Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietinbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 37)

Thứ 2 Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Vietinbank

2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietinbank

2.2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietinbank

Cũng như các NHTM khác, hoạt động tín dụng tài trợ XNK tại Vietinbank được điều chỉnh bởi các quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật các TCTD, Luật các công cụ chuyển nhượng, quy chế chiết khấu và và quy trình riêng của Vietinbank về tác nghiệp TTTM, bảo lãnh quốc tế, các quy trình tín dụng liên quan.

Luật các TCTD

Luật các TCTD ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật TCTD ngày 15/06/2004 là văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động các tổ chức tín dụng. Đây là luật chuyên ngành, quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động của TCTD, trong đó có hoạt động tín dụng tài trợ XNK như: cho vay XNK, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng...Luật này quy định khá cụ thể về khái niệm, quyền và nghĩa vụ của ngân hàng và các bên liên quan.

Bộ luật Dân sự

Bộ luật dân sự ngày 16/04 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01 năm 2006 là bộ luật dân sự hiện hành điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó có cho vay, bảo lãnh. Đây là văn bản hiện hành quy định các vấn đề chung nhất về cho vay, bảo lãnh... Các vấn đề liên quan nếu chưa được quy định tại các văn bản pháp luật nào khác thì sẽ được điều chỉnh theo luật này.

Bộ luật dân sự ngày 16/04 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01 năm 2006 có một số quy định liên quan đến bảo lãnh. Tuy nhiên các quy định này chỉ sơ lược không cụ thể, khơng quy định về các hình thức tài trợ khác ngồi bảo lãnh.

Luật các công cụ chuyển nhượng

Luật các công cụ chuyển nhượng ngày 29/11/2005 điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy địi, khởi kiện. Cơng cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này gồm có hối phiếu địi nợ là cơng cụ tài chính được sử dụng trong tài trợ XNK.

Ngoài ra, Vietinbank cũng ban hành các quy trình, quy định liên quan đến TTTM và bảo lãnh quốc tế và quy trình tín dụng liên quan.

2.2.2.2 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Vietinbank - Các hình thức tín dụng tài trợ nhập khẩu: - Các hình thức tín dụng tài trợ nhập khẩu:

Dựa trên các cơng cụ thanh tốn quốc tế L/C, nhờ thu, bên cạnh các sản phẩm tài trợ dựa trên tài sản đảm bảo thơng thường, Vietinbank cịn cung cấp cho khách hàng nhập khẩu một số hình thức tài trợ khác:

Thứ 1, tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập

Là hình thức tài trợ ngắn hạn cho doanh nghiệp để thanh tốn chi phí nhập khẩu hàng hóa theo các phương thức L/C trả ngay, D/P, T/T trả sau và đảm bảo bằng việc thế chấp chính lơ hàng nhập khẩu đó. Hình thức tài trợ này mang lại một số lợi ích cho khách hàng như: Khách hàng được hỗ trợ vốn kịp thời với phương án kinh doanh nhập khẩu; tài sản đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tế kinh doanh.

Đặc điểm của tài trợ nhập khẩu đảm bảo bằng lô hàng nhập:

 Đối tượng cho vay: tiền hàng nhập khẩu, cước phí vận chuyển hàng hải, bảo

hiểm lơ hàng vận chuyển hàng hải, chi phí thuế (nếu có).

 Phương thức cho vay: Theo món, hạn mức  Loại tiền cho vay: VND, ngoại tệ.

 Số tiền cho vay: tối đa 100% giá trị lô hàng  Thời hạn vay: tối đa 09 tháng.

 Tài sản đảm bảo: Lô hàng nhập khẩu và các tài sản khác theo quy định của

Điều kiện sử dụng

 Hợp đồng ngoại thương thanh toán theo phương thức L/C trả ngay, D/P, TT.  Mức ký quỹ L/C: 0 – 20% giá trị L/C.

 Hàng hóa được mua bảo hiểm trong suốt thời gian vay.

Thứ 2, tài trợ nhập khẩu bằng vốn vay nước ngoài theo hợp đồng khung

Là hình thức tài trợ theo đó dựa trên nguồn vốn ngân hàng nước ngồi cấp cho mình, Vietinbank có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho các doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu hàng hóa máy móc thiết bị, dây chuyền cơng nghệ…theo điều kiện cụ thể của từng hợp đồng khung.

