lý thu hồi nợ xấu cũng như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi. Mặt khác, ngân hàng còn thể hiện quan điểm thận trọng cũng như khả năng phòng thủ trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu thông qua tỷ lệ bao phủ nợ xấu (Coverage ratio) luôn dao động trong khoảng 70- 80%.

2.1.2.6 Khả năng thanh khoản

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR) của Vietinbank có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Tính đến 31/12/2013, tỷ lệ LDR đạt 103,23%. Việc siết chặt tăng trưởng tín dụng của NHNN, cùng với tốc độ tăng trưởng tiền gửi của Ngân hàng tăng nhanh hơn cho vay là nguyên nhân khiến LDR giảm. Tuy nhiên, ngân hàng còn sử dụng nhiều nguồn khác để huy động và sử dụng vốn. So với các ngân hàng có cùng quy mơ, tỷ lệ LDR của Vietinbank vẫn thuộc mức cao.

2.1.2.7 Khả năng sinh lời

Trong 3 năm gần đây, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Ngân hàng hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của tác động này khiến cho lợi nhuận và tổng thu nhập của Ngân hàng trong

3 năm gần đây có xu hướng giảm. Lợi nhuận sau thuế giảm từ 6.259 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 5.808 tỷ đồng năm 2013. Tổng thu nhập cũng giảm từ 22.374 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 21.781 tỷ đồng năm 2013. Tuy nhiên so với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống, mức giảm lợi nhuận và thu nhập của Ngân hàng vẫn ở mức thấp và vẫn là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận. Cơ cấu thu nhập của Ngân hàng qua các năm chủ yếu từ hai hoạt động chính là thu nhập lãi thuần và thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Trong đó, thu nhập lãi thuần chiếm khoảng gần 85% và thu nhập từ hoạt động dịch vụ khoảng 7%.

Lợi nhuận giảm do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đã

khi

ến cho các chỉ tiêu sinh lời của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. ROA, ROE của ngân hàng trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm. Tính đến 31/12/2013, ROA đạt 1,4% và ROE đạt 13,72%. Theo xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng, Nim của Vietinbank cũng có xu hướng giảm xuống còn 3,62% tại 31/12/2013 do Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng.

Hình 2.1: Biểu đồ NIM, ROA, ROE

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank 2013

2.1.2.8 Hiệu quả hoạt động

ln duy trì ở mức dưới 50% và ở mức thấp so với ngành. Giai đoạn từ 2011-2013, thu nhập có xu hướng giảm qua các năm khiến cho tỷ lệ CIR tăng. Vì vậy, ngân hàng cần phải có những biện pháp nhằm kiểm sốt tốt hơn chi phí hoạt động trong những năm tới.

Trái ngược với tỷ lệ chi phí/thu nhập, tỷ lệ chi phí chung (Overhead ratio) của Ngân hàng lại có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây, từ 1,97% năm 2011 xuống còn 1,72% năm 2013. Đây là điều hợp lý do ngân hàng thực hiện chính sách cắt giảm chi phí theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế

vẫn khó khăn.

Hình 2.2: Biểu đồ Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) và tỷ lệ chi phí chung (Overhead ratio)

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank 2013

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Vietinbank 2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam từ năm 2010 – 2013 2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam từ năm 2010 – 2013

Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO vào tháng 11/2006 đã trở thành sự kiện quan trọng đánh dấu một bước mới cho sự phát triển của nền kinh tế và của hoạt động XNK. Tuy nhiên, năm 2008, nền kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh cuộc suy thoái kinh tế thế giới diễn ra trên quy mơ tồn cầu. Điều đó đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của Việt Nam.

hồi nhẹ, giá nhiều nhóm hàng và nhu cầu thế giới tăng trở lại đã tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hố xuất khẩu của Việt Nam. Nhìn chung, hoạt động XNK năm 2010 tăng cả về quy mô và tốc độ, xuất khẩu hàng hoá đều vượt mức kế hoạch đề ra. Kết quả xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao (25,5%) vượt mức kế hoạch. Với nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc trong nước đã sản xuất được nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2009, mặc dù một số mặt hàng vẫn cịn có mức nhập khẩu cao. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 khoảng 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm 2009.

