Đánh giá chung về thực trạng hoạt động Marketing của Coca-Cola tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing của coca cola tại tây nam bộ (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING

2.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động Marketing của Coca-Cola tạ

Tây Nam Bộ

2.3.1. Những ưu điểm

2.3.1.1. Về thực trạng nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường: Do hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty được thực hiện một năm một lần nên tiết kiệm được chi phí dành cho hoạt động này. Các kết quả đánh giá về thị phần và phân phối cho Công Ty thấy được tồn cảnh về vị trí của mình trong khu vực.

Phân khúc thị trường: Công Ty chia thị trường thành hai phân khúc là thành thị và nông thôn. Cách phân khúc này tạo thuận lợi cho các kế hoạch về Marketing do đơn giản.

Xác định thị trường mục tiêu: Việc xác định thị trường mục tiêu gồm thành thị là tám thành phố chính và khu vực nơng thơn bao gồm các huyện tạo thuận lợi cho Công Ty trong việc tập trung các nguồn lực.

Sản phẩm: Coca-Cola đang kinh doanh tại Tây Nam Bộ một danh mục sản phẩm tương đối đa dạng. Chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn toàn cầu và được đa số người tiêu dùng tin tưởng.

Giá cả: Chính sách định giá cộng chi phí đảm bảo cho Cơng Ty đạt được các mục tiêu về lợi nhuận. Chiến lược giá hỗn hợp giúp Công Ty định giá phù hợp trên từng chủng loại sản phẩm.

Phân phối: Các chính sách về phân phối hiện tại giúp Công Ty tiết kiệm được các chi phí cho các trung gian phân phối qua việc không thiết lập kênh bán hàng trực tiếp, hạn chế đầu tư cho các Nhà Phân Phối và khơng có chính sách chiết khấu cho các đại lý.

Chiêu thị: Các hoạt động dùng thử sản phẩm đã mang lại cho Công Ty những khách hàng mới ở các khu vực được tiến hành.

2.3.2. Những hạn chế

2.3.2.1. Về thực trạng nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường: thực trạng cho thấy việc phân chia phân khúc thị trường để nghiên cứu chưa phù hợp, thời gian nghiên cứu một năm là tương đối dài so với những diễn biến của thị trường, đặc biệt là về hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường chủ yếu nhằm đánh giá về thị phần và phân phối mà chưa có hoạt động nghiên cứu tìm hiểu các nhu cầu mới của khách hàng để dự báo cho tương lai, chưa có nghiên cứu đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của Cơng Ty và chưa có đánh giá về hoạt động của đối thủ cạnh tranh.

Phân khúc thị trường: Với cách phân khúc thị trường đang tiến hành, Công Ty không biết được các đặc điểm của các đối tượng khách hàng khác nhau trong cùng một phân khúc theo khu vực địa lý.

Xác định thị trường mục tiêu: việc xác định thị trường mục tiêu chỉ bao gồm tám thành phố TP. Cần Thơ, TP. Tân An, TP. Mỹ Tho, TP. Cao Lãnh, TP. Rạch Giá, TP. Long Xuyên, TP. Sóc Trăng, TP. Cà Mau là khu vực thành thị và các huyện thuộc tỉnh là khu vực nơng thơn cần tập trung dẫn đến cịn nhiều thành phố,

thị xã khác có cùng các đặc điểm của khu vực thành thị như tám thành phố trên đã bị bỏ sót.

2.3.2.2. Về thực trạng hoạt động Marketing

Sản phẩm: so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong khu vực, về chủng loại sản phẩm của Coca-Cola đang kinh doanh tại Tây Nam Bộ đang bị thiếu các nhóm sản phẩm trà, nhóm sản phẩm bổ sung Vitamin và nhóm sản phẩm hương Citrus. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng thiếu các sản phẩm thuộc nhóm sữa đậu nành, nhóm nước yến và nhóm nước uống có bổ dung Collagen. Ngồi ra, kết quả khảo sát người tiêu dùng cũng cho thấy, cịn một nhóm tương đối lớn khách hàng vẫn chưa thỏa mãn với sản phẩm của Công Ty về màu sắc, mùi vị, mẫu mã bao bì.

Giá cả: phân tích giá cả so sánh giữa Coca-Cola và đối thủ cho thấy hầu hết các sản phẩm của Cơng Ty có giá cao hơn so với đối thủ của mình. Trong một khu vực mà người dân có thu nhập trung bình thấp, thì rõ ràng đây là một bất lợi cho Cơng Ty.

Phân phối: phân tích kênh phân phối cho thấy, Coca-Cola bị thiếu hụt kênh bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. So sánh số lượng Nhà Phân Phối với đối thủ cạnh tranh chính cho thấy, Cơng Ty có hạn chế so với đối thủ của mình về việc bao phủ thị trường do có số lượng Nhà Phân Phối ít hơn. Cơng ty cũng chưa có chính sách để khuyến khích các trung gian phân phối là Đại lý. Các chính sách về chia tuyến bán hàng và thế chân vỏ chai cũng còn nhiều hạn chế cần phải điều chỉnh.

Chiêu thị: qua kết quả khảo sát ý kiến người tiêu dùng, có thể thấy các hoạt động chiêu thị của Coca-Cola như quảng cáo, khuyến mãi và quan hệ công chúng hầu như là chưa đạt được mục tiêu thúc đẩy người tiêu dùng sản phẩm của Cơng Ty.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Hoạt động nghiên cứu thị trường: Coca-Cola đang nghiên cứu thị trường Tây Nam Bộ với việc lấy Cần Thơ làm đại đại diện cho khu vực thành thị và các thành phố/ thị xã thuộc tỉnh làm đại diện cho khu vực nông thôn. Hoạt động nghiên cứu thị trường được thực hiện định kỳ hàng năm nhằm mục tiêu chủ yếu đánh giá về thị phần và phân phối.

Hoạt động phân khúc thị trường: Công Ty chọn phân khúc thị trường khu Tây Nam Bộ theo địa lý. Thị trường Tây Nam Bộ được chia thành hai phân khúc: thành thị và nông thôn.

Hoạt động xác định thị trường mục tiêu: Coca-Cola xác định thị trường mục tiêu của mình tại Tây Nam Bộ có hai phân khúc cần tập trung: phân khúc thành thị bao gồm tám thành phố và khu vực nông thôn bao gồm các huyện.

Hoạt động sản phẩm: Coca-Cola đang kinh doanh chín nhãn hàng tại Tây Nam Bộ. So với các đối thủ chính của mình, tại ku vực này, Cơng Ty đang thiếu các sản phẩm trong nhóm trà, nhóm nước uống bổ sung Vitamin và nước uống hương citrus.

Hoạt động giá cả: So với đối thủ chính của mình là Pepsico, Coca-Cola có mức giá bán các sản phẩm tại Tây Nam Bộ cao hơn ở hầu hết các nhóm sản phẩm. Chỉ có một số nhóm sản phẩm là thế mạnh của Pepsico như nước tăng lực hay nước đóng chai thì Pesico có giá cao hơn.

Hoạt động phân phối: Coca-Cola bán hàng tại Tây Nam Bộ chỉ thông qua các trung gian phân phối mà khơng có kênh bán hàng trực tiếp. Số lượng Nhà Phân Phối ít hơn so với Pepsico tại khu vực này, chính vì vậy khả nang bao phủ sản phẩm của Công ty bị hạn chế hơn so với đối thủ. Bên cạnh đó, một số chính sách của Cơng Ty như chính sách thưởng cho Nhà Phân Phối, chính sách cho đại lý, chính sách chia tuyến bán hàng còn nhiều hạn chế cần phải điều chỉnh.

Hoạt động chiêu thị: Tại Tây Nam Bộ, Coca-Cola sử dụng các loại hình quảng cáo như quảng cáo trên truyền hình, báo, đài, bảng quảng cáo,… để tiếp cận

người tiêu dùng. Cơng Ty cũng sử dụng các chương trình khuyến mãi như bật nắp tìm mã số để nhắn tin trúng thưởng, phát hàng mẫu đến nhà khách hàng một số khu vực. Cơng Ty cũng có các hoạt động như tổ chức các chương trình âm nhạc và các chương trình hội nghị khách hàng.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO COCA-COLA TẠI TÂY NAM BỘ

Chương 2 đã tìm hiểu khái quát về thị trường và kết quả hoạt động kinh doanh của Coca-Cola tại Tây Nam Bộ. Chương 2 cũng đã tìm hiểu thực trạng hoạt động thị trường và hoạt động Marketing của Cơng Ty tại khu vực này. Từ đó cho thấy những ưu điểm và hạn chế mà Công Ty gặp phải. Tiếp theo đây, sẽ xem xét các giải pháp nhằm góp phần cải thiện hoạt động Marketing của Coca-Cola tại khu vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing của coca cola tại tây nam bộ (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)