Lợi ích: Lãi suất vay theo thỏa thuận, cạnh tranh, có cơ hội được nhận các khoản vay với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường, được tài trợ bằng ngoại tệ với thời hạn dài, tỷ giá bán ngoại tệ cạnh tranh.

Đặc điểm tài trợ:

Điều kiện hàng hoá: Hàng hố nhập khẩu khơng thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và có xuất xứ phù hợp với điều kiện của từng Hợp đồng khung (thường có xuất xứ từ các nước OECD).

Thời hạn vay vốn: Đối với vay vốn để nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng: tối đa là 12 tháng. Đối với vay vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ theo dự án đầu tư tài sản cố định: thời gian vay vốn được xác định phù hợp với dòng tiền của dự án và quy định của từng ngân hàng tài trợ. Loại tiền vay: USD, EUR, ngoại tệ khác.

Trình tự thực hiện:

Hàng năm, Vietinbank tìm kiếm, đàm phán và ký kết hợp đồng khung với các Ngân hàng nước ngoài, trong Hợp đồng khung đó đều có những quy định riêng về hàng hóa nhập khẩu, Ngân hàng thương lượng...

Đánh giá tình hình, phương án vay, hàng hóa nhập khẩu của khách hàng

Đàm phán với ngân hàng tài trợ về việc có chấp nhận cho vay hay ko, mức phí và lãi suất.

Tiến hành ký kết hợp đồng vay vốn cụ thể của Vietinbank với ngân hàng tài trợ sau khi nhận được thông báo giải ngân của Ngân hàng tài trợ, làm thủ tục nhận nợ cho doanh nghiệp. Thời điểm nhận nợ vay của doanh nghiệp là thời điểm

Vietinbank nhận nợ vay với ngân hàng tài trợ. Thông thường lãi suất NHTM cho khách hàng vay = LIBOR/SIBOR + 0.65%

- Các hình thức tài trợ xuất khẩu:

Thứ 3, chiết khấu có truy địi theo các hình thức thanh tốn L/C, nhờ thu, TTR, Tradecard

Vietinbank tài trợ sau khi doanh nghiệp đã giao hàng và thông qua việc chiết khấu có truy địi bộ chứng từ hàng xuất dưới nhiều hình thức thanh tốn. Hình thức chiết khấu có truy địi giúp các doanh nghiệp được bổ sung vốn lưu động nhanh chóng, kịp thời, cải thiện được dòng tiền, đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh, tăng độ thanh khoản của bộ chứng từ, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu. Việc thu tiền từ nước ngoài được chuyển cho các chuyên gia của Ngân hàng - những người có chun mơn rất cao trong việc địi tiền nước ngồi để người xuất khẩu có thể tập trung vào công việc kinh doanh. Người xuất khẩu được ứng trước với số tiền tối đa tới 95% giá trị bộ chứng từ theo L/C, 90% giá trị bộ chứng từ theo DP, 80% giá trị bộ chứng từ theo DA/TTR . Đồng thời qua đó khách hàng có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng cách cấp tín dụng cho người nhập khẩu thông qua việc chấp nhận thanh toán trả chậm. Tuy nhiên khách hàng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành của Vietinbank về chiết khấu và có hợp đồng xuất khẩu thanh toán theo phương thức L/C, nhờ thu, TTR hoặc TradeCard. Đồng thời, người xuất khẩu (đã) được Vietinbank cấp hạn mức tín dụng, L/C quy định: availabel with Vietinbank/any bank và bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình theo L/C trả ngay, DP, L/C trả chậm hoặc DA trả chậm đến 90 ngày, TTr trả ngay sau khi nhận hàng hoặc TTr trả chậm dưới 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.

Thứ 4, TTTM ứng trước theo L/C trả chậm

Là hình thức tài trợ theo đó, Vietinbank thực hiện ứng trước tiền thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình qua Vietinbank theo L/C trả chậm cho khách hàng khi nhận được xác nhận chấp nhận thanh toán của ngân hàng phát hành L/C. Để được tài trợ, khách hàng phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện TTTM ứng trước theo L/C trả chậm của Vietinbank, có mức tín nhiệm cao, hoạt động xuất khẩu phải được theo dõi liên tục, hàng hóa đã được giao và đã có xác nhận chấp nhận thanh toán của ngân hàng phát hành đối với bộ chứng từ giao hàng. Khách hàng có thể được tài trợ

tối đa 80% giá trị L/C xuất khẩu/hoặc Hợp đồng xuất khẩu/hoặc Đơn đặt hàng xuất khẩu (Purchase Order).