Bước sang năm 2011, mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhưng tình hình XNK của Việt Nam vẫn khá tích cực. Trong năm, doanh số xuất khẩu đạt 96,3 tỷ đô la Mỹ, gấp 122,8 lần năm 1986 và 6,7 lần năm 2000 và tăng 33,3% so với năm 2010, cao hơn nhiều mức tăng 25,5% của 2010. Giá hàng hóa thế giới tăng là nguyên nhân chính giúp tăng xuất khẩu trong năm 2011. Nhập khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 24,7% so với cùng năm trước, cao hơn mức tăng 20,1% của năm 2010, nguyên nhân chủ yếu cũng là do giá hàng hóa thế giới tăng.

Xuất khẩu năm 2012 tiếp tục phát huy đà tăng trưởng của năm 2011 với nhiều điểm nhấn được ghi nhận tích cực hơn, tạo động lực quan trọng để thúc đẩy và là lực đỡ cho đà suy giảm kinh tế đất nước. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu cả năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 chuyển dịch khá mạnh. Khu vực FDI là đầu tàu xuất khẩu tuy nhiên năm này xuất khẩu chủ yếu thuộc nhóm các mặt hàng gia cơng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép...

Tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 113,79 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2011. Tổng kim ngạch XNK cả nước năm 2012 đạt gần 228,37 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2011. Như vậy, năm 2012 Việt Nam xuất siêu 780 triệu USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là -0,7%.

XNK của Việt Nam trong năm 2013 đã có bước phát triển đáng kể, quy mơ và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hố đều vượt các chỉ tiêu đặt ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm 2013 đạt khoảng 132,13 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch của Quốc hội đề ra (là 126,1 tỷ USD, tăng 10%)

tương đương tăng 17,61 tỷ USD về số tuyệt đối. Mặc dù trong năm, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn như giá xuất khẩu một số mặt hàng giảm, thị trường xuất khẩu tại một số địa bàn bị thu hẹp. Song nhờ thích ứng tốt, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao, vượt mục tiêu đề ra, như: dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện.... Điều này đã phản ánh năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của nền kinh tế ngày càng được mở rộng, cơ cấu hàng xuất khẩu từng bước đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm qua chế biến. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt hơn 132,14 tỷ USD, tăng 16,1% so với nhập khẩu năm 2012, tương ứng tăng 18,35 tỷ USD về số tuyệt đối.

2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietinbank 2.2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại 2.2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietinbank

Cũng như các NHTM khác, hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Vietinbank được điều chỉnh bởi các quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật các TCTD, Luật các công cụ chuyển nhượng, quy chế chiết khấu và và quy trình riêng của Vietinbank về tác nghiệp TTTM, bảo lãnh quốc tế, các quy trình tín dụng liên quan.

Luật các TCTD

Luật các TCTD ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật TCTD ngày 15/06/2004 là văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động các tổ chức tín dụng. Đây là luật chuyên ngành, quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động của TCTD, trong đó có hoạt động tín dụng tài trợ XNK như: cho vay XNK, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng...Luật này quy định khá cụ thể về khái niệm, quyền và nghĩa vụ của ngân hàng và các bên liên quan.

Bộ luật Dân sự

Bộ luật dân sự ngày 16/04 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01 năm 2006 là bộ luật dân sự hiện hành điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó có cho vay, bảo lãnh. Đây là văn bản hiện hành quy định các vấn đề chung nhất về cho vay, bảo lãnh... Các vấn đề liên quan nếu chưa được quy định tại các văn bản pháp luật nào khác thì sẽ được điều chỉnh theo luật này.

Bộ luật dân sự ngày 16/04 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01 năm 2006 có một số quy định liên quan đến bảo lãnh. Tuy nhiên các quy định này chỉ sơ lược không cụ thể, khơng quy định về các hình thức tài trợ khác ngồi bảo lãnh.

