1.5. Kinh nghiệm hoàn thiện khung quản lý RRTD của một số NHTM trên thế giớ
1.5.1. Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB)
Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của KDB được thể hiện qua năm nội dung cơ bản: (i) Chiến lược và khẩu vị rủi ro; (ii) Mơ hình quản lý rủi ro; (iii) Hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Hệ thống kiểm sốt rủi ro tín dụng.
Trong đó, nội dung nổi bật là Mơ hình quản lý rủi ro, KDB xây dựng lộ trình hướng tới mơ hình quản lý rủi ro hiện đại với từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 của quản lý rủi ro tín dụng là tuân thủ các nguyên tắc quản lý theo Basel II bằng việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính tốn ba cấu phần PD – xác suất khách hàng không trả được nợ, LGD - tỷ lệ tổn thất dự kiến (%) trong trường hợp khách hàng không trả được nợ và EAD – số dư nợ rủi ro. Dựa trên kết quả tính tốn PD, LGD và EAD, các ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản lý rủi ro tín dụng trên nhiều phương diện, mà ứng dụng đầu tiên là tính tốn, đo lường rủi ro tín dụng thơng qua EL – tổn thất dự kiến và UL – tổn thất ngoài dự kiến tại cấp độ một khách hàng cụ thể:
Tuy nhiên, việc đo lường, tính tốn vốn tối thiểu cần duy trì để bù đắp rủi ro cho các khoản vay không chỉ dừng lại ở những khoản vay đơn lẻ mà cịn tính đến rủi ro của cả danh mục tín dụng.
Giai đoạn 2: là quản lý rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELp) và ngoài dự kiến (ULp) của cả danh mục đầu tư dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức độ tập trung của cả danh mục.
Giai đoạn 3: Ngân hàng có thể quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rủi ro tương ứng. Khi các thước đo rủi ro tín dụng là EL và UL đã được lượng hóa, ngân hàng có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phương châm “rủi ro cao, lợi nhuận cao; rủi ro thấp, lợi nhuận thấp” qua cơ chế tính giá bù đắp rủi ro.
Giai đoạn 4: Cao hơn việc quản lý vốn kinh tế và định giá khoản vay theo rủi ro,
ngân hàng hướng tới việc quản lý rủi ro danh mục tín dụng chủ động (ACPM – Active credit portfolio management) thay vì quản lý rủi ro danh mục một cách thụ động bằng cách xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỹ tín dụng và chứng khốn hóa khoản vay (Credit Treasury and Securitization).
Giai đoạn 5: Mơ hình tồn diện nhất mà ngân hàng đạt được là quản lý rủi ro trên cơ sở giá trị (Value-based management - VBM). Khi đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác định, giúp cho công tác quản lý rủi ro được hiệu quả, chính xác.