Sau khi Vietinbank nhận được hồ sơ từ khách hàng kèm theo chấp nhận thanh tốn bộ chứng từ địi tiền của ngân hàng phát hành, sẽ tiến hành kiểm tra điều kiện thực hiện, thông báo cho khách hàng mức lãi suất và phí tương ứng. Nếu khách hàng chấp nhận, giao dịch sẽ được thực hiện. Tiền thanh toán cho các khoản phải thu theo các L/C xuất khẩu/Hợp đồng xuất khẩu/Đơn đặt hàng xuất khẩu phải được trả trực tiếp cho Vietinbank và dùng để trả nợ cho món vay tài trợ trước xuất khẩu. Tại thời điểm được ứng trước, người xuất khẩu coi như được Vietinbank mua đứt bộ chứng từ xuất khẩu và không phải quan tâm về việc ngân hàng phát hành có thanh tốn đúng hạn hay khơng, tiết kiệm thời gian theo dõi công nợ để tập trung vào sản xuất kinh doanh. Ngồi ra, khơng phải chịu rủi ro quốc gia và rủi ro về mất khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành.

Thứ 5, cho vay hỗ trợ xuất khẩu

Vietinbank đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp trước hoặc sau khi ký hợp đồng xuất khẩu để thu mua, dự trữ, chế biến, sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Đây là hình thức tài trợ đơn giản nhất,đáp ứng tất cả các phương thức thanh toán: L/C, nhờ thu, T/T, CAD; đồng tiền cho vay đa dạng: VND, USD, EUR và các loại ngoại tệ mạnh khác; tỷ lệ tài trợ cao lên đến 85% giá trị hợp đồng với phương thức tài trợ linh hoạt; tài sản đảm bảo linh hoạt: thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ L/C hàng xuất; thế chấp hàng hóa hình thành từ vốn vay; thế chấp các tài sản đảm bảo thông thường khác. Cho vay hỗ trợ xuất khẩu giúp các doanh nghiệp xuất khẩu:

+ Hưởng lãi suất cho vay ưu đãi, phí dịch vụ cạnh tranh và tỷ giá mua bán ngoại tệ theo thị trường và đặc biệt các chương trình tài trợ xuất khẩu ưu đãi của Vietinbank trong từng thời kỳ.

+ Thủ tục đơn giản, nhanh chóng; liên hệ thuận tiện tại tất cả các điểm giao dịch của Vietinbank.

+ Được hưởng các dịch vụ tư vấn của Vietinbank về thị trường xuất khẩu, đối tác nước ngồi, phương thức thanh tốn…

Trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu đồng ý cho người nhập khẩu trả chậm thì khi giao hàng doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhận lại một hối phiếu có thời hạn, là cam kết của người nhập khẩu trả tiền khi đáo hạn. Khi cần vốn tại thời điểm hối phiếu chưa đến hạn, doanh nghiệp xuất khẩu có thể u cầu một khoản tín dụng ngắn hạn bằng cách đem chiết khấu các hối phiếu. Hình thức này rất phổ biến ở các nước vì việc chiết khấu thường dễ dàng và và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu vì ngay khi giao hàng hóa, doanh nghiệp xuất khẩu đã có doanh thu từ hoạt động xuất khẩu để tái đầu tư, sản xuất. Thời hạn vay được tính bằng thời hạn cịn lại chưa đến hạn thanh tốn của hối phiếu. Người hồn trả tiền vay và lợi tức là người có nghĩa vụ trả tiền ghi trên hối phiếu. Cơ sở để xác định giá trị tín dụng này là giá trị của hối phiếu sau khi đã trừ đi giá trị chiết khấu và các khoản phí liên quan.