Luật các công cụ chuyển nhượng

Luật các công cụ chuyển nhượng ngày 29/11/2005 điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy địi, khởi kiện. Cơng cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này gồm có hối phiếu địi nợ là cơng cụ tài chính được sử dụng trong tài trợ XNK.

Ngoài ra, Vietinbank cũng ban hành các quy trình, quy định liên quan đến TTTM và bảo lãnh quốc tế và quy trình tín dụng liên quan.

2.2.2.2 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietinbank - Các hình thức tín dụng tài trợ nhập khẩu: - Các hình thức tín dụng tài trợ nhập khẩu:

Dựa trên các cơng cụ thanh tốn quốc tế L/C, nhờ thu, bên cạnh các sản phẩm tài trợ dựa trên tài sản đảm bảo thơng thường, Vietinbank cịn cung cấp cho khách hàng nhập khẩu một số hình thức tài trợ khác:

Thứ 1, tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập

Là hình thức tài trợ ngắn hạn cho doanh nghiệp để thanh tốn chi phí nhập khẩu hàng hóa theo các phương thức L/C trả ngay, D/P, T/T trả sau và đảm bảo bằng việc thế chấp chính lơ hàng nhập khẩu đó. Hình thức tài trợ này mang lại một số lợi ích cho khách hàng như: Khách hàng được hỗ trợ vốn kịp thời với phương án kinh doanh nhập khẩu; tài sản đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tế kinh doanh.

Đặc điểm của tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập:

 Đối tượng cho vay: tiền hàng nhập khẩu, cước phí vận chuyển hàng hải, bảo

hiểm lô hàng vận chuyển hàng hải, chi phí thuế (nếu có).

 Phương thức cho vay: Theo món, hạn mức  Loại tiền cho vay: VND, ngoại tệ.

 Số tiền cho vay: tối đa 100% giá trị lô hàng  Thời hạn vay: tối đa 09 tháng.

 Tài sản đảm bảo: Lô hàng nhập khẩu và các tài sản khác theo quy định của

Điều kiện sử dụng

 Hợp đồng ngoại thương thanh toán theo phương thức L/C trả ngay, D/P, TT.  Mức ký quỹ L/C: 0 – 20% giá trị L/C.

 Hàng hóa được mua bảo hiểm trong suốt thời gian vay.

Thứ 2, tài trợ nhập khẩu bằng vốn vay nước ngồi theo hợp đồng khung

Là hình thức tài trợ theo đó dựa trên nguồn vốn ngân hàng nước ngồi cấp cho mình, Vietinbank có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu hàng hóa máy móc thiết bị, dây chuyền cơng nghệ…theo điều kiện cụ thể của từng hợp đồng khung.

Lợi ích: Lãi suất vay theo thỏa thuận, cạnh tranh, có cơ hội được nhận các khoản vay với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường, được tài trợ bằng ngoại tệ với thời hạn dài, tỷ giá bán ngoại tệ cạnh tranh.

Đặc điểm tài trợ:

Điều kiện hàng hoá: Hàng hố nhập khẩu khơng thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và có xuất xứ phù hợp với điều kiện của từng Hợp đồng khung (thường có xuất xứ từ các nước OECD).

Thời hạn vay vốn: Đối với vay vốn để nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng: tối đa là 12 tháng. Đối với vay vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ theo dự án đầu tư tài sản cố định: thời gian vay vốn được xác định phù hợp với dòng tiền của dự án và quy định của từng ngân hàng tài trợ. Loại tiền vay: USD, EUR, ngoại tệ khác.

Trình tự thực hiện:

Hàng năm, Vietinbank tìm kiếm, đàm phán và ký kết hợp đồng khung với các Ngân hàng nước ngoài, trong Hợp đồng khung đó đều có những quy định riêng về hàng hóa nhập khẩu, Ngân hàng thương lượng...

Đánh giá tình hình, phương án vay, hàng hóa nhập khẩu của khách hàng

Đàm phán với ngân hàng tài trợ về việc có chấp nhận cho vay hay ko, mức phí và lãi suất.

Tiến hành ký kết hợp đồng vay vốn cụ thể của Vietinbank với ngân hàng tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)