.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn 2010 – 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 45 - 47)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB

Theo số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giai đoạn năm 2010 – 2013 ở bảng trên, ta có thể thấy có một sự biến động lớn về tình hình hoạt động kinh doanh của ACB trong năm 2012. Năm 2010 – 2011, các chỉ tiêu tài chính của ACB đều tăng, cụ thể tổng tài sản tăng 37% từ 205,103 tỷ đồng năm 2010 đến 281,019 tỷ đồng năm 2011, vốn chủ sở hữu tăng 5,12%, lợi nhuận trước thuế tăng từ 3,102 tỷ đồng năm 2010 đến 4,202 tỷ đồng năm 2011 tương đương 35,46%, theo đó các chỉ số ROA, ROE đều ở mức tốt. Điều này cho thấy hoạt động và quản trị của ACB vẫn rất vững mạnh trong tình hình kinh tế tương đối khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, bước qua năm 2012, ACB có một sự biến động giảm mạnh ở các chỉ số tài chính và kéo dài sự suy giảm sang năm 2013. Cụ thể, tổng tài sản của ACB giảm mạnh ở mức 37.26% so với năm 2011 và giảm tiếp 5.5% ở năm 2013 còn ở mức 166,599 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế giảm mạnh ở năm 2012 (75.17%) và giảm tiếp 0.67% vào năm 2013; các chỉ số ROA và ROE giảm mạnh vào năm 2012, đặc biệt chỉ số ROE giảm 75.6% vào năm 2012. Nguyên nhân chính của sự biến động lớn trong hoạt động kinh doanh năm 2012 một phần là do môi trường kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực của kinh tế tài chính tồn cầu dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu của ngành Ngân hàng tăng cao và do các chính sách quản lý thắt chặt của NHNN về hoạt động kinh

doanh vàng và ngoại hối, việc mở rộng mạng lưới của NHTM cũng bị hạn chế. Ngoài ra, kết quả hoạt động kinh doanh của ACB giảm mạnh so với năm 2011 là do nguồn thu nhập chính của ngân hàng bị co hẹp, biên sinh lời giảm, chi phí trích lập dự phòng tăng. Hơn nữa, còn một nguyên nhân quan trọng nữa là Bầu Kiên – thành viên Hội đồng sáng lập của ACB bị bắt vào tháng 8/2012 (sự kiện tháng 8/2012) vì có liên quan đến các tội danh kinh tế dẫn đến uy tín của ACB cũng bị giảm mạnh.

Về huy động: Công tác huy động vốn của ngân hàng là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Muốn mở rộng hoạt động của mình thì ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn, vì thế bất kỳ ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến hoạt động này. Vấn đề đặt ra là phải huy động được nguồn vốn đa dạng với giá rẻ để đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng.

Đơn vị: tỷ đồng 183.132 234.503 159.500 150.988 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 2.1. Mức huy động vốn qua các năm 2010 - 2013

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB

Nhìn chung trong giai đoạn 2010 -2013, mức huy động cao nhất của ACB là vào năm 2011 với tổng vốn huy động là 234,503 tỷ đồng. Năm 2012 và năm 2013 vốn huy động liên tục giảm xuống còn 159,500 (tương đương với mức giảm 32% so với năm 2011) vào năm 2012 và còn 150,998 tỷ đồng (tương đương với mức giảm 5.3% so với năm 2012). Nguyên nhân chính của việc sụt giảm nguồn vốn huy động của ACB trong năm 2012 và năm 2013 là do các nguyên nhân đã nêu ở trên, ngoài ra

trong năm 2012, ACB triệt để tất toán trạng thái vàng tài khoản, chấm dứt huy động vốn bằng vàng cũng là lý do gây ra sự sụt giảm trong nguồn vốn huy động.

Về tín dụng: Đối với hoạt động tín dụng, ACB hầu như đạt mức độ tăng trưởng khá nhanh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2011 và có dấu hiệu tăng chậm lại và ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013 – giai đoạn đầy khó khăn và biến động của nền kinh tế nói chung và ACB nói riêng, đây là kết quả đáng khích lệ của ACB, cho thấy ACB vẫn có khả năng trụ vững trước những sóng gió của nền kinh tế.

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 2.2. Tổng dư nợ cho vay qua các năm 2010 -2013

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB

Về thu nhập:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Thu nhập lãi thuần 4,174 6,608 6,871 4,386

Thu nhập ngoài lãi 1,319 1,039 (1,036) 1,263

Tổng thu nhập 5,493 7,647 5,835 5,650

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)