Lãi suất chiết khấu thường phụ thuộc vào: khả năng thanh toán nhà nhập khẩu, thời hạn thanh toán, giá trị hối phiếu. Do vậy, một ngân hàng lớn với mạng lưới đại lý rộng khắp sẽ có hiểu biết tốt nhất về các nhà nhập khẩu trên toàn thế giới và cung cấp một lãi suất chiết khấu có lợi nhất doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ 7, bao thanh toán

Là việc ngân hàng cấp tín dụng thơng qua việc mua lại hoặc ứng trước có bảo lưu quyền truy địi các khoản phải thu - là khoản tiền doanh nghiệp xuất khẩu được quyền thu từ người nhập khẩu sau khi đã nhận được hàng hóa, dịch vụ từ doanh nghiệp xuất khẩu theo thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Theo đó, Vietinbank sẽ ứng trước đối với các khoản phải thu có thời hạn trả chậm tối đa là 180 ngày, theo phương thức TTr trả chậm, Open account hoặc DA trả chậm.

Sử dụng dịch vụ bao thanh toán, khách hàng sẽ được cung cấp ít nhất 2 trong số các gói sản phẩm sau:

+ Ứng trước cho khoản phải thu

+ Theo dõi, quản lý các khoản phải thu + Thu nợ các khoản phải thu

+ Bảo đảm rủi ro tài chính bên mua

Nghiệp vụ Bao thanh tốn đem lại rất nhiều tiện ích cho nhà xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tiềm lực vốn ít: Được ứng trước sồ tiền tối đa lên tới 90% giá trị khoản phải thu, có thể thu tiền bán hàng về ngay thay vì phải đợi

đến kỳ hạn thanh toán theo hợp đồng; tăng lợi thế cạnh tranh khi chào hàng với các điều khoản thanh tốn trả chậm mà khơng ảnh hưởng đến nguồn vốn sản xuất kinh doanh; tăng được nguồn vốn lưu động; giảm/loại trừ nguy cơ khơng thanh tốn từ Bên nhập khẩu/Bên mua; Tiết kiệm thời gian theo dõi công nợ và chuyển việc thu nợ cho các chuyên gia Ngân hàng để tập trung vào sản xuất kinh doanh; bán được hàng với giá cao hơn theo phương thức L/C, DP.

Tóm lại, việc lựa chọn phương thức tài trợ vốn tùy vào quyết định của từng doanh nghiệp. Phương thức quen thuộc có thể dễ dàng cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nhưng chi phí cao hơn rất nhiều so với các phương thức mới, mà quyết định của ngân hàng phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và phương thức thanh toán. Lựa chọn các ngân hàng lớn, uy tín, mạng lưới đại lý rộng khắp, có khả năng tư vấn sâu về nghiệp vụ sẽ đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội sử dụng các hoạt động tín dụng phù hợp, với giá cả hợp lý nhất.

2.2.2.3 Tình hình tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu Vietinbank từ 2010-2013

Tín dụng tài trợ xuất khẩu

Bảng 2.2 Doanh số và dƣ nợ quá hạn từ hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu 2010-2013

Đơn vị: tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Doanh số tài trợ xuất khẩu 38.124 45.126 52.991 52.264

Cho vay 32.674 36.857 42.381 41.812

Chiết khấu 5.450 8.269 10.610 10.452

Dư nợ quá hạn 135 160 188 183

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank 2010 - 2013

Qua bảng trên cho thấy, doanh số giao dịch xuất khẩu của Vietinbank chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số giao dịch XNK. Doanh số cho vay xuất khẩu cũng như doanh số chiết khấu đều tăng ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2010 doanh số tài trợ xuất khẩu đạt 38.124 tỷ đồng trong đó cho vay tài trợ xuất khẩu là 32.674 tỷ đồng (chiếm 85,7% trong doanh số tài trợ xuất khẩu) và chiết khấu là 5.450 tỷ đồng

2011 có tổng doanh số tài trợ xuất khẩu tăng không nhiều (15%), tuy nhiên doanh số chiết khấu tăng trưởng rất mạnh (34%) so với cùng kỳ, kết quả này đạt được là do Vietinbank đã mở rộng đa dạng cho các hình thức thanh tốn (L/C, nhờ thu, TTR và TradeCard), thủ tục và hồ sơ chiết khấu đơn giản, các quy định về chiết khấu đã được chỉnh sửa của Vietinbank phù hợp với nhu cầu của các khách hàng đảm bảo tính cạnh tranh và cơng tác bán hàng cũng như tư vấn sản phẩm tài trợ xuất khẩu cũng đã được các chi nhánh chú trọng đẩy mạnh tới khách hàng. Năm 2012 doanh số tài trợ xuất khẩu đạt 52.991 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2011. Bước sang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)