Hình thức kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kênh phân phối của công ty cổ phần thiết bị bách khoa computer (Trang 30 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.6 Hình thức kênh phân phối

1.6.1 Bán lẻ

Bán lẻ là tất cả các sản phẩm bao gồm việc bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho khách hàng cuối cùng vì mục tiêu tiêu dùng cá nhân. Các thành viên tham gia hoạt động này là những nhà bán lẻ hay cửa hàng bán lẻ của nhà sản xuất. Công việc bán lẻ thường được thực hiện thông qua con người, thư tín, điện thoại hay máy bán hàng tự động ở các cửa hàng trên đường phố hay tận nhà người tiêu dùng.

Chu kỳ tồn tại của sản phẩm Mạng lưới phân phối

Giới thiệu Cần xây dựng nhưng chưa cần phát triển

Phát triển Cần mở rộng, quan tâm đến lực lượng bán hàng Bảo hòa Cần giảm bớt địa điểm, khu vực cửa hàng khơng có

hiệu quả.

Suy thối

Cần giảm tồn bộ cửa hàng không hiệu quả chỉ để lại một vài cửa hàng có hiệu quả và đầu tư với quy mơ nhỏ cho nó phát triển.

Quyết định Marketing bán lẻ bao gồm: quyết định thị trường mục tiêu, quyết định mặt hàng và dịch vụ, quyết định giá cả, quyết định yểm trợ , quyết định địa điểm tiêu thụ.

1.6.2 Bán Buôn

Bán buôn gồm những hoạt động bán sản phẩm và dịch vụ cho việc bán lại và cho kinh doanh, là hình thức mua sản phẩm từ nhà sản xuất và bán lại cho bán lẻ, cho khách hàng công nghiệp và cho các nhà buôn khác. Bán buôn đạt hiệu quả cao nhờ vào việc hoàn thiện một hoặc nhiều chức năng kênh phân phối như: mua và bán yểm trợ, mua và xây dựng mặt hàng, phân lô hàng, tồn kho, chuyên chở, tài chính, chia sẻ rủi ro, thơng tin thị trường, quản trị dịch vụ và cố vấn.

Quyết định Marketing bán buôn bao gồm: quyết định thị trường mục tiêu, quyết định mặt hàng dịch vụ, quyết định yểm trợ, quyết định địa điểm bán hàng.

1.6.3 Người nhà phân phối

Đây là loại hình kinh doanh làm chức năng trung gian trong q trình vận động của hàng hóa. Nhà phân phối khơng có quyền sở hữu hàng hóa mà chỉ thực hiện việc phân phối, tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp và nhận được lợi ích thơng qua tỷ lệ hoa hồng do hai bên thỏa thuận.

Trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các nhà phân phối làm nhiệm vụ tiêu thụ hàng cho doanh nghiệp chứ không phải là nhà phân phối cho các nhà bán buôn.

Giữa nhà phân phối và doanh nghiệp phải cùng nhau ký kết hợp đồng nhà phân phối. Trong hợp đồng quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình phân phối đòi hỏi phải lựa chọn đúng đắn các nhà phân phối.

1.6.4 Người tiêu dùng

Đây là người sử dụng sản phẩm mua được vào việc thỏa mãn nhu cầu của họ. Người tiêu dùng là mục tiêu và cũng là đích của người sản xuất phải hướng tới. Việc nắm bắt chính xác nhu cầu của người tiêu dùng cũng như dự báo chính xác nhu cầu trong tương lai là điều kiện quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.

1.6.5 Tầm quan trọng của trung gian trong phân phối

Việc ra đời các trung gian thực hiện chức năng phân phối sản phẩm đã giúp cho các doanh nghiệp chuyên mơn hóa hoạt động sản xuất của mình, mặc dù họ mất đi quyền kiểm soát và sở hữu hàng hóa nhưng việc sử dụng các trung gian có những ưu điểm sau:

Phân phối hàng hóa rộng khắp, đưa hàng hóa đến thị trường mục tiêu nhờ mạng lưới của trung gian thay vì nhà sản xuất phải phân phối trực tiếp.

Giảm bớt lượng tồn kho, chuyển giao hàng hóa qua kho các trung gian, tiết kiệm chi phí lưu kho.

Giúp các doanh nghiệp điều hịa cung cầu hàng hóa, giảm khoảng cách về địa lý giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Hỗ trợ nghiên cứu Marketing cho nhà sản xuất. Nhờ sự gần gũi với thị trường, họ có khả năng thấu hiểu rất tốt những đặc trưng và nhu cầu khách hàng.

Hỗ trợ nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu đa dạng đơn lẽ của khách hàng. Giảm thiểu số lượng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kênh phân phối của công ty cổ phần thiết bị bách khoa computer (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)