Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB
Số liệu ở bảng trên đã thể hiện rõ, ACB có kết cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế đa dạng, nhiều ngành nghề, trong đó ACB ưu tiên cho vay các ngành kinh tế như dịch vụ cá nhân và cộng đồng, thương mại, sản xuất và gia công chế biến,... Đứng đầu trong số
ngành có tỷ trọng dư nợ cao luôn là ngành dịch vụ cá nhân và cộng đồng (luôn ở mức tỷ trọng trên dưới 40%), sau đó là ngành thương mại (ln ở mức trên dưới 30%) và ngành sản xuất và gia công chế biến (xấp xỉ mức 15%). Tỷ trọng này được đánh giá là khá phù hợp trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay và giúp thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề kinh tế quan trọng của đất nước như thương mại, sản xuất, chế biến. Ngoài ra, ACB cũng hạn chế cho vay các ngành nghề có rủi ro cao như kinh doanh bất động sản – ngành hiện đang khó khăn và đóng băng vì những biến động, suy thối của nền kinh tế (tỷ trọng cho vay xấp xỉ mức từ 1% - 2%).
Ngoài ra, những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro và phát sinh nợ xấu cao hiện nay của ACB như ngành vận tải, vật liệu xây dựng, đóng tàu, thủy sản cũng được ACB hạn chế cho vay.
Kết cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp:
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu Dư nợ 2010 Tỷ lệ Dư nợ 2011 Tỷ lệ Dư nợ 2012 Tỷ lệ Dư nợ 2013 Tỷ lệ Doanh nghiệp nhà
nước 4,932 5.7% 3,237 3.17% 3,185 3.1% 2,626 2.47%
Cty CP, cty TNHH, DNTN
48,642 56.1% 61,531 60.4% 53,497 52.5% 57,044 53.7% Cty Liên Doanh 389 0.45% 501 0.49% 306 0.3% 536 0.5% Cty 100% vốn nước ngoài 205 0.24% 807 0.8% 468 0.46% 390 0.37% Hợp tác xã 21 0.02% 19 34.3% 27 0.02% 36 0.03% Cá nhân và các KH khác 32,459 37.5% 35,801 1.86% 44,349 43.5% 45,547 42.9% Tổng cộng 86,648 100% 101,898 100% 101,832 100% 106,179